K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2019

I. Phần văn bản

1) Tác giả , tác phẩm :

- Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch).

- Phò giá về kinh (TQK).

- Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).

- Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

- Rằm thng ging(Hồ Chí Minh).

- Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Tri Chương).

- Bạn đến chơi nhà (NK).

- Buổi chiều đứng ở PTT trơng ra(TrầnNhân Tông).

- Bi ca Cơn Sơn ( NT)

- Bánh trôi nước (HXH)

- Qua đèo Ngang( BHTQ)

2) Nội dung, tư tưởng, tình cảm của một số tác phẩm :

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá: Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.

- Qua đèo Ngang: Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ.

- Ngẫu nhiên viết về buổi mới về quê: Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.

- Sông núi nước Nam: Ý thức độc lập, tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.

- Tiếng gà trưa: Tình cảm gia đình, quê hương qua những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ.

- Bài ca côn sơn: Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.

- Tĩnh dạ tứ: Tình yêu quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng.

- Cảnh khuya: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong cách ung dung, lạc quan.

3) Thể thơ:

- S/phút chia ly: S/thất lục bát.

- Qua Đèo Ngang: Thất ngơn bát cú Đường luật.

- Bài ca côn sơn: Lục bát.

- Tiếng gà trưa: Thơ 5 tiếng (ngũ ngôn).

- Phò giá về kinh: Thơ ngũ ngơn tứ tuyệt

- Sông núi nước Nam: Thơ Thất ngơn tứ tuyệt

- Bài ca nhà tranh bị gió thu phá:Thơ cổ thể

- chết đuối bám được cọc

- bụi bám vào quần áo

à Các nghĩa của từ “bám” có liên quan với nhau.

9. Thành ngữ:

- Vai trò cú pháp của thành ngữ?

10. Điệp ngữ

- Điệp ngữ có mấy dạng? Tác dụng

11. Chơi chữ

- Tìm một số VD về chơi chữ

- Các lối chơi chữ thường gặp

III. Phần tập lm văn

1. Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn biểu cảm

- Văn miêu tả: Nhằm tái hiện lại đối tượng (người, cảnh, vật) à người học cảm nhận được nó.

- Văn biểu cảm: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người viết.

2. Sự khác nhau giữa văn tự sự và văn biểu cảm

- Văn tự sự: kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc.

- Văn biểu cảm: Yếu tố tự sự chỉ là cái nền để bộc lộ cảm xúc, dựa vào các sự việc để nêu cảm nghĩ.

3. Vai trò, nhiệm vụ của tự sự miêu tả trong văn biểu cảm

- Đóng vai trò làm giá đỡ cho tác giả bộc lộ tình cảm à cảm xúc. Thiếu tự sự, miêu tả thì đoạn văn sẽ mơ hồ, không cụ thể.

4. Cch lập ý bi văn biểu cảm

* Thực hiện qua các bước

- Tìm hiểu đề , tìm ý

- Lập dàn bài

- Viết bài

- Đọc lại và sửa chữa.

Đề bài “Cảm nghĩ mùa Xuân”

* Tìm ý và sắp xếp ý:

- Mùa xuân đem lại cho mỗi người một tuổi trong đời.

- Mùa xuân là mùa đâm chồi, nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của muôn loài.

- Là mùa nở đầu cho một năm, một kế hoạch, một dự định.

à Đem lại nhiều suy nghĩ cho em về mình, về mọi người xung quanh.

5. Các biện pháp tu từ thường gặp trong văn biểu cảm

- So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.

- Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với ngôn ngữ thơ.

* Một số dn bi của đề văn biểu cảm

Đề: Cảm nghĩ về lồi cy m em yu thích nhất

Dn bi:

a. Mở bài: Giới thiệu loài cây và lý do mà em yêu thích.

b.Thn bài:

- Miêu tả những nét nổi bật của cây, nêu cảm xúc của em.

- Nêu những đặc điểm , phẩm chất, tính chất của cây.

- Ích lợi của cây trong cuộc sống con người, trong cuộc sống của em.

- Kểlạinhữngk/ niệm của em với cây.

- Những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của em trong từng ý+ Tả chi tiết hình ảnh của cây đ̉ khu gợi cảm xúc

c. Ḱt bài: Tình cảm của em đối với lồi cy

Đề. Cảm nghĩ về thầy, cô giáo, những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.

* Dàn bài:

a. MB: -Giới thiệuthầy (cô)em yêu quý? (thầy (cô) nào? Dạy lớp? Trường?)

- Lí do em yêu quý

b. TB:

- Tả sơ lược về hình dáng, tính cách của thầy (cô) giáo.

- Vì sao em yêu, quý và nhớ mãi? (giọng nói, cử chỉ, sự chăm sóc, lo lắng, vui mừng …)

- Kể một vài kỷ niệm về thầy (cô) đối với em, với lớp.

c. KB: Khẳng định lại tình cảm của em đối với thầy (cơ)

Đề . Cảm nghĩ về tình bạn.

* Dàn bài:

a. MB: - Giới thiệu người bạn mà em yêu quý (bạntên gì? học lớp nào? ở đâu)

- Lí do yu quí

b. TB: - Tả sơ lược hình dáng, tính tình của bạn.

- Ở bạn có những nét gì đáng yêu làm em nhớ mãi?

- Tình bạn giữa em và bạn như thế nào ? (chơi thân với nhau, hết lòng vì nhau).

- Kể những kỷ niệm đáng nhớ giữa em và bạn.

c. KB. C/nghĩ về tình bạn

Đề: cảm xúc về vườn nhà.

* Dàn bài:

a) MB: Giới thiệu vườn và tình cảm đối với vườn nhà.

b) TB: Miêu tả vườn, lai lịch vườn.

- Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình.

- Vườn và lao động của cha mẹ.

- Vườn qua bốn mùa.

c) KB: Cảm xúc về vườn nhà.

Chúc Hữu Thịnh Trần thi tốt nha ^^

12 tháng 10 2017

Văn Như Cương (01/07/1937 - 09/10/2017)[1] là một nhà giáo Việt Nam, nhà biên soạn sách giáo khoa phổ thông và giáo trình đại học bộ môn hình học, Ủy viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam. Ông là một Tiến sĩ toán học (bảo vệ thành công luận án tiến sĩ năm 1971 tại Liên bang Xô Viết) được phong học hàm Phó giáo sư[2][3].

Ông là người thành lập và hiệu trưởng (1989-2014) trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam[4] là trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh, Hà Nội.

  • Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề dạy học chữ Hán (đồ Nho) tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
  • Năm 1954, học xong phổ thông, ông ra Hà Nội học khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, ông trở thành cán bộ giảng dạy tại trường.
  • Ông làm nghiên cứu sinh ngành toán học tại Viện Toán học Steklov,Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ Toán học vào năm 1971. Luận văn của ông có nhan đề là (Các phân hoạch liên tục không chiều của không gian Euclide) được hướng dẫn bởi Giáo sư Lyudmila Keldysh một nhà Tô-pô Hình học nổi tiếng, là mẹ của nhà Toán học Sergei Novikov, người dành giải thưởng Fields năm 1970.
  • Sau khi về nước ông làm giảng viên, công tác tại bộ môn Hình học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh. Tuy nhiên ông không còn tiếp tục theo đuổi các nghiên cứu của mình.
  • Năm 1989, ông mở trường Lương Thế Vinh, trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam từ khi Đổi mới.
  • Ông chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại họcvề chuyên ngành hình học. Ông là tác giả bộ sách giáo khoa hình học phổ thông (chương trình nâng cao) của Việt Nam. Ông là thành viên Hội đồng giáo dục quốc gia Việt Nam.
  • Ông được Chính phủ công nhận chức danh Phó giáo sư.
  • Ông dành nhiều tâm huyết với việc kết nối dòng họ Văn Việt Nam, tại đại hội đại biểu họ Văn toàn quốc lần thứ nhất 2012 tại thành phố Huế ông được tín nhiệm cử làm chủ tịch Hội đồng họ Văn Việt Nam khóa 1 (2012-2017).
  • Ông qua đời vào 0 giờ 27 phút ngày 09/10/2017 sau 3 năm chống chọi với bệnh ung thư. Hưởng thọ 80 tuổi.

Ông có một số nghiên cứu về lãnh vực Tô-pô Hình học trong thời gian làm nghiên cứu sinh ở Liên Xô (tất cả đều đã được dịch sang Tiếng Anh) 

Ông viết/dịch một số sách dành cho sinh viên đại học, cao đẳng:

  • Hình học xạ ảnh / Văn Như Cương.- H.: Giáo dục, 1999.- 187tr.
  • Đại số tuyến tính và hình học / Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Hoàng Xuân Sính-. T.2, Đại số tuyến tính và hình học Afin. - H : Giáo dục, 1988. - 216tr.
  • Đại số tuyến tính và hình học / Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Hoàng Xuân Sính-. T.1, Hình học giải tích. - H : Giáo dục, 1987. - 175tr.
  • Đối thoại về toán học / Alfréd Rényi; Văn Như Cương dịch.- H.: Khoa học và kỹ thuật, 1975.- 119tr.
  • Lịch sử hình học / Văn Như Cương.- H.: Khoa học và kỹ thuật, 1977.- 158tr.

Các sách giáo khoa/tham khảo dành cho giáo viên, học sinh phổ thông:

  • Hình học: Giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm / Văn Như Cương chủ biên; Kiều Huy Luân, Hoàng Trọng Thái.- H.: Giáo dục, 1998.- 99tr.
  • Hình học: Giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm / Văn Như Cương chủ biên; Kiều Huy Luân, Hoàng Trọng Thái.- H.: Giáo dục, 1998.- 140tr.
  • Những kiến thức cơ bản môn toán: Trung học phổ thông/ Văn Như Cương, Hàn Liên Hải.- H.: Nhà xuất bản. Hà Nội, 2003.- 142tr.
  • Tài liệu toán ôn thi vào đại học / Văn Như Cương, Nguyễn Xuân Liêm, Kiều Huy Luân....- In lần 2, có sửa chữa.- H.: Trường đại học sư phạm Hà nội 1, 1983.- 349 tr.
  • Những kiến thức cơ bản môn toán: Trung học phổ thông / Văn Như Cương, Tạ Duy Phượng.- H.: Nhà xuất bản. Hà Nội, 2002.- 138tr.
  • Hình học 11: Sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 / Văn Như Cương ch.b, Trần Đức Huyên, Nguyễn Mộng Hy.- H.: Giáo dục, 2000.- 144tr.
  • Hình học 10: Sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 / Văn Như Cương ch.b, Phan Văn Viện.- H.: Giáo dục, 2000.- 96tr.
  • Hình học 12: Sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 / Văn Như Cương ch.b, Tạ Mân.- H.: Giáo dục, 2000.- 116tr.
  • Bài tập hình học 10: Sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 / Văn Như Cương ch.b, Phan Văn Viện.- H.: Giáo dục, 2000.- 92tr.
  • Bài tập hình học 12: Sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất năm 2000 / Văn Như Cương ch.b, Tạ Mân.- H.: Giáo dục, 2000.- 159tr.
  • Hình học 12: Ban khoa học tự nhiên. Tài liệu giáo khoa thí điểm / Văn Như Cương, Nguyễn Mộng Hy.- H.: Giáo dục, 1995.- 109tr.
  • Bài tập hình học 11: Ban khoa học tự nhiên / Văn Như Cương, Trần Luận.- In lần thứ 3.- H.: Giáo dục, 1996.- 147tr.
  • Bài tập hình học 12: Ban khoa học tự nhiên: Tài liệu giáo khoa thí điểm / Văn Như Cương.- H.: Giáo dục, 1995.- 96tr.
  • Hình học 12: Ban khoa học xã hội. Tài liệu giáo khoa thí điểm / Văn Như Cương chủ biên, Phạm Gia Đức.- H.: Giáo dục, 1995.- 40tr.
  • Hình học 11: Ban khoa học tự nhiên. Tài liệu giáo khoa thí điểm / Văn Như Cương, Nguyễn Mộng Hy.- H.: Giáo dục, 1995.- 128tr.
  • Hình học 12: Ban khoa học tự nhiên / Văn Như Cương.- H.: Giáo dục, 1995.- 104tr.
  • Hình học 12: Sách giáo viên/ Văn Như Cương, Tạ Mân, Trần Nguyệt Quang.- H.: Giáo dục, 1992.- 128tr.
  • Hình học 12 / Văn Như Cương, Tạ Mân, Trần Nguyệt Quang.- H.: Giáo dục, 1992.- 115tr.
  • Hình học 11 / Văn Như Cương, Phan Văn Viện.- H.: Giáo dục, 1991.- 80tr.

Ông được đánh giá cao với năng lực sư phạm. Ông cũng nổi tiếng là người thẳng tính và rất thương yêu học trò. Tuy nhiên, cuộc trả lời phỏng vấn của ông trên báo điện tử Vietnamnet về trường hợp của thầy giáo Đỗ Việt Khoa[5], đã có dư luận bức xúc về cách hành xử của ông[6][7].

Nhà toán học Alexey Chernavsky đã nhận xét về các công trình Toán học của ông trong thời gian làm nghiên cứu sinh như sau (Hà Huy Vui dịch):

"Một công trình thú vị được Văn Như Cương, một nghiên cứu sinh từ Việt Nam thực hiện. Văn Như Cương giới thiệu khái niệm về sự nêm vào của một phân hoạch liên tục này vào một phân hoạch liên tục khác. Anh chỉ ra rằng, nếu các thành phần của một compact là phân ngăn trong {\displaystyle \mathbb {R} ^{k}}{\displaystyle \mathbb {R} ^{k}}, thì compact được phân thành các ngăn trong {\displaystyle \mathbb {R} ^{k+1}}{\displaystyle \mathbb {R} ^{k+1}}.Một phân hoạch liên tục, mà bao đóng của ảnh của hợp các phần tử không suy biến là có chiều bằng không, sẽ được nêm vào vào một phân hoạch của các cung. Từ đó suy ra rằng, không gian thương cũng được nhúng vào {\displaystyle R^{k+1}}{\displaystyle R^{k+1}}.Nếu giả thiêt rằng ảnh của hợp của các phần tử không suy biến có chiều bằng không, thì vấn đề trở nên rất khó. Văn Như Cương đã vượt qua khó khăn này bằng cách xét một phân rã đặc biệt của phan hoạch (thành tổng của các phân hoạch có độ nhỏ tiến tới không). Với cách làm này, không gian thương được nhúng vào {\displaystyle \mathbb {R} ^{k+2}}{\displaystyle \mathbb {R} ^{k+2}}. Trong những trường hợp đặc biệt, khi số các phần tử không suy biến là đếm được, hoặc khi các phần tử không suy biến cùng nằm trên một mặt phẳng, thì không gian thương được nhúng vào {\displaystyle \mathbb {R} ^{k+1}}{\displaystyle \mathbb {R} ^{k+1}}.

Một kết quả quan trọng khác của Văn Như Cương là chứng minh tính xấp xỉ được của các ánh xạ phân ngăn bằng các đồng phôi. Chứng minh của anh, sử dụng một cách đặc biệt thông minh kết quả của M.E. Hamstrom, chỉ chiếm ít hơn một trang giấy.

Thật tiếc, là sau khi bảo vệ luận án trở về nước, Văn Như Cương dường như đã dừng việc nghiên cứu toán học của mình." (Theo A.V. Chernavsky, On the work of L. V. Keldysh and her seminar, Russian Mathemaal Surveys, Number 4, Volume 60, 2005.).

30 tháng 10 2021

trường mình ôn từ chương 1 đến hết chương 3

30 tháng 10 2021

cảm ơn bạn .

Mình làm đề số 1 :

Cô giáo lớp 1 của em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ tròn trịa, ngay ngắn. Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chỉ một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cũng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.

18 tháng 4 2018

Mk chỉ có đề cương văn thôi đc hông ^.^ ?!?

13 tháng 11 2017

a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
– Là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa.
– Ngày nay vẫn được xã hội đề cập, quan tâm.
b. Thân bài
· Giải thích
– Biết ơn là luôn nhớ ơn, tìm cách đền đáp những người từng giúp đỡ mình.
– Không có ai trong cuộc đời mà không cần đến sự dạy dỗ của thầy cô.
– Biết ơn thầy cô giáo bằng những hành động cụ thể thể hiện lòng kính yêu và đền đáp công ơn thầy cô.
Nguồn gốc
– Một đạo lý đẹp của dân tộc hiểu học.
– Có nhiều tấm gương tiêu biểu về lòng biết ơn thầy cô từ lịch sử xa xưa.
Biểu hiện cụ thể:
– Học tập tốt, nghe lời thầy cô dạy bảo.
– Biết quan tâm bạn bè, thầy cô đúng mực.
Ý thức của mỗi học sinh chúng ta hiện nay.
– Đa số các bạn đã nhận thức đúng và có việc làm cụ thể: học tập và rèn luyện tốt, chia sẻ tâm sự.
– Một số bạn coi thường điều này, không biết thậm chí coi thường, vô lễ.
Định hướng
– Phải biết ơn thầy cô vì đó là những người giúp ta trưởng thành về mọi mặt.
– Ngày nay vẫn phải đề cao bài học, đạo lý cao đẹp đó.
– Phê phán những hành vi và thái độ ứng xử phi đạo lí, vô ơn, hỗn láo với thầy cô.

c. Kết bài:

– Cảm xúc, suy nghĩ của mình về vấn đề lòng biết ơn đối với thầy cô.
– Liên hệ bản thân, định hướng hành động.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần phải biết ơn họ.

thời xưa cụ chu văn an đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học tròcua3 cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đẩu triều nhưng ông vẫn tõ thái độ vô cũng kính tr5ong người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngời bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao!

Thời nay học sunh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô.

Biết ơn nhữnng người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. Đó là việc làm của một người học sinh ngoan , biết phát huy tốt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

Nếu không có các thầy các cô dạy dỗ chúng ta, truyền cho chúng ta những kiến thức bổ ích thì chắc gì chúng ta đã đạt được thành công như ngày hôn nay; chắc gì chúng ta đã thành đạt, kiếm nhiều tiền để nuôi sống gia đình và làm lợi cho đất nước. Do vậy ai ai cũng cần phải có lòng biết ơn thầy cô giáo.

Ấy thế mà lại có những học sinh vô ý thức, vô văn hóa, chắng coi thầy cô ra gì. Những học sinh đó học thì kém lại hay nghịch dại, làm thầy cô và bố mẹ phiền lòng. Thậm chí còn mắng, chửi thầy cô khi bị điểm kém hay hạ hạnh kiểm. Đánh trách thay!

Chúng ta có rất nhiều cách để tỏ lòng biết ơn những người đã có công dạy dỗ mình: ngồi trong lớp chỉ cẩn các bạn chú ý nghe giảng tức là đã tỏ lòng biết ơn rồi đấy. Học thật giỏi, giành được nhiều điểm chín. mười chính là cách đền ơn các thầy các cô tốt nhất của chúng ta. Ngoài ra vào ngày 20-11. 8-3, tết cổ truyền, học sinh có thể họp nhau lại cùng đến nhà thầy cô, thầy cô vui mà chúng ta cũng được coi là học sinh ngoan, có nghĩa biết đền ơn

Người ta nói:
Qua sông thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Thật vậy! Cứ giả sữ xã hội này mà không có nghề dạy học thì không biết nó sẽ trì trệ và kém phát triển đến thế nào! Vậy thì ngay từ bậy giờ, chúng ta hãy tỏ ra là những người học trò ngoan bằng cách tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô của nình. Họ xứng đáng được chúng ta đời đời nhớ ơn và kính trọng!

13 tháng 11 2017

Bài văn là những kỉ niệm rất sống động của cậu học trò đã từng nghịch ngợm, quậy phá làm phiền lòng thầy cô. Nhưng bằng tất cả yêu thương, ân cần; thầy cô đã khiến cậu tâm phục, khẩu phục. Những tình cảm của cậu với thầy cô trong ngày 20-11 mỗi năm mỗi khác, nhưng càng trưởng thành, cậu càng hiểu rằng dù thế nào đi chăng nữa, tất cả thầy cô luôn mong muốn dành cho học trò của mình những điều tốt đẹp nhất. Không có thầy cô, cậu không thể thành công như ngày hôm nay. Vì vậy, thay vì gửi những tin nhắn chúc mừng ngắn ngủi, hãy thể hiện tình cảm với thầy cô thật chân thành và thiết thực nhất.

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Hình ảnh Ngày 20/11: Những bài văn hay và xúc động viết về thầy cô, giáo số 2

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.



 

23 tháng 4 2018

Bài làm:

Tôi đã học rất nhiều cô, nhưng người để lại cho ấn tượng sâu sắc nhất làcô Thành dạy tôi năm lớp bốnTừ xa, tôi đã nhận ra cô bởi dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát. Cô thường mặc những bộ quần áo giản dị, sẫm màu phù hợp với độ tuổi. Khuôn mặt cô hình trái xoan với nước da rám nắng. Cô có đôi mắt đen láy, rất đẹp làm tăngthêm vẻ thanh mịn, cong cong của cặp lông mày. Đôi mắt ấy nhìn chúng tôi một cách trìu mến, thân thiện. Cái mũi của cô thanh thanh, cao cao, bên dướilà chiếc miệng luôn mỉm cười cùng hàm răng trắng bóng, đều đặn nổi bặt cặp môi tươi tắn. Mái tóc cô hơi xoăn, đen óng ả buông xuống ngang vai. Trông cô thật bao dung, dịu hiền. Cô luôn luôn được mọi người yêu quý. Giờ lên lớp, cô giảng bài rất dễ hiểu, hấp dẫn, giọng nói của cô rõ ràng, nét mắt vui tươi. Mỗi khi có bài khó,chỗ nào chưa hiểu, mạnh dạn hỏi, cô đều tận tình giảng lại. Vào giờ ra chơi cô còn giành thời gian để trả lời những câu hỏi của chúng tôi . Không những cô coi trọng môn Toán, Tiếng Việt cô còn giúp chúng tôi đạt điểm tốt trong tất cả các môn. Mỗi khi bạn nào mắc khuyết điểm cô đều nghiêm khắc phê bình nhưng cô chưa bao giờ phải xỉ mắng một học sinh nào. Với tấm lòng nhân ái cô vận động chúng tôi cùng cô quyên góp tìên ủng hộ các bạn nghèo vượt khó. Những việc làm của cô làm tôi không thể quên được, nó luôn đọng lại trong tim tôi. Tôi coi cô như người mẹ thứ hai của tôi. Mai đây khôn lớn, những kiến thức mà cô Thành và các thầy cô khác đã dạy tôi sẽ trở thành hành trang để tôi bước vào đời. Tôi sẽ không quên mái trường thời thơ ấu này và hình ảnh cô đã dạy dỗ tôi.