K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn tham khảo

Ngôi trường Tiểu học của em tên là Võ Thị Sáu. Trường có diện tích rất rộng. Từ cổng trưởng đi vào phía bên trái là nhà để xe. Sân trường được lát gạch rất đẹp. Những bồn cây xanh tốt. Các dãy phòng học được xây dựng theo hình chữ U. Mỗi dãy nhà có ba tầng. Trong các phòng học có bàn ghế, bảng đen, điều hòa… Em rất yêu ngôi trường của mình.

TL

Bạn tham khảo nha

Thời gian trôi qua, ngôi trường tiểu học đã trở thành ngôi nhà thứ hai của tôi. Nơi đây đã chứng kiến thật nhiều kỉ niệm đáng quý của một cô học trò nhút nhát, đó chính là tôi.

Còn nhớ ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường. Trong lòng tôi cảm thấy háo hức nhưng cũng thật hồi hộp. Từ nhà đến trường mất khoảng mười lăm phút đi xe máy là đến nơi. Đứng từ ngoài nhìn vào, trông nó thật rộng lớn và đẹp đẽ. Cổng trường to làm bằng sắt, phía trên là tấm biển ghi tên của trường. Mẹ nói với tôi rằng ngôi trường này đã hai mươi năm tuổi rồi.

Bước vào bên trong sân trường được lát gạch, rất rộng nhưng không có một chút giấy rác nào. Những tán cây xà cừ, phượng vĩ, bằng lăng… đứng sừng sững trên sân trường, toàn những loài cây quen thuộc với tuổi học trò. Dãy nhà hiệu bộ và hai dãy phòng học cao tầng được bố trí theo hình chữ U ôm lấy sân trường rộng. Mỗi dãy nhà đều có ba tầng. Các phòng học đều được quét vôi màu vàng, cửa sổ và cửa ra vào sơn màu xanh rất đẹp. Các phòng học rộng rãi và có đầy đủ các thiết bị học tập. Bàn ghế được kê ngay ngắn thành ba dãy thẳng hàng.

Vào những giờ ra chơi, sân trường luôn là nơi nhộn nhịp nhất. Tiếng cười nói của chúng tôi vang vọng khắp ngôi trường. Vào những giờ học, ngôi trường lại im lặng đến kỳ lạ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng đọc bài văng vẳng từ các lớp học. Bây giờ, tôi đã là học sinh lớp năm, sắp phải chia tay ngôi trường tiểu học này. Thời gian học tập tại nơi đây đã cho tôi thật nhiều kỉ niệm đẹp đẽ.

Tôi vô cùng yêu mến mái trường, cũng như yêu mến những người bạn và thầy cô giáo của mình.

Hok tốt

#Kirito

4 tháng 2 2020

Mùa hè chợt đến với những cơn mưa rào xối xả, trong lòng mỗi học sinh cuối cấp như tôi lại đượm buồn khó tả. Có lẽ, vì ai ai cũng hiểu, chẳng mấy chốc nữa thôi, chúng tôi sẽ phải xa bạn bè, xa thầy cô và xa mái trường đã quá đỗi thân thương này.

Hôm nay, tôi đi tới trường từ sớm. Ngôi trường quen thuộc hiện lên với vẻ đẹp lạ kì mà chẳng mấy khi tôi để ý. Cổng trường sừng sững với dòng tên ngay ngắn “Trường tiểu học Nam Thành Công”. Cổng trường chỉ lác đác vài bạn học sinh, trên tay cầm quyển truyện hay chiếc bánh. Khi tôi bước vào, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ say. Mọi thứ im lìm và thoảng hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây phim phăng phắc như những vệ sĩ canh gác ngôi trường. Dường như, sau vẻ im ắng đó, tất cả đều đang cựa mình tỉnh dậy, bắt đầu ngày mới. Xa xa, ông mặt trời thức dậy sau dãy núi, chiếu những tia nắng mới nhuốm vàng cả ngôi trường. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải đã nhanh chóng xào xạc thổi. Chính nắng, chính gió đã xua tan dần làn sương đêm ban nãy. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc, sà xuống mặt sân rồi vươn mỏ hót vang bản nhạc bình minh.

Học sinh tới mỗi lúc một đông, mặt trời lên cao hơn làm bừng sáng cả ngôi trường. Dưới nắng, hàng phượng, hàng bàng, những khóm hồng, khóm cúc như tươi mới, rạng rỡ hơn. Lúc này, tôi mới để ý, chiếc áo vàng cam của dãy nhà lớp học nay đã sờn màu. Hẳn là do những cơn mưa rào đầu mùa làm phai bớt màu sơn của nó. Các bạn học sinh nô đùa vui nhộn. Cánh cửa nhà hiệu bộ cũng đã dần mở. Duy chỉ còn bác trống trường chưa thức giấc.

Hồi sau, bác trống cất vang tiếng tùng tùng tùng. Ai nấy đều nhanh chóng trở về lớp học của mình. Giờ học, sân trường vắng lặng, chỉ có những thanh âm giảng bài hay tiếng đọc của cô trò trong lớp. Giờ ra chơi, các bạn học sinh ùa ra như ong vỡ tổ, phá tan không khí vắng lặng ban nãy. Lá cờ đỏ giữa sân như biết tới giờ nghỉ nên phất phới bay trong gió. Vòm lá ngả nghiêng theo gió, tỏa rợp bóng mát cho học sinh chơi đùa. Mấy bạn ngồi đọc sách, mấy bạn chơi nhảy dây, rồi mấy bạn khác chơi đá cầu. Ai nấy đều rạng rỡ, háo hức.

Hóa ra, mỗi ngày, ngôi trường tôi đều đẹp đẽ và rộn vang tới vậy. Ấy thế mà khi sắp xa nó, tôi mới nhận ra. Tôi sẽ nhớ biết nhường nào, hình ảnh ngôi trường thân thương thấp thoáng dưới vòm lá xanh mát.



 

4 tháng 2 2020

Phần thưởng của người viết hay và dài nhất là 2 k đúng.

20 tháng 1 2020

em lạy

Chắc phải gọi nhà văn Tô Hoài sống lại để viết văn cho cậu quá ~! Thế này ai mà nghĩ đc ??????

15 tháng 12 2021

tham khảo

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con người, ở đây lại được dùng cho “trời”. Vậy là con người xúc động sẽ òa khóc, còn trời xúc động thì “đang yên vậy” sẽ “òa cơn mưa”. Cơn mưa của trời xét trong chỉnh thể bài thơ là một hiện tượng tự nhiên, để sau đó: “Chum tương mẹ đã đậy rồi/ Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa”. Song, với một từ “òa”,  hình ảnh cơn mưa lúc này không còn chỉ là hiện tượng tự nhiên mà nó đã là một chỉ dấu cho những điều gây xúc động được liệt kê ở phía sau đó như: áo tơi “lủn củn khoác hờ người rơm”, “cái nơm hỏng vành”, v.v… Có thể nói tác giả đã rất khéo dùng hiện tượng tự nhiên để nói lên tình cảm của mình, hay cách khác, tác giả đã ngụ trong cảnh vật cái tình muốn gửi gắm. Bài thơ Về thăm mẹ nếu thiếu từ “òa” sẽ vẫn hay bởi cái nhìn của tác giả về hình ảnh người mẹ và cuộc sống của mẹ bình dị làm xúc động chủ thể trữ tình – người con. Nhưng có thêm từ “òa”, bài thơ đã tạo được điểm sáng về nghệ thuật.

   

15 tháng 12 2021

có thiếu "tham khảo" không ạ ?

18 tháng 4 2018

   Trường em nằm trên đường cao ốc Thái Hà, ngôi trường mang một cái tên rất đẹp '' Tiểu học Thái Phương ''. Trường em được xây dựng cách đây khoảng năm năm nhưng vẫn còn mới và đẹp lắm, bởi trường được chúng em chăm sóc, sửa sang và giữ gì mỗi ngày. Và hôm nay, vẫn như thường lệ, lớp em được phân công trực nhật sân trường, nên em có dịp vào trường sớm.

   Tiếng chuông nhà thờ vừa điểm năm giờ, chúng em cũng vừa tới cổng. Lúc này trường còn đang đắm mình trong màn sương sớm lạnh giá. Tất cả đều mang một vẻ yên ắng đến lạ lùng. Chim chóc còn ngủ say trong tổ ấm. Vẫn là chiếc cổng trường thân quen với tấm biển lớn rành rành ròng chữ:''Trường Tiểu học Thái Phương ''. Lúc này, từ khe cổng nhìn vào, sân trường thênh thang vắng lặng, hiện rõ trước mắt em là mấy cây phượng già im lìm rủ bóng, chỉ thấy mấy chiếc lá vàng lác đác trên sân bay đến hàng cây bạch đàn đang đu mình trước gió. Cạnh đó là cột cờ đứng yên trơ trọi. Bước vào trong, hàng hiên chạy dài thẳng tắp. Em dừng lại ở từng lớp học, cửa các lớp vẫn im lìm. Bàn ghế, bảng đen như âm thầm chờ đợi chúng em. 

   Trời sáng dần, chúng em mới bắt đầu chia nhau quét sân. Tiếng chổi quét loạt soạt, tiếng nói cười vang lên rôm rả, xóa đi cái bầu không khí yên lặng, buồn tẻ của buổi sớm mai. Bấy giờ, nhìn đi nhìn lại, trong sân đã không còn một chiếc lá. Chúng em cảm thấy vui khi nhìn thấy sân trường sạch bóng, như khoác lên mình một chiếc áo màu xanh tràn đầy sức sống. Chúng em vui vẻ đến bên hồ nước rửa tay. Đây là hồ sen lá xanh mơn mởn điểm những bông hoa màu hồng nhạt rất đẹp, cảnh vật xung quanh hồ thật  tĩnh lặng và nên thơ. Bên cạnh hồ sen là vườn thuốc nam đang chờ chúng em tưới nước. Cây xanh trong sân trường có nhiều lá khô héo, sáng nay cũng thấy tươi tốt hẳn lên sau một đêm hứng sương.

  Ngoài đường, học sinh đã lần lượt đến. Các bạn nhỏ thì được người thân đưa đón. Các bạn lớn thì đi bằng xe đạp, thi thoảng mới thấy một vài bạn đi bộ. Trông bạn nào cũng tươm tất, nổi bật trong ngày thứ 2 đầu tuần. Nhiều bạn khăn quàng thắm đỏ trên vai, ríu rít trò chuyện.

  Trường Tiểu học Thái Phương đối với em như là ngôi nhà thứ hai vậy. Tại nơi đây, em được dạy dỗ và có nhiều kỉ niệm vui buồn cùng các bạn. Sau này, dù có đi đâu em cũng không bao giờ quên mái trường thân thương này, nơi mà có các thầy các cô luôn tin mong, chờ đợi.

18 tháng 4 2018

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.

25 tháng 2 2020

Nam là người bạn thân nhất của em. Nam học rất chăm học, ngoài giờ học ở trường, về nhà vừa ăn cơm xong, Nam đã ngồi chỉnh tề vào góc học tập.

Nhìn Nam ngồi học, em thấy dáng người bạn nhỏ nhắn, đầu hơi ngả về phía trước một chút. Nước da Nam trắng hồng phản chiếu ánh điện trông càng sáng hơn. Trước mặt Nam là một quyển vở với những hàng chữ ngay ngắn.

Đầu bài là hai chữ “Khoa học” – đúng là Nam đang học môn khoa học vì hôm trước trong giờ kiểm tra môn này, Nam bị đau, không đến lớp. Hôm nay, Nam phải học bù để mai trả bài cho cô. Đôi mắt đen láy của Nam lướt trên từng dòng chữ. Nam đọc khe khẽ bài học, miệng lẩm nhẩm, em không nghe rõ. Nhìn đôi mắt không chớp của bạn, em đoán chắc Nam đang tập trung để nhớ bài. Thỉnh thoảng, trán Nam lại nhăn lên, chắc có lẽ chỗ nào đó Nam chưa hiểu.

Mái tóc lòa xòa trên trán làm cho gương mặt của Nam thêm vẻ đẹp tự nhiên và ngây thơ. Chiếc áo thun trắng Nam đang mặc đã bị mồ hôi ướt cả thân sau mà Nam không hay biết. Đêm đã khuya, tiếng côn trùng nỉ non vang lên, thế mà Nam vẫn chưa ngủ. Một lát sau, em thấy Nam đứng dậy vươn vai, hít thở không khí bên ngoài, nét mặt tươi hơn. Chắc có lẽ Nam đã học xong bài ngày mai rồi.

Nam chăm học như thế nên Nam trở thành một học sinh giỏi là đúng. Em sẽ cố gắng học tập những tính tốt của Nam trong học tập để bố mẹ vui lòng và không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô.

25 tháng 2 2020

Nam là người bạn thân nhất của em. Nam học rất chăm học, ngoài giờ học ở trường, về nhà vừa ăn cơm xong, Nam đã ngồi chỉnh tề vào góc học tập.

Nhìn Nam ngồi học, em thấy dáng người bạn nhỏ nhắn, đầu hơi ngả về phía trước một chút. Nước da Nam trắng hồng phản chiếu ánh điện trông càng sáng hơn. Trước mặt Nam là một quyển vở với những hàng chữ ngay ngắn.

Đầu bài là hai chữ “Khoa học” – đúng là Nam đang học môn khoa học vì hôm trước trong giờ kiểm tra môn này, Nam bị đau, không đến lớp. Hôm nay, Nam phải học bù để mai trả bài cho cô. Đôi mắt đen láy của Nam lướt trên từng dòng chữ. Nam đọc khe khẽ bài học, miệng lẩm nhẩm, em không nghe rõ. Nhìn đôi mắt không chớp của bạn, em đoán chắc Nam đang tập trung để nhớ bài. Thỉnh thoảng, trán Nam lại nhăn lên, chắc có lẽ chỗ nào đó Nam chưa hiểu.

Mái tóc lòa xòa trên trán làm cho gương mặt của Nam thêm vẻ đẹp tự nhiên và ngây thơ. Chiếc áo thun trắng Nam đang mặc đã bị mồ hôi ướt cả thân sau mà Nam không hay biết. Đêm đã khuya, tiếng côn trùng nỉ non vang lên, thế mà Nam vẫn chưa ngủ. Một lát sau, em thấy Nam đứng dậy vươn vai, hít thở không khí bên ngoài, nét mặt tươi hơn. Chắc có lẽ Nam đã học xong bài ngày mai rồi.

Nam chăm học như thế nên Nam trở thành một học sinh giỏi là đúng. Em sẽ cố gắng học tập những tính tốt của Nam trong học tập để bố mẹ vui lòng và không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô.

21 tháng 5 2021

Bạn tham khảo:

V.Lê-nin từng khẳng định: "Học, học nữa, học mãi". Học là công việc tiếp thu tri thức để làm giàu thêm trí tuệ của mỗi người. Việc học không chỉ là chuyện một vài ngày mà là "học nữa, học mãi" - tức học suốt đời. Như vậy, câu nói của Lê-nin nhấn mạnh việc chúng ta cần học không ngừng nghỉ, học không giới hạn. Sẽ là sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng việc học chỉ diễn ra ở trường lớp. Bước ra khỏi cánh cổng trường học, chúng ta vẫn cần học. Chúng ta không chỉ học từ sách vở, thầy cô mà còn học từ xã hội, từ trường đời với vô vàn kiến thức phải học hỏi. Cụ ông Từ Trung Chánh ở thành hố Hồ Chí Minh là một minh chứng tiêu biểu cho câu nói "Học, học nữa, học mãi". Cụ dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn miệt mài lên thư viện Khoa học tổng hợp TP Hồ chí Minh để học Tiếng Anh. Vậy mà vẫn có những bạn trẻ sống lười biếng, thụ động, không chịu học hỏi, trau dồi bản thân. Rồi chúng ta sẽ như những con tàu mắc cạn nếu cứ thu mình trong vỏ ốc kia. Kiến thức không bao giờ là dư thừa và việc học luôn luôn là việc đáng được ca ngợi. 

 

Học tập là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với gia đình và xã hội. Học tập để tốt cho tương lai sau này của bản thân, học để xây dựng và kiến thiết nước nhà. Học tập là nỗ lực cả đời của mỗi con người, học tập không phân biệt tuổi tác, dù có ở độ tuổi nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng cần học tập. "Học, học nữa, học mãi là câu danh ngôn để đời của V.I. Lê Nin, câu danh ngôn này khuyến khích con người học tập, cố gắng hơn. Cuộc sống sau này dù có nghèo khổ nhưng chúng ta không thể ngừng tiếp thu kiến thức. Các em học sinh cũng vậy cần cố gắng học tập từng ngày để trở thành con ngoan, trò giỏi, người con tốt của đất nước. Các cụ già cao tuổi cũng đừng từ bỏ mà hãy cố gắng học tập, tiếp thu thêm các giá trị văn hóa, phát triển đất nước. Tóm lại chúng ta cần cố gắng học tập nhiều hơn nữa để xây dựng và kiến thiết nước nhà để đất nước chúng ta sánh vai với các cường quốc năm Châu.

4 tháng 12 2018

Câu 2:

Truyện ngụ ngôn ếch ngồi đáy giếng Ngữ Văn 6 mang lại sự không chỉ là sự giải trí và bài học đích đáng cho những kẻ hống hách “xem trời bằng vung” như là chú ếch.

Chú ếch sống lâu ngày trong giếng cứ nghĩ nghĩ bầu trời bé như một cái vung, chú nghĩ rằng những con vật tồn tại xung quanh chỉ có cua, ốc, nhái, bầu trời chỉ nhỏ như cái miệng giếng mà không nghĩ rằng tất cả đó chỉ là một phần rất nhỏ của cuộc sống và môi trường.

Nơi chú ếch đang sống có các con vật nhỏ bé mà chỉ cần nghe thấy tiếng kêu chú ếch đã khiếp sợ điều này khiến chú đã trở nên kiêu căng. Tính cách ấy được ếch coi trời bằng vung, khinh đời. Đến một ngày khi trời mưa lớn, đưa ếch ra khỏi cái đáy giếng nhỏ bé đó thì mọi chuyện đảo lộn hết. Môi trường sống thay đổi không còn là phạm vi nhỏ hẹp nữa đòi hỏi ếch phải thay đổi, tuy nhiên ếch vẫn nghĩ rằng mặt đất kia cũng giống như đáy giếng.

Câu chuyện về chú ếch cũng nhằm phê phán những người có thói khoác lác, khuyên răn những con người nên mở rộng hơn tầm nhìn hạn hẹp của mình. Tác giả đặt bối cảnh vào nhân vật để nêu lên ý nghĩa tượng trưng qua những hình ảnh hiện thực. Tiếng kêu của ếch thì âm vang mà giếng lại quá nhỏ không đủ để cho ếch nhận ra sự hống hách và kém hiểu biết thái quá của chính mình. Chính vì vậy cơn mưa không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của ếch mà chính và thói chủ quan không coi ai ra gì của nó gây nên.

4 tháng 12 2018

thank you bạn Nguyễn Minh Đức

10 tháng 1 2022

tự viết đi nha bạn hiền

10 tháng 1 2022

tự viết đi bạn

đừng nhờ người khác làm văn (bởi me gà làm văn)