K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2020

1Nghĩa của từ:nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.

2. Cách giải thích nghĩa của từ

Người ta có thể giải thích nghĩa của từ bằng các cách sau đây :

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

Ví dụ : – Danh từ là những từ chỉ người, chỉ loài vật, cây cối, đồ vật,…

– Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, của sự vật. ‘

– Tính từ là những từ chỉ tính chất như màu sắc, kích thước, hình thể, phẩm chất,…

+ Quan liêu là những người cán bộ phụ trách nhưng xa rời thực tế, xa rời quần chúng.

+ Chạy là hoạt động dời chỗ bằng chân của người hoặc động vật với tốc độ cao.

– Dùng từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ mà mình giải thích.

Ví dụ : +Tổ quốc là đất nước mình.

+ Cao là số đo chiều thẳng đứng, đối lập với thấp.

+ Dài là số đo chiều nằm ngang, đối lập với ngắn.

+ Bấp bênh là không vững chắc.

3. Dùng từ đúng nghĩa

Muốn dùng từ đúng nghĩa trước hết ta phải nắm vững được nghĩa của từ. Thông thường một từ có rất nhiều nghĩa.

Ví dụ : Từ ăn có 13 nghĩa, từ chạy có 12 nghĩa, từ đánh có 27 nghĩa.

Vì thế muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể. Do sự kết hợp giữa các từ trong câu mà nghĩa cụ thể của từ được bộc lộ. Ta cũng có thể tra từ điển để nắm được nghĩa của từ. Cách tốt nhất là đạt từ trong câu cụ thể.

Ví dụ : Trong các câu :

-Tôi ăn cơm.

Từ ăn có nghĩa là hoạt động đưa thực phẩm vào dạ dày.

– Tôi đi ăn cưới.

Từ ăn có nghĩa là ăn uống nói chung, nhân dịp lễ thành hôn.

– Họ ăn hoa hồng.

Từ ăn có nghĩa là nhận lấy để hưởng.

Chúng ta phải luôn luôn học hỏi, tìm tồi để hiểu đúng nghĩa của từ, tập nói, tập viết thường xuyên. Khi nói, khi viết phải lựa chọn và phải kết hợp một cách thành thạo các từ, nhất là khi gặp một từ có nhiều từ đồng nghĩa thì phải cân nhắc một cách cẩn thận.

Ví dụ : chết, mất, toi, qua đời, từ trần, hi sinh.

Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải liên hội được quan hệ giữa từ với sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất mà từ biểu thị. Từ đó chỉ ra những đặc điểm, những thuộc tính của sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất,… mà từ biểu thị.

17 tháng 4 2022

Help với ạ ;-;

17 tháng 4 2022

- Truyện hiện đại:là truyện có những đổi mới, những điều mà các loại truyện đó ko có.

cách tóm tắt truyện:

Bước 1: Đọc hiểu và xác định nội dung chính của văn bản đó (hay chủ đề và tư tưởng của văn bản.

Bước 2: Xác định các nhân vật chính và các sự kiện gắn liền với nhân vật chính.

Bước 3: Sắp xếp các dữ liệu đã thu thập được theo trình tự trong tác phẩm

cách viết bài cảm nhận về nhân vật:

1.Ý khái quát : Vài nét về tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của tác phẩm.

2.Phân tích nhân vật theo yêu cầu đề. Có thể chia nhỏ thành các luận điểm : + Cuộc đời, Số phận, hoàn cảnh gia đình. + Ngoại hình. + Tài năng. ...

3.Đánh giá về nhân vật

mik chỉ làm đc như v

phần còn lại mik gửi link cho

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 8Hoàn thành đề cương ra giấy ghi rõ họ tên để đi học trở lại cô sẽ thu chấm điểm các em nhé.PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢNA. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍI. TÍNH CHẤT CỦA OXI1. Tính chất vật lí2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/cII. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI1. Sự oxi hóa là gì?2. Phản ứng hóa hợp là gì?III. OXIT1. Định nghĩa ;...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 8

Hoàn thành đề cương ra giấy ghi rõ họ tên để đi học trở lại cô sẽ thu chấm điểm các em nhé.

PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

1. Tính chất vật lí

2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c

II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?

2. Phản ứng hóa hợp là gì?

III. OXIT

1. Định nghĩa ; cho vd                              2. Phân loại: cho vd

3. Cách gọi tên: cho vd                            4. công thức ?

3. Cách gọi tên: cho vd                            4. công thức ?

IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa

2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd

V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

1. Thành phần của Không khí2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro   1. Tính chất vật lý    2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa

II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô        Trong phòng thí nghiệm                                   2. Phản ứng thế

III. Nước                 1. Tính chất vật lý                                  2. Tính chất hóa học

IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd

C. CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

I. Dung môi – chất tan – dung dịch

II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa

III. Độ tan của một chất trong nước              Khái niệm; Công thức tính:

IV. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ phần trăm: Khái niệm; Công thức tính:

2. Nồng độ mol dung dich: Khái niệm; Công thức tính:

PHẦN 2. BÀI TẬP

A. TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án chọn đúng:

1. Oxit là:              A. Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác

B. Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

C. Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó.

D. Cả A, B, C đúng.

2. Oxit axit là:                  A. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 axit

C. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

D. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

3. Oxit bazơ là:            A. Là oxit của phi kim và kim loại, tương ứng với 1 bazơ

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ

C. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 bazơ

D. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

4. Cho các oxit sau: SO2, SO3, Fe2O3, P2O5, K2O, NO, CO. Trong đó có mấy oxit axit

A. 4         B. 2         C. 3           D. 1

5. Cho các oxit sau: BaO, SO3, FeO, P2O5, Na2O. Trong đó có mấy oxit bazo

A. 1       B. 3           C. 2           D. 4

6. Cho các oxit có công thức hóa học sau:

CO2; NO; BaO; P2O5 ; NO2; K2O; ZnO; N2O5 ; Al2O3

a) Các oxit axit được sắp xếp như sau:

A. CO2; NO; NO2; K2O               B. NO; BaO; P2O5; N2O5

C. CO2 ; P2O5 ; NO2 ; N2O5            D. BaO; P2O5; K2O; Al2O3

b) Các oxit bazơ được sắp xếp như sau:

A. BaO ; K2O; ZnO ; N2O5              B. BaO ; ZnO ; K2O ; Al2O3

C. BaO; P2O5; K2O; Al2O3                 D. ZnO; N2O5; K2O; Al2O3

7. Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước

A. SO3, CuO, K2O       B. SO3 , K2O, CO2, BaO          C. SO3, Al2O3, K2O         D. N2O5, K2O, ZnO

8. Trong những chất sau đây, chất nào là axít

A. H2SiO3, H2SO4, Cu(OH)2, K2SiO3               B. HNO3, Al2O3, NaHSO4, Ca(OH)2

C. H3PO4, HNO3, H2S                                     D. H2S, Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2

9. Hợp chất nào dưới đây là các bazơ tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3                  B. NaOH; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Cu(OH)2; AgOH                         D. KOH; Zn(OH)2; NaOH

10. Dãy hợp chất gồm các bazơ đều không tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3               B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Fe(OH)2; LiOH                         D. Al(OH)3; Zn(OH)2; Ca(OH)2.

11. Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là:

A. H2O                           B. Dung dịch NaOH            C. Dung dịch H2SO4       D. Dung dịch K2SO4

12. Có thể phân biệt các dung dịch axit, muối ăn, kiềm bằng cách dùng:

A. Nước cất                     B. Giấy quỳ tím       C. Giấy phenolphtalein         D. Khí CO2

13. Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:

A. dung dịch H2SO4, giấy quỳ tím.                         B. H2O, giấy quỳ tím.

C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.                          D. dung dịch HCl, giấy quỳ.

14. Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối:

A. KCl, HNO3, FeCl2, NaHCO3                B. NaNO3, Al2(SO4)3, NaOH, H2SO4

C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, H2S                 D. Mg(NO3)2, ZnCl2, FeCl2, AgCl.

15. Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc cacbonat (CO3) và sunfat (SO4) hoá trị III             B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II

C. Gốc Clorua (Cl) và Nitrat (NO3) hoá trị I                     D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị II

16. Từ công thức hoá học Fe2O3 và H2SO4, công thức tạo bởi Fe và SO4 là:

A. FeSO4             B. Fe2(SO4)3         C. Fe(SO4)3           D. Fe3(SO4)2

17. Cho các phương trình phản ứng sau:

1. Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2                              2. 2H2O →2H2 + O2

3. 2Al + 3H2SO4 →Al2( SO4)3 + 3H2              4. 2Mg + O2 →2MgO

5. 2KClO3 →2KCl + 3O2                                 6. H2 + CuO →Cu + H2O            7. 2H2 + O2 →2H2O

a. Phản ứng hoá hợp là:              A. 1, 3               B. 2, 5               C. 4,7             D. 3, 6

b. Phản ứng phân huỷ là:            A. 5, 6                 B. 2 , 5         C. 4, 5                 D. 2, 7

c. Phản ứng thế là:                      A. 1, 3, 6         B. 1, 3, 7         C. 3, 5, 6             D. 4, 6, 7.

18. Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

A. H2O, KClO3         B. KMnO4, CaCO3         C. KClO3, KMnO4                   D. HCl, Mg

19. Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2 .Các khí nhẹ hơn không khí là:

A. N2, H2, CO            B. N2, O2, Cl2                  C. CO, Cl2         D. Cl2, O2

20. Ứng dụng của hiđro là:

A. Dùng làm nguyên liệu cho động cơ xe lửa

B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng

C. Dùng để bơm vào khinh khí cầu              D. Dùng để khử trùng sát khuẩn

21. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế hidro bằng cách nào dưới đây:

A. Cho Zn tác dụng với dd HCl                  B. Điện phân nước

C. Cho K tác dụng với nước                      D. Cho Zn tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng

22. Sự oxi hóa là:

A. Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại.     B. Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim.

C. Sự tác dụng của oxi với 1 chất.           D. Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học.

23. Sự oxi hóa chậm là:

A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt                   B. Sự oxi hóa mà không phát sáng

C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng   D. Sự tự bốc cháy

24. Nước là hợp chất mà phân tử được tạo bởi:

A. một nguyên tử H và một nguyên tử O       B. hai nguyên tử H và một nguyên tử C. hai nguyên tử H và hai nguyên tử O         D. một nguyên tử H và hai nguyên tử O.

25. Để tổng hợp nước người ta đã đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí hiđro ( đktc) trong oxi. Thể tích khí oxi cần dùng là:

A. 1,12 lit           B. 2,24 lit           C. 22,4 lit           D. 11,2 lit

26. Cho H2O tác dụng vừa đủ với Na. Sản phẩm tạo ra là:

A. Na2O           B. NaOH và H2                 C. NaOH             D. Không có phản ứng.

27. Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất khí trong chất lỏng                   B. Của chất rắn trong chất lỏng

C. Đồng nhất của chất lỏng và dung môi     D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

28. Khi hoà tan 100ml rượu etylic vào 50ml nước thì:

A. Rượu là chất tan và nước là dung môi       B. Nước là chất tan và rượu là dung môi

C. Nước và rượu đều là chất tan                     D. Nước và rượu đều là dung môi

29. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

A. Tăng                 B. Giảm           C. Có thể tăng hoặc giảm               D. Không thay đổi

30. Trong thí nghiệm cho từ từ 2 muỗng đường vào nước. Dung dịch đường này có thể hòa tan thêm đường,

A. Dung dịch đường bão hòa                 B. Dung dịch đường chưa bão hòa

C. Dung dịch đồng nhất                         D. Cả A, B, C đều đúng

B.  TỰ LUẬN

1. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng thế

a/ ……….+………  →ZnO                                  b/ ………+ ……… →H3PO4

c/ ………+ ……… →CO2 + H2O                           d/ ………+ ……… →K2S

e/ H2O →……… + ………                                     f/ KClO3 →……… + ………

g/ ……… +……… →CuCl2                                 h/ KMnO4 ……… + ……… + ……….

i/ Zn + HCl →……… +………                               j/ Al + H2SO4 →……… + ………

k/ H2 + ……… →Cu + ………                              l/ CaO + H2O →……

2. Nhiệt phân hoàn toàn 24,5g KClO3. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) thu được?

3. Muốn điều chế được 5,6 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu?

4. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng:

a) Bao nhiêu gam sắt?                                         b) Bao nhiêu lít khí O2 (ở đktc)?

5. Đốt cháy hoàn toàn 2,7g nhôm. Tính :

a) Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng?

b) Số gam KMnO4  cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên?

7. Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 9 : 8.

8. Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó?

9. Cho 11,2 g sắt vào 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Hãy:

a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc?

b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu?

c) Tính nồng độ các chất sau phản ứng?

10. Cho 28,4g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g nước để tạo thành axit photphoric. Tinh khối lượng axit H3PO4 được tạo thành ?

11. Gọi tên, phân loại các chất sau: Ca(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, HNO3, H2SO4, HCl, H3PO4, NaCl, FeO, CuO, K2SO4, Na3PO4, AgNO3, CaSO4, NaHCO3, MgO, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4

 

7
8 tháng 7 2021

Lần sau đăng câu hỏi chia nhỏ ra nhé em !

PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

1. Tính chất vật lí

- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Oxi hóa lỏng ở -183°C

- Oxi lỏng có màu xanh nhạt

2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c

a. Tác dụng với phi kim

PTHH: S + O2 ----to-----> SO2

PTHH: 4P + 5O2 ----to-----> 2P2O5

b. Tác dụng với kim loại

PTHH: 3Fe + 2O2 ----to-----> Fe3O4

c. Tác dụng với hợp chất:

CH4 + 2O2 ----to-----> CO2 + H2O

II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?

Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp là gì?

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

III. OXIT

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi

VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…

2. Phân loại: 

a. Oxit axit:

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4

CO2 tướng ứng với axit H2CO3

b. Oxit bazo

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2

K2O tương ứng với KOH

3. Cách gọi tên:

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

- Nếu kim loại có nhiều hóa trị

Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit

VD: FeO : sắt (II) oxit

Fe2O3 : sắt (III) oxit

- Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi = tên phi kim + oxit

Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử

     + Mono: một

     + Đi : hai

     + Tri : ba

     + Tetra : bốn

     + Penta : năm

VD: CO: cacbon monooxit

CO2: cacbon đioxit

SO2: lưu huỳnh đioxit

SO3: lưu huỳnh trioxit

P2O3: điphotpho trioxit

P2O5 : đi photpho pentaoxit

4. công thức :

- CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M

- Nếu x = 2 thì có công thức là MO

 

8 tháng 7 2021

IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa

Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:

2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd

Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.

VD: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

1. Thành phần của Không khí

a. Thành phần chính

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầy hết là nitơ

b. Thành phần khác

Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói,…) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

a. Sự cháy

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn

b. Sự oxi hóa chậm

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ

- Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

BCHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro   

1. Tính chất vật lý

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa

a. Tác dụng với oxi

Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ

PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O

Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1

b. Tác dụng với đồng oxit CuO

Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc

PTHH: H2 + CuO −to→ Cu +H2O

⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử

⇒ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt

II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô        Trong phòng thí nghiệm              

Cho kim loại (Al, Fe, ….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4).

Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy ( cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm ( không làm tàn đóm bùng cháy)

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2     

2. Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

III. Nước                 

1. Tính chất vật lý 

Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị

Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C

Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít)

Có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( muối ăn, đường,…), chất lỏng ( còn, axit), chất khí (HCl,…)                                 

2. Tính chất hóa học

Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

PTHH: K + H2O → KOH + H2

Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

VD: K2O + H2O → 2KOH

Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…

Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

VD: SO3 + H2O → H2SO4

IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd

1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

- Axit không có oxi: HCl, H2S,….

- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

- Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

- Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khai niệm:

Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi:

Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

KOH: kali hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Muối

a. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

VD: Na2SO4, CaCO3,…

c. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt (II) sunfat

d. Phân loại

- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

VD: Na2SO4, CaCO3,…

- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

 

 

14 tháng 10 2021

Thams khảo:

Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.

Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ.

14 tháng 10 2021

Xã hội phong kiến phương Đông: - Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm. - Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm. - Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ. - Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn. - Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế). - Thế chế chính trị: quân chủ. Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu): - Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông. - Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh . - Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản. - Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa. - Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế). - Thế chế chính trị: Quân chủ.

tham thảo

29 tháng 10 2016

Ghi nhớ bn àk

22 tháng 4 2018

Chủ đề: Tinh thần thơ Mới

- Mục đích nghị luận: phản ánh tinh thần thơ Mới, sự cách tân về thơ, từ “cái ta” chuyển sang “cái tôi” đầy màu sắc cá nhân

   + Phần mở đầu: “Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: Tinh thần Thơ mới

Phần thân:

- Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ Mới, xác định cách tiếp cận đúng đắn cần phải có

- Biểu hiện cái “tôi” trong cá nhân Thơ Mới, “cái tôi” buồn, bế tắc nhưng khao khát với cuộc sống, với đất nước, con người

- Tình yêu, lòng say mê với tiếng mẹ đẻ

KB: Nâng cao tinh thần thơ Mới

Thơ mới không đề cập đến đấu tranh cách mạng, trong thơ mới có nỗi buồn của cả một lớp người trong xã hội. Bao trùm thơ mới là nỗi ủy mị. Như nỗi buồn trong nhớ rừng của Thế Lữ, nỗi buồn trong Tràng giang là tình yêu quê hương đất nước.

Nhược điểm của Thơ mới là thiếu khí phách cách mạng, nhưng đây là phong trào thơ với nhiều yếu tố tích cực: lòng yêu quê hương đất nước, yêu con người, yêu sự sống... Tựu chúng lại đều yêu tiếng Việt- biểu hiện tình yêu đất nước.

Thơ Mới đóng góp nhiều về nghệ thuật thơ, đổi mới sự biểu hiện cảm xúc, cảm xúc sâu thẳm về cuộc đời, con người, thiên nhiên, đất nước. Thơ mới trau dồi tiếng Việt làm cho ngôn ngữ thơ Việt Nam uyển chuyển, biến đổi mọi cảm xúc. Có Thơ mới thì không có ngôn ngữ thơ vừa cô đọng, vừa súc tích. Có thể nói Thơ mới là một thời đại dồi dào, sức sáng tạo

3 tháng 3 2023

- Tóm tắt nội dung cơ bản từng phần:

+ Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Phần đầu nói về tư tưởng nhân nghĩa.

+ Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Phần hai soi chiếu lí luận vào thực tiễn.

 

+ Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Phần tiếp theo nói về diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn. Hình tượng người anh hùng Lê Lợi là người nông dân áo vải, chọn núi Lam Sơn để dấy nghĩa với lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi cùng lí tưởng, hoài bão lớn lao và lòng người quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn.

+ Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”): Phần cuối cùng sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước nhấn mạnh niềm tin, ý chí: xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới.

=> Các phần trong tác phẩm này có mối liên hệ chặt chẽ, logic. Bài Đại cáo viết về vấn đề vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

C.Cô-lôm-bô:

- Thời gian: `1492-1502`

- Kết quả: Phát hiện ra vùng đất mới - Châu Mĩ

- Ý nghĩa: Sau cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô, thương nhân châu Âu biết đến châu Mĩ, họ bắt đầu quá trình tiếp xúc, trao đổi kinh tế giữa 2 bên.

Ph. Ma-gien-lăng:

- Thời gian: `1519 - 1522`

- Kết quả: phát hiện ra eo biển nằm ở Cực Nam châu Mĩ (sau này gọi là eo biển Ma-gien-lăng)

- Ý nghĩa: Chứng minh được trái đất có dạng hình cầu.

Nhà lão Hạc là một người nông dân rất nghèo, vợ mất sớm, con trai lão phải đi làm đồn điền cao su để kiếm tiền cưới vợ. Lão ở nhà với chú chó tên là Cậu Vàng và bầu bạn với nó hằng ngày. Lão coi nó là tri kỉ, lão ăn gì nó ăn nấy, tắm rửa cho nó như một đứa con… cùng nhau sống tằng tiện. Nhưng sau một trận ốm nặng, lão không còn đủ sức để nuôi thân nên quyết định bán con chó đi. Lão vô cùng buồn bã và kể chuyện với ông giáo. Vì ân hận đã lừa một con chó, lão ăn bả chó tự tử và nhờ ông giáo trông coi căn nhà, mảnh vườn đợi khi con lão về có nơi làm ăn.