K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2019

Như chúng ta đã biết, nước Việt Nam là một đất nước có truyền thống lịch sử rất lâu đời với hơn 4000 năm văn hiến. Cùng với các chặng đường phát triển của lịch sử, người Việt Nam đã tạo ra một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Và càng đáng tự hào hơn khi chúng ta có một vốn từ ngữ cho riêng mình. Như nhiều ngôn ngữ trên thế giới, trải qua quá trình gọt giũa tiếng Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng, vì thế những yêu cầu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cần phải được quan tâm thực hiện. Thế nhưng hiện nay, một số người đặc biệt là giới trẻ - thanh niên học sinh đã lạm dụng ngôn ngữ nước ngoài như một thói quen, một lối sống thời thượng.

Cùng với quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế thì việc sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) là rất quan trọng và cần thiết. Không ai có thể phủ nhận lợi ích vô cùng to lớn mà tiếng nước ngoài mang lại cho chúng ta. Bởi nó là phương tiện giúp chúng ta có thể hội nhập và phát triển với thế giới. Nhờ nó mà chúng ta dễ dàng trao đổi với người nước ngoài khi họ vào Việt Nam làm việc, kinh doanh,… Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng tiếng nước ngoài không đúng mục đích, không đúng hoàn cảnh thì chắc chắn sẽ gây tổn hại đối với tiếng mẹ đẻ của chúng ta.
         
Tiếng Việt có một hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm và chữ viết, cách dùng từ, đặt cậu,.. Nói hoặc viết đúng chuẩn mực, đúng quy tắc của tiếng Việt sẽ đảm bảo được sự trong sáng của lời nói. Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép dung nạp tạp chất. Do đó, tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng, những yếu tố khác. Vậy mà thực tế hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp giới trẻ kết hợp cách nói hay viết giữa tiếng ta với tiếng nước ngoài theo kiểu “nửa nạc nửa mỡ”, họ sử dụng tiếng nước ngoài một cách tuỳ tiện, thiếu ý thức, trong một câu tiếng Việt thường chêm vào một vài từ nước ngoài. chẳng hạn : “Trông con bé đó kute quá”, “Điện thoại sắp hết tiền rồi làm sao gọi cho honey đây”, “Anh ấy handsome thật!”, “Các superstar thích xài mobile loại xịn”,  “ Idol của tao kìa”, rồi nào là hotboy, hotgirl, …
         
Nếu tình trạng này không được ngăn chặn kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Dễ thấy nhất là sự phong phú của tiếng Việt sẽ mất dần mà thay vào đó là sự nghèo nàn về phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, không chỉ có vậy nó còn phá vỡ luôn hệ thống chuẩn mực, qui tắc của tiếng Việt. Hãy thử hình dung đến một lúc nào đó, người Việt Nam sẽ xa rời chính tiếng mẹ đẻ của mình, làm cho nó bị pha tạp, lai căng làm mất đi bản sắc vốn có của tiếng Việt. Đó quả là một sự thật đáng buồn!
         
Chúng ta không thể hoàn toàn phủ nhận tiếng nước ngoài là sai. Trong cuốn Sửa đổi lề lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết : “Tiếng ta còn thiếu, nên nhiều lúc phải mượn tiếng nước khác, nhất là tiếng Trung Quốc nhưng phải có chừng mực. Tiếng nào ta sẵn có thì dùng tiếng ta”. Có nghĩa là chúng ta phải biết sử dụng tiếng nước ngoài cho phù hợp, đúng lúc, đúng nơi, đúng hoàn cảnh giao tiếp.
         
Chính vì vậy việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là công việc của tất cả mọi người đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Chúng ta phải biết rằng tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của mình, vì vậy phải làm cho nó ngày càng phong phú, giàu đẹp hơn, phải biết phát huy tính văn hoá của dân tộc không nên làm mất đi vẻ đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt, không nên quá lạm dụng tiếng nước ngoài nhưng vẫn cần tiếp nhận những yếu tố tích cực của tiếng nước ngoài. Đồng thời mỗi người cũng cần tránh những cách nói thô tục, kệch cỡm để cho lời nói đạt đến mức độ “lời hay, ý đẹp” và có văn hoá.

P/S: Hok tốt !!!

Xã hội ngày càng phát triển, cùng với sự phát triển ấy là sự xâm lấn ngày càng sâu rộng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Song song với sự phát triển đó là cái xấu và cái tốt. Chính sự đổi thay ấy đã ảnh hưởng nhiều đến con người, đặc biệt là giới trẻ – được coi là chủ nhân tương lai của đất nước. Sự ảnh hưởng ấy thể hiện một cách rõ ràng ở lối sống, cách ứng xử và đặc biệt nhất là ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Vậy, lời ăn tiếng nói của giới trẻ của thế giới hiện đang đang như thế nào?

       Có thể nói, thay đổi của giới trẻ không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc, ở tóc tai, ở cách ứng xử mà thể hiện nhiều ở ngôn ngữ, ở lời ăn tiếng nói hàng ngày của các bạn. Ngôn ngữ “trong sáng” và “giàu có” của tiếng Việt đã được “thoát xác” hoàn toàn khỏi các quy chuẩn và hầu hết được giới trẻ thay bằng thứ ngôn ngữ không ai hiểu vì các bạn dùng tiếng lóng trong cộng đồng teen. 

      Người trẻ ngày nay không chọn cách ra sạp báo mua tờ Thanh niên, Tuổi trẻ, không mở thời sự để xem tin tức vào mỗi 19 giờ tối hàng ngày. Giới trẻ ngày nay, chỉ cần một chiếc laptop, một chiếc smastphone là các em có thể nắm bắt toàn bộ thông tin, tin tức của thế giới. Thế nhưng, những vấn đề về thế giới, về quân sự, về chính trị, văn hóa của đất nước hay thế giới không phải là vấn đề mà các em quan tâm. Vì vậy, vốn hiểu biết thực tế của giới trẻ ngày càng hạn chế. Điều mà các em quan tâm khi lên mạng xã hội là thế giới sao, là các thần tượng, các câu chuyện tình yêu, là sao Hàn, là Sơn Tùng,.. và đi kèm theo việc sử dụng các mạng xã hội là sự biến đổi về ngôn ngữ, về cách ăn nói.

       Vài năm trước, ra đời thứ ngôn ngữ xì tin, mà nói theo giới trẻ là “xj tyn”. Ban đầu, các em chỉ sử dụng ngôn ngữ này trong mạng xã hội, khi các em “chat” với nhau. Khi đó, “j” dần thay thế cho “gi”, “w” thay thế cho “qu”, “ko” thay thế cho “không”,… dần dần những thứ ngôn ngữ này được teen bê nguyên từ máy tính ta ngoài cuộc sống đời thực. Và càng ngày, các em càng sáng tạo ra nhiều thứ ngôn ngữ mới hơn, lạ hơn, để nói chuyện cho nhanh, để gõ cho tiện. Và các em nghĩ thế là sự sáng tạo. Đã qua rồi, cái thời kì tiếng Việt trong sáng. Giờ đây, các em nói chuyện với đủ các tiếng lóng, sử dụng tiếng Anh, tiếng Việt lẫn lộn, tiếng lóng được dùng một cách vô tội vạ. Chính tả tiếng Việt dường như các em không hề mảy may quan tâm đến. Thay vì nói “xin chào” thì các em lại nói “sin trào”, “quên” thành “cuen”, “Cho em xin hai chữ bình yên” sẽ biến thành “cko iem xyn hạ ckữ bỳnk yên”. Có thể nói rằng, ngôn ngữ của teen ngày càng rối rắm và phức tạp. Những người lớn, khi đọc được những câu chữ như thế này thường không thể hiểu được các bạn đang nói gì. 

Chúc bạn ngày mới vui vẻ

Mỗi thời đại sẽ có những cách khác nhau để liên lạc, trao đổi thông tin. Ngày xưa, con người thường viết thư và chờ đợi những bức thư phản hồi, thời gian rất rất là lâu vì khoảng cách xa xôi, vì phương tiện, …Nhưng ngày nay, khi nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, thì những bức thư chờ đợi đó được thay thế bằng những cú click những dòng enter của phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng cũng vì quá lạm dụng bởi tốc độ nhanh chóng đó, sự tiện lợi đó mà các bạn trẻ hiện nay tự tập cho mình một lối sống không lành mạnh- sống ảo.

Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi, Sống ảo là gì? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cứ chìm đắm, đêm mê vào lối sống không hiện thực này?

Sống ảo là một cách sống không thực tế, hoang tưởng, mờ hồ, không tồn tại trong cuộc sống. Sống ảo khiến cho các bạn trẻ đánh mất đi quyền giao lưu, quyền được vui chơi tham gia vào những chương trình, vào những hoạt động ngoại khóa mà ở đó các bạn có thể trực tiếp kết bạn, trực tiếp trò chuyện với những con người thật. Và  bạn ngồi đó và chỉ cần gõ, một cú click chuột là có thể kết bạn giao lưu với mọi người trên khắp thế giới. Đây cũng chính là lẽ mà rất nhiều bạn đam mê nó. Trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram, Zalo, Twitter…và vô số trang mạng xã hội khác nữa. Việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, khoảng cách như được thu hẹp lại, vì thế làm sao mà chúng ta không đam mê, không yêu thích. Nhưng nếu nó trở nên quá mức. Hàng giờ, hàng ngày bạn ngồi trước màn hình máy tính, nhắn tin trò chuyện với những người mới quen, những nguwoif xa lạ. Nhưng! Những người bạn ngoài đời, những người thân quen của bạn thì dường như bạn đang quên mất họ, bỏ qua sự tồn tại của họ. Một thế giới ảo, tạo cho bạn một viễn tưởng về cuộc sống vô cùng tươi đẹp và hấp dẫn. Trên đó, mỗi người có thể xây dựng cho mình một hình tượng trong mơ, những ngôi nhà, những hình ảnh tuyệt đẹp, và có vô số vô số những người bạn nhưng chưa bao giờ gặp mặt ở ngoài cuộc sống. Và vì thế, nhiều hệ lụy đã xảy ra, vì muốn được tung hô, nổi tiếng, nhiều bạn trẻ đã biến mạng xã hội là một bước đã tiến thân, đăng những hình ảnh không lành mạnh để mong nhận được sự chú ý của mọi người, hay sử dụng những lời nói không văn mình nhằm thể hiện bản lĩnh của mình. Những anh hùng bàn phím được ra đời từ đây. Những người đó đã gây ra không ít những mâu thuẩn, những thông tin sai lệch cho mọi người, Hệ lụy cao hơn, đó chính là làm ảnh hưởng xấu đến người khác, mang một lối sống lệch lạc, tinh thần không ổn định, khiến không ít người đi theo vết xe đổ này. Việc giao lưu, kết bạn trên mạng đã xuất hiện nhiều tình yêu online. Đây không hẳn là tình trạng xấu, điều sai, nhưng nó cũng gây ra nhiều trường hợp không tốt, như dễ bị lợi dụng, lừa lọc, và trở thành mục tiêu của rất nhiều kẻ xấu. Kết quả để lại là sự hối hận, mất mát cả về vật chất lẫn tinh thần. Thật sự đây là điều nguy hiểm mà các bạn khó có thể lường trước được.

Khi các bạn dành thời gian lên mạng, chìm đắm vào một thế giới ảo không hiện thực thì đến lúc bước ra thế giới thật, các bạn sẽ cảm thấy mình bị bỏ rơi, cảm thấy lạ lẫm, không thể nào xác định cho mình được một hướng đi đúng đắn. Đôi khi trầm trọng hơn, là lúc bạn nhận ra, tình cảm của mình và bố mẹ ngày càng bị rạn nứt, bạn bè của bạn sẽ xa lánh bạn. Xã hội phát triển là điều tốt, một thế giới mà sự kết bạn và giao lưu được nhanh chóng và xích lại gần nhau hơn nhưng hãy cho nó đi vào một hường đúng và hợp lý. Đừng sống ảo.

Sống ảo chính là một căn bệnh khó có thể chữa được. Nó như con sâu đang ăn dần sức khỏe và tinh thần của các bạn trẻ. Vì vậy, hãy sống lành mạnh, sử dụng mạng xã hội hợp lý, hãy để nó là một phương tiện giúp bạn phát triển và tốt hơn. Đừng để nó giết chết đi tâm hồn của bạn.

13 tháng 12 2020

hiện tượng trên là ko được

1. xét về học sinh sử dụng

- gây ảnh hưởng đến việc học tập

- có thể bị thầy cô giáo thu gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình

- mất uy tín của thầy cô, cha mẹ 

2xét về những người xung quanh

- ảnh hưởng đến viêc học tập của những người xung quanh

27 tháng 4 2021

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, điện thoại di động ngày càng trở thành một công cụ liên lạc giải trí không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Đối với độ tuổi từ 25 trở lên, thậm chí nhỏ tuổi hơn có thể nói rằng trung bình mỗi người sở hữu cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Vì vậy, vấn đề sử dụng điện thoại của học sinh hiện nay đang là một vấn đề mà cả xã hội quan tâm bởi những hệ lụy của nó là không hề nhỏ.

Có nhiều em trong lớp học không chú ý nghe giảng mà chỉ tập trung nghe nhạc hoặc nhắn tin cho bạn hết cả tiết. Điều này dẫn đến sự mất tập trung trong giờ học và lượng kiến thức đạt được. Người viết bài này đã không ít lần khi đang say sưa giảng bài trên lớp, chợt một điệu nhạc chuông vang lên khiến cả lớp mất tập trung, cô giáo lại phải dừng lại nhắc nhở dẫn đến cắt ngang mạch cảm xúc, làm giảm hiệu quả của tiết dạy. Đó là chưa kể cá biệt có em còn xem phim trong lớp học. Mà không phải chỉ xem một mình: các em cùng bàn túm năm tụm ba xem, không để ý đến lời cô giáo giảng. Thậm chí xem những phim có nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy ảnh hưởng đến nhân cách của tuổi mới lớn.Gần đây, nhiều em còn có “trò đùa” ác ý bằng cách chụp những bức ảnh “dìm” ở tư thế hớ hênh, khó coi của bạn rồi phát tán lên mạng xã hội. Có những em còn tổ chức “đánh hội đồng” bạn mình rồi quay clip tung lên mạng làm ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và thể diện của bạn… dẫn đến hậu quả khôn lường: có bạn vì xấu hổ mà phải bỏ học, hoặc có ý định tự tử sau khi ảnh và clip đã được phát tán khắp nơi trên mạng xã hội. Nhiều em buổi tối ngồi học nhưng 3/4 thời gian tập trung để lướt trên điện thoại di động, nhiều em còn thẳng thắn thừa nhận rằng: không có điện thoại để lướt thì không thể tập trung học hành.
Vấn đề sử dụng điện thoại ở học sinh hiện nay có thể nói là con dao hai lưỡi đối với học sinh. Bên cạnh những lợi ích điện thoại di động mang lại thì ta không thể làm ngơ đến những hệ lụy mà việc sử dụng điện thoại mang lại cho học sinh hiện nay. Sử dụng điện thoại có thể gây nghiện trong học sinh, nhiều học sinh mải mê dùng điện thoại lên facebook mà quên nhiệm vụ học hành, nhiều bạn học sinh lại thức đêm xơ xác đi không phải vì học hành mà để chơi game trên điện thoại, nhiều bạn lại nghiện nhắn tin chat chit yêu đương mà vướng vào việc yêu sớm… Bên cạnh đó, điện thoại là phương tiện đưa các em học sinh đến với những clip nóng, đồi trụy, bạo lực.
kết bài: khuyên + liên hệ ok

24 tháng 12 2023

Hiện tượng sử dụng chất gây nghiện trong học đường ngày nay là một vấn đề đáng lo ngại và cần được quan tâm. Đây là một hiện tượng có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của các em học sinh.

Sự sử dụng chất gây nghiện trong học đường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm áp lực học tập, cảm giác căng thẳng, muốn tăng cường khả năng tập trung và năng suất làm việc. Tuy nhiên, việc sử dụng chất gây nghiện không chỉ không giải quyết được vấn đề này mà còn tạo ra những hệ quả tiêu cực.

Việc sử dụng chất gây nghiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và thể chất của học sinh. Chất gây nghiện có thể gây ra các vấn đề như mất ngủ, lo âu, trầm cảm, suy giảm khả năng tư duy và học tập. Ngoài ra, sử dụng chất gây nghiện cũng có thể gây ra các vấn đề về hành vi, như xâm phạm quyền riêng tư, vi phạm luật pháp và gây rối trật tự trong học đường.

Để giải quyết vấn đề này, cần có sự tham gia và hỗ trợ từ các bên liên quan, bao gồm gia đình, trường học và cộng đồng. Các biện pháp như tăng cường giáo dục về tác hại của chất gây nghiện, xây dựng môi trường học tập lành mạnh và hỗ trợ tâm lý cho học sinh có thể giúp ngăn chặn và giảm thiểu hiện tượng này.

Ngoài ra, cần tạo ra một môi trường học tập thoải mái và không gây áp lực quá lớn cho học sinh. Đồng thời, cần khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và thể dục để giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tâm lý.

Tóm lại, hiện tượng sử dụng chất gây nghiện trong học đường ngày nay là một vấn đề nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, cần có sự tham gia và hỗ trợ từ các bên liên quan và tạo ra một môi trường học tập lành mạnh và thoải mái cho học sinh.

 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
8 tháng 1 2023

Mạng xã hội là một phương tiện kết nối con người với con người. Bên cạnh đó, nhờ có mạng xã hội mà những thông tin được lan truyền cực kì nhanh chóng. Chỉ cần một cú click chuột hay gõ một từ khoá tìm kiếm chúng ta có thể biết đầy đủ thông tin, cập nhật những tin tức mới nhất. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng là con dao hai lưỡi có thể làm ảnh hưởng đến tinh thần, thậm chí đe doạ đến tính mạng con người, đặc biệt hiện tượng làm nhục trên mạng xã hội ngày nay dường như là một " trào lưu" được đông đảo mọi người tham gia và xem đó là thú vui.

Làm nhục là một hành vi gây tổn thương đến danh dự và nhân phẩm của người khác bằng những phương tiện như ngôn ngữ hay hành động, khiến người bị xúc phạm cảm thấy áp lực, tiêu cực trong suy nghĩ gây nên những hệ lụy nghiêm trọng. Khi mạng xã hội phát triển, nhiều người lợi dụng nó làm nơi trút bỏ những bức xúc của bản thân, rồi buông lời lẽ thô tục, chửi rủa, lăng mạ, hạ uy tín của người khác, kêu gọi những người đồng quan điểm, ùa theo nói xấu, đe doạ người khác. Nhiều học sinh vì một chuyện nhỏ nhặt, lên Facebook chửi cô thầy là ông nọ bà kia, nói năng cộc lốc ,vô lễ, thậm chí còn bịa chuyện để làm thầy cô mất mặt. Thành phần khác vì tức giận ba mẹ mà lên mạng than vãn, chửi rủa: " Ông ấy không phải là cha tôi, ông ấy thật tàn nhẫn" kèm theo đó là những dòng bình luận tỏ thái độ bất bình, vô lễ với người lớn. Nhiều học sinh, sinh viên xem đó như là một công cụ để lăng nhục bạn bè, vào chửi rủa nhau bằng những ngôn ngữ thô tục, khó chấp nhận. Thậm chí gây gổ đánh nhau, giật tóc, lột hết quần áo của bạn mình rồi quay video đăng lên mạng xã hội để mọi người vào bàn tán, khiến xôn xao trong dư luận. Đặc biệt, một bộ phận giới trẻ , vì đam mê các thần tượng của mình mà đi lăng nhục, chửi rủa những người khác được xem là "đối thủ" của thần tượng họ với những lời lẽ vô cùng khiếm nhã, tiêu cực. Nhiều người sẵn sàng buông những lời lẽ thoá mạ người khác mà không hề nghĩ đến cảm xúc của họ, chỉ biết a-dua, fan phong trào mà vào làm những "anh hùng bàn phím" xúc phạm người khác thậm tệ, dù chưa biết mọi chuyện thực hư.

Những hành làm nhục, xúc phạm người khác trên mạng xã hội đã để lại những hậu quả nghiêm vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là với "nạn nhân"- những người bị làm nhục. Những người bị xúc phạm, lăng nhục sẽ cảm thấy áp lực kinh khủng. Họ phải gặm nhấm nỗi đau với những lời lẽ thiếu suy nghĩ từ cư dân mạng, thậm chí nhiều người vì căng thẳng quá mức mà tìm đến cái chết. Một số khác, bị rối loạn tinh thần, vì sợ mất mặt mà mặc cảm, tự ti, không dám đến trường, bước ra xã hội.

Ai cũng có quyền tự do ngôn luận, nhưng không ai có quyền xúc phạm danh dự, nhân phẩm, và xâm phạm thân thể của người khác. Hãy là những người hành xử văn minh, tôn trọng người khác như đối với chính mình, xây dựng một môi trường xã hội mạng văn hoá, an toàn, thân thiện và phát triển.

18 tháng 11 2016
     Trong lúc thầy cô đang say sưa giảng bài thì bỗng dưng tiếng chuông điện thoại vang lên: reng reng … Như một phản xạ tự nhiên thầy cô sẽ ngưng giảng, nhìn về phía phát ra âm thanh. Rõ ràng điều này đã làm gián đoạn mạch cảm xúc, tư duy của thầy cô giáo, làm bài giảng phải ngưng lại và làm ảnh hưởng đến các bạn khác trong lớp đang chăm chú theo dõi bài học. Kết luận thứ nhất: Việc sử dụng điện thoại trong giờ học làm gián đoạn sự học của mọi người và làm đứt mạch giảng bài của thầy cô giáo.

Khi bạn đang theo dõi bài học, thì giật mình vì điện thoại reo lên: reng reng … Bạn sẽ phải bắt máy, rồi xin phép thầy cô ra ngoài. Điều này vô tình làm bạn không theo kịp nhịp bài học, bởi sau khi bạn quay vào lớp thì thầy cô đã giảng sang phần khác rồi.

Nhiều bạn để điện thoại ở chế độ rung hoặc chế độ im lặng trong tiết học, nhưng một lúc lại mở lên xem có ai nhắn gì không? Điều này vô tình làm bạn mất tập trung, tâm trí phân hai nên việc theo dõi bài giảng của thầy cô không thông suốt. Do đó việc tiếp thu bài của bạn bị hạn chế, nhiều lúc ngơ ngác không hiểu thầy cô đang nói gì.

Với một số điện thoại thông minh (smart phone) có thể kết nối internet và mạng xã hội như facebook, G+, … càng làm cho bạn mất thời gian vào những chuyện online hơn nữa. Thậm chí có bạn còn đeo tai phone nghe nhạc, xem phim, quay phim, chơi game, … trong giờ học và xem đó như một mốt thời thượng. Thay vì chú tâm vào bài giảng của thầy cô, bạn lại say sưa với những trò giải trí trên điện thoại, còn tâm trí đâu mà học với hành nữa.

45 phút trôi qua rất nhanh chóng, chỉ vài bài nhạc hay vài level trong trò chơi là hết một tiết học. Do đó, trong giờ học các bạn nên tắt nguồn điện thoại để toàn tâm, toàn ý chăm chú lắng nghe thầy cô truyền thụ kiến thức, chỗ nào không hiểu phải hỏi lại ngay. Có như thế tiết học của bạn mới đạt hiệu quả cao.

Cha mẹ của bạn làm việc rất vất vả mới có đủ tiền để nuôi và đóng học phí cho bạn đến trường. Hãy trân trọng những đồng tiền do cha mẹ bạn làm ra, cũng như trân trọng những giọt mồ hôi cực khổ, nhọc nhằn của cha mẹ bạn vậy. Ngay cả cái điện thoại của bạn đang sử dụng cũng là công sức không nhỏ của cha mẹ mới có thể mua được cho bạn đấy.

Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Nghề nghiệp sau này của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó – Đừng để điện thoại huỷ hoại tương lai của mình các bạn nhé!
23 tháng 9 2018

Viết bài văn nghị luận về hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. HS có thể lựa chọn những đồ dùng khác nhau như phấn, bảng, bút...Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

     

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng nghiện internet của giới trẻ ngày nay – thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và hướng giải quyết.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích nghiện internet là gì? (2đ):

      + Là hiện tượng phổ biến, đáng báo động của giới trẻ ngày nay.

      + Nghiện là sự lặp lại liên tục của một hành vi bất chấp hậu quả xấu hoặc sự rối loạn thần kinh để dẫn đến những hành vi như vậy. Nghiện internet là việc dành phần lớn thời gian để dùng internet đến mức không thể kiểm soát, tách rời hay sống thiếu nó được.

   - Phân tích – chứng minh (5d):

Biểu hiện:

      + Thờ ơ với mọi thứ xung quanh, chỉ tập trung vào internet thời gian dài và liên tục.

      + Bần thần, thẫn thờ nếu không được sử dụng internet.

      + Sống không giao lưu với ai ngoài các thiết bị internet, xa cách cộng đồng.

Thực trạng:

      + Công nghệ thông tin phát triển, thiết bị ngày càng được trang bị hiện đại, các quán net mọc lên như nấm, phục vụ 24/24.

      + Các trò chơi trên internet được sáng tạo ra ngày một nhiều hơn.

      + Số lượng người thường xuyên sử dụng internet vào mục đích giải trí đến mức say mê ngày một nhiều.

Nguyên nhân:

      + Thời đại công nghệ số, khoa học máy tính phát triển ở mức độ cao, nhiều trò chơi được tạo ra trên internet có sức hấp dẫn mạnh mẽ.

      + Cha mẹ buông lỏng quản lí con cái, không quan tâm đến con, để chúng làm theo ý thích.

      + Lối sống buông thả, ham chơi của một bộ phận giới trẻ.

Hệ quả:

      + Theo một nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm, tự kỉ...

      + Tốn thời gian, tiền bạc.

      + Ảnh hưởng đến công việc, học tập.

      + Sống ảo, thờ ơ với cuộc sống thực tại.

Giải pháp:

      + Tuyên truyền về sử dụng internet một cách khoa học.

      + Thắt chặt quản lí đối với các quán game online phục vụ 24/24.

      + Mở ra nhiều sân chơi bổ ích cho giới trẻ tham gia thay vì ngồi trước màn hình máy tính.

   - Bình luận (2đ):

      + Nghiện internet là thói quen xấu, cần loại bỏ.

      + Bài học nhận thức và hành động: chú tâm vào học tập, tham gia các câu lạc bộ/ hoạt động bổ ích cho sức khỏe; tuyên truyền với các bạn về tác hại của nghiện internet...

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại vấn đề: mọi người cần chung tay đẩy lùi hiên tượng nghiện internet, dành thời gian cho gia đình, công việc...

1 tháng 5 2022

Tham khảo

Biến đổi khí hậu là một hiện tượng đang thu hút được sự chú ý của đông đảo người dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Quan sát thực tế chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, khí hậu ngày càng biến đổi rõ rệt. Ở nước ta, hiện tượng mùa hè ngày một gia tăng trong khi mùa đông như chẳng hề xuất hiện. Vậy nguyên nhân do đâu làm xuất hiện tình trạng này? Trước hết là do sự tác động quá lớn của con người lên môi trường sống. Chúng ta đang không ngừng thải các chất độc ra môi trường biển, đất,... hay đốt rác thải,... Chính những việc làm đó đã làm khí hậu chịu tác động đáng kể. Hơn thế nữa, nguyên nhân còn là do sự ấm lên toàn cầu và hiện tượng nhà kính. Trước những nguyên nhân to lớn đó, biến đổi khí hậu đã gây ra vô số hệ quả to lường. Trước hết là hiện tượng băng tan và nước biển ngày môt dâng cao. Tiêu biểu như ở đất mũi Cà Mau, biển ngày một lấn vào đất liền, khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn đáng kể. Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và động vật. Vỡi những hệ lụy to lớn đó, chúng ta phải ra sức ngăn chặn tình trạng này bằng nhiều biện pháp thiết thực khác nhau, tiêu biểu như, không đốt rừng làm nương rẫy, không xả chất thải ra môi trường khi chưa qua xử lý,... Qua đây, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức trách nhiệm về hiện tượng biến đổi khí hậu, từ đó hãy cùng nhau xây dựng một môi trường sống an toàn, xanh - sạch - đẹp. 

1 tháng 5 2022

TK:  Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn địa cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu. Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Bên cạnh đó, việc con người thường tàn phá rừng không thương tiếc đã gây nên biến đổi khí hậu. Là một người Việt trẻ tôi hay các bạn chúng ta cần chung nhau chung sức góp sức nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ môi trường sống của chúng ta trong tương lai.