K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2021

Giúp em vs ạ

18 tháng 9 2021

Tham khảo:

   Ở Hà Nội có lưu giữ một quần thể di tích lịch sử văn hóa gồm đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Châu và giếng Ngọc. Gây dựng nên từ lịch sử là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy kể về quá trình An Dương Vương xây thành và chế tạo nỏ thần thành công nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, hai là kể về nguyên nhân khiến cơ đồ nhà nước Âu Lạc “đắm biển sâu” liên quan đến mối tình Mị Châu- Trọng Thủy. Trước tấn bi kịch đó là do sự lơ là cảnh giác của An Dương Vương và sự nhẹ dạ cả tin của Mị Châu trong việc giải quyết mối quan hệ quyền lợi dân tộc, đất nước với hạnh phúc cá nhân riêng tư. Hình ảnh nhân vật Mị Châu vừa cảm thấy đáng thương vừa đáng trách.

         Bằng việc lấy chi tiết, nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử kết hợp với yếu tố hư cấu làm nên thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy đã khắc họa lại việc xây thành Cổ Loa của An Dương Vương, chế tạo nỏ thần và đánh thắng quân xâm lược. Vì sự chủ quan của An Dương Vương cũng như âm mưu gả con trai cho công chúa Mị Châu làm gián điệp âm mưu cướp nỏ thần đã dẫn đến việc nước Âu Lạc bị sụp đổ. Hình ảnh “ngọc trai- giếng nước” tượng trưng cho tấm lòng trong sạch của nàng Mị Châu.

         Xét về việc Mị Châu là một người vợ, nàng đã hoàn thành bổn phận, nàng đã trao cả tình yêu, cả giang sơn đất nước cho người chồng của mình. Nàng đã dâng hiến hết mình cho Trọng Thủy dù cho chàng lừa dối nàng. Người xưa có câu: “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, đó là đúng đạo nghĩa của một người phụ nữ thời phong kiến. Cũng chính vì như thế, mà Mị Châu đáng thương hơn bao giờ hết, việc hôn nhân của nàng không thể tự mình quyết định, việc lấy Trọng Thủy đã được vua cha sắp đặt. Nàng theo chồng nàng đó là đạo nghĩa vợ chồng. Và với sự ngây thơ, trong sáng của mình, nàng hết lòng yêu chồng, tin tưởng chồng mới cho Trọng Thủy xem nỏ thần và tạo cơ hội cho hắn lấy cắp nỏ thần. Cuối cùng, trong tình yêu và đạo nghĩa làm vợ, nàng đã làm tròn bổn phận của mình.

         Xét về đạo nghĩa với đất nước thì nàng sai hoàn toàn, khi nàng đã tiếp tay cho kẻ thủ thực hiện âm mưu cướp nỏ thần, là người tiếp tay cho giặc đầy cha mình vào đường cùng, đẩy đất nước Âu Lạc xuống biển sâu. Nàng mang trong mình trọng tội với đất nước. Nàng yêu người đàn ông ấy một cách mù quáng, cho hắn xem nỏ thần và tạo cơ hội cho Trọng Thủy lấy cắp nó, không những vậy còn rắc lông ngỗng chỉ đường làm dấu cho kẻ thù tìm thấy mình và cha, đẩy cha mình vào đường cùng không lối thoát. Cuối cùng, trước sự mê muội, mù quáng của Mị Châu, An Dương Vương đã tuốt kiếm chém chết Mị Châu. Hành động đó như chính là sự trừng phạt nghiêm khắc lên kẻ mù quáng tiếp tay cho giặc, đó là sự răn đe, một bài học lịch sử cho con cháu sau này.

         Nhân dân ta vẫn bày tỏ một tấm lòng nhân từ trước sự trong sáng của nàng mà thêm chi tiết ngọc trai- giếng nước. Hình ảnh đó như chứng minh cho lời khấn trước khi chết của nàng “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Đó chính là niềm tiếc thương cho thân phận Mị Châu, một nàng công chúa với số phận bi đát, tội nghiệp.

         Suy cho cùng, nhân vật Mị Châu đã để lại trong lòng người đọc nhiều trăn trở. Nàng thật đáng thương khi tình yêu trong sáng bị lừa dối, phản bội nhưng cũng thật đáng trách khi quá mù quáng trao hết lòng tin cho kẻ thù. Như có người đã khẳng định: "Phút sai lầm của một người, dân tộc phải trả giá bằng ngàn năm nô lệ. Tội đó của Mị Châu không thể dung tha." Cuộc đời của Mị Châu như một bài học quý báu của chúng ta về việc xem nhẹ lợi ích của quốc gia mà tin vào tình yêu một cách mù quáng.

Trọng Thủy hối hận về những việc làm sai của mình đã khiến cho người chàng yêu thương nhất phải chết trong khi nàng không biết nàng đã làm sai điều gì. Một hôm chàng đi ra giếng, nhìn xuống đấy giếng chàng nhìn thấy hình bóng Mị Châu, chàng nhảy xuống đó không một chút lưỡng lự. Chàng không biết chàng đã ôm được Mi Châu vào lòng chưa nhưng khi tỉnh dậy chàng ở một nơi hoàn toàn khác, khắp nơi toàn nước là...
Đọc tiếp

Trọng Thủy hối hận về những việc làm sai của mình đã khiến cho người chàng yêu thương nhất phải chết trong khi nàng không biết nàng đã làm sai điều gì. Một hôm chàng đi ra giếng, nhìn xuống đấy giếng chàng nhìn thấy hình bóng Mị Châu, chàng nhảy xuống đó không một chút lưỡng lự. Chàng không biết chàng đã ôm được Mi Châu vào lòng chưa nhưng khi tỉnh dậy chàng ở một nơi hoàn toàn khác, khắp nơi toàn nước là nước. Một điều kì lạ là chàng vẫn thở được bình thường dưới nước. Chàng nhìn thần Kim Quy và vua An Dương Vương, ngay từ lúc nhìn thấy chàng vua đã tiến đến toan chém chàng vì hận nhưng thần Kim Quy ngăn cản lại. Sau một hồi van nài thần Kim Quy cho chàng gặp lại Mị Châu.
Bước dần vào phía trong long cung, chàng trông thấy một người con gái đang ngồi trước gương thẫn thờ trải tóc. Dáng nàng yêu kiểu tỏa sáng, mái tóc nàng theo làn nước trải ra dài mượt mà bóng bẩy. Trọng Thủy cất tiếng gọi Mị Châu. Người con gái ấy đang trải tóc bỗng rơi chiếc lược trên tay, nàng thẫn thờ quay ra vì tiếng gọi nghe sao quen thuộc thế. Ngay sau khi nhìn thấy chàng nàng nở một nụ cười thương nhớ.
Trọng Thủy chạy tới bên nàng toan ôm nàng vào lòng cho thỏa lòng mong nhớ bao ngày thì bị nàng đẩy ra và nhìn bằng một ánh mắt đầy căm hận. Nàng rút thanh gươm của lính canh kề sát vào cổ chàng liên tục hỏi “Tạ sao ngươi lại phụ ta, tại sao khiến cho ta chết trong oan ức, tại sao khiến cha ta mất nước mất dân?”. Trọng Thủy giàn giụa nước mắt chàng xin Mị Châu bình tĩnh để chàng kể câu chuyện riêng của mình. Trọng Thủy nói chàng không muốn làm như thế nhưng vì vua cha đe dọa nếu không làm như vậy thì mẹ của chàng sẽ bị đối sử tệ bạc. Phận làm con chàng không thể nào để mẹ phải chịu đau đớn. Chàng bị ép phải làm như thế cho nên khi nàng đi, chàng có dặn mặc áo lông ngỗng để chàng tìm ra và chàng sẽ đưa nàng đến một nơi khác để sinh sống. Nàng không tin, ánh mắt náng ánh lên một nỗi hận thù như muốn giết chàng ngay tức khắc.
Chàng hiểu được điều đó tay trần cầm thanh gươm, máu từ tay đổ ra nhỏ xuống hòa vào làn nước long cung. Nàng nhìn thấy thế lại xót thương chàng nhưng lại không muốn tha thứ cho chàng. Mị Châu nói “chỉ vì hành động của người mà ta chết mà không biết lí do tại sao ta chết, tại sao người không nói thật lòng với ta”.
Chứng kiến cảnh tượng đau lòng của hai người yêu nhau mà vì cha mẹ, vì những mối quan tâm khác khiến cho họ phải chia lìa, vừa yêu lại vừa hận thần Kim Quy bước ra nói: ““Ở đời đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại”, Trọng Thủy tuy làm điều sai trái nhưng bị ép buộc, hơn nữa hắn yêu con thật lòng vì thế con nên tha thứ cho hắn. Chính bởi vì con chết oan uổng không biết lí do và cũng chính bởi Trọng Thủy bị ép làm điều sai trái cho nên ta mới cho các con gặp nhau ở đây”. Nói đoạn thần tiếp “Còn An Dương Vương , ông là một vị vua hết lòng yêu nước, quy luật của đất nước là vậy, rồi mai này đất nước của ông, con dân của ông sẽ được thái bình, công lao của ông sẽ được ghi trong sử sách. Nay các người được ta ưu ái cho sống ở nơi đây thì hãy cùng nhau sống cho trọn nghĩa cha con, trọn nghĩa vợ chồng”.
Vâng lời thần Kim Quy, ba người nhận ra những sai lầm và tha thứ cho nhau. An Dương Vương tiến tới con gái và con rể nắm lấy tay của họ. Ba người ôm nhau khóc giàn giụa. Kể từ đó họ sống dưới long cung hạnh phúc trọn đời.

2
7 tháng 1 2022

sai môn

7 tháng 1 2022

có đoạn văn r thế đầu bài đâu?

20 tháng 10 2018

Chi tiết hư cấu sau cái chết của Mị Châu mang những ý nghĩa:

    + Mị Châu bị kết tội, bị chính cha của mình trừng trị là một dứt khoát. ⇒ hành động này xuất phát từ tinh thần yêu nước, căm ghét kẻ bán nước của dân tộc ta.

    + Máu của Mị Châu biến thành ngọc trai, xác biến thành ngọc thạch đã thể hiện cái nhìn cảm thông, bao dung với nàng của nhân dân.

    + Cái chết của Mị Châu là lời nhắn nhủ của tác giả dân gian đối với việc giải quyết mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung, giữa tình cảm cá nhân với lợi ích của cả quốc gia.

23 tháng 10 2021

Mị Châu là người trong sáng ngây thơ, ngốc nghếch tin vào lời Trọng Thủy rồi tự hại mình diệt tộc. Điều đó cũng nói rằng không nên tin người khác mà chưa biết rõ về người đó để rồi lại bị lừa.

4 tháng 12 2016

1.

Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.

Khu đất chọn để đắp thành là một quả đồi đất rắn như đá. Ðám đông người hì hục đào đất, khuân đất hết ngày nọ sang ngày kia, tòa thành cao dần. An Dương Vương cùng đoàn tùy tùng đến xem rất lấy làm hài lòng, cho là một tòa thành có thể đứng vững muôn đời, sấm sét không lay chuyển, mưa bão không làm sạt được, và quân giặc cũng không thể phá nổi.

Nhưng một đêm cả bức tường thành quanh co đều đổ sập xuống như đất bằng. Vua An Dương Vương đến xem rất lấy làm tức giận. Ngài hỏi dò dân chúng gần đó, họ kể lại: Ban đêm họ nghe thấy những bước chân rầm rập ở các khắp ngã kéo đến với những tiếng xì xào có thể là ma quỉ. Người đâu mà lại đông đến thế ! Họ sợ quá nên không dám nhìn ra. Rồi họ lại nghe những tiếng đổ ầm ầm như sấm dậy.

An Dương Vương sai các tướng lãnh đốc thúc đắp lại thành cho kỳ được. Ðám người hăng hái đắp lại không ngừng. Tường thành mỗi ngày một cao dần và lại cao như tường thành cũ. Nhưng rồi một đêm cả dãy tường thành lại sập xuống như đất bằng. An Dương Vương sai người đi hỏi dân chúng ở gần đó thì họ lại nói như trước. Ban đêm họ cũng nghe thấy những bước chân rầm rập như thiên binh vạn mã trẩy qua rồi lại những tiềng huỳnh huỵch tiếp đến những tiếng ầm ầm như sấm động.

An Dương Vương lại xem chỗ địa thành để cầu trời phù hộ mình đắp cho xong tòa thành. Vua đi vòng quanh chân tường vừa đi vừa suy nghĩ. Ðột nhiên vua thấy một ông già râu tóc bạc từ phía xa đi lại. Ðến gần An Dương Vương ông tự xưng mình là thổ thần của vùng đất này, nói với vua rằng:

- Nhà vua đừng lo, sáng mai nhà vua ra đợi ở bờ sông sẽ có sứ giả Thanh Giang đến giúp nhà vua đắp thành.

Nói xong ông già biến mất.

Hôm sau mới tờ mờ sáng, An Dương Vương đã ra tận bờ sông để đợi Giang sứ. Vừa bắt đầu tan sương thì có một con rùa vàng rất lớn nổi lên mặt sông từ phía Ðông bơi vào bờ đến gần nhà vua, rùa tự xưng mình là thần Kim Quy sứ giả của vua Thủy Tề. An Dương Vương sai đặt Giang sứ lên một chiếc mâm vàng và khiêng vào cung. Vua hỏi kế đắp thành, thần Kim Quy bảo rằng:

 

 

- Ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống lâu năm thành tinh có phép biến hoá khôn lường. Nó thường hãm hại khách qua đường và khách ngủ ở quán trọ trong vùng này. Các vua thời trước cùng bọn nhạc công chết đi đều chôn ở núi Thất Diệu, những u hồn ấy từ lâu không tan lẩn khuất trong khe đá ở hang sâu. Những u hồn ấy có thù với nhà vua nên đêm thanh vắng họp thành từng đàn từng lũ đến xúi dục con tinh gà trắng phá thành đang xây của nhà vua. Con tinh gà trắng đã dẫn những u hồn ấy đến chân thành dùng phép ma phá đổ tường thành rồi gần sáng lại bay về núi. Con tinh gà trắng có tiền duyên với con gái lão chủ quán gần chân núi nên hay hiện hình làm khách bộ hành ghé vào nhà lão khi thì nhập vào con gái lão khi thì nhập vào con gà trắng của lão. Muốn đắp cho được thành, trước hết phải trừ cho tiệt giống yêu ma và giết đứa con gái cùng con gà trắng của lão chủ quán kia đi.

 

Nghe lời thần mách bảo, Vua sai mấy viên tướng đem quân vào rừng mai phục rồi vua cải trang cùng thần Kim Quy giả làm khách bộ hành đến quán xin ngủ trọ. Chủ quán từ chối lấy cớ là trong núi có nhiều yêu quái hay làm hại khách đi đường. Nhưng An Dương Vương và thần Kim Quy nhất định xin ở. Chủ quán phải chiều theo ý hai người.

 

Ðêm đêm An Dương Vương nghe thấy những bước chân rầm rập ở ngoài. Những bước chân từ khắp các ngả đi lại rộn ràng rồi thốt nhiên có bàn tay rất mạnh đập vào cái phên nhà lão chủ quán tiếp đến tiếng gọi người con gái lão. Thần Kim Quy lên tiếng nạt nộ, tiếng ngoài im ngay. Những tiếng chân bước cũng xa dần.

Gần sáng lại có những tiếng chân rầm rập ở ngoài, thần Kim Quy bảo An Dương Vương mở cửa phên ra gọi quân mai phuc đuổi theo đám yêu tinh đang rút lui về Thất Diệu, quân lính vừa đuổi vừa giương nỏ bắn theo. Cứ một loạt tên bay đi là lại nổi lên những tiếng ma kêu quỷ khóc rùng rợn. Tiếng rên rỉ khóc than mỗi lúc một thưa dần. Ðến khi mặt trời mọc thì yêu khí tan. Quân lính của An Dương Vương đào được rất nhiều hài cốt và nhạc khí cổ trong các hang núi, họ chất thành từng đống cao đốt đi rồi tro than đổ xuống suối cho tan hẳn oan hồn.

An Dương Vương và thần Kim Quy trở về quán trọ bảo chủ quán hiến cho mình con gà trắng để tạ trời đất. Gà vừa bị cắt tiết thì con gái chủ quán cũng lăn ra chết. Giữa lúc ấy có một con chim tứ trong nhà bay vụt ra, thần Kim Quy biết đó là con yêu tinh đã tìm đường chạy trốn, liền tung phép giết chết.

Yêu ma đã trừ xong, thần Kim Quy lại hiện nguyên hình là con rùa vàng rất lớn. Thần rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng:

 

- Nhà vua giữ lấy móng chân này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng ngìn quân giặc.

Nói xong, thần biến mất, nhờ có thần Kim Quy trừ hết yêu ma. An Dương Vương ra lệnh cho quân lính và nhân dân xây lại thành. Chẳng bao lâu tòa thành đắp xong, rộng tới ngàn trượng, vừa dầy vừa cao xoáy vòng như hình con ốc, nên gọi là Loa thành.

2.

Bốn câu thơ nói về truyện Mị Châu-Trọng Thủy.Tôi liên tưởng đến việc "dại dột" của Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần và còn đánh dấu đường cho giặc đuổi An Dương Vương.

20 tháng 3 2020

Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp theo)