K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2019

Bạn tham khảo bài viết về nhân vật yêu thích - Dượng Hương Thư này nhé!

Chúc bạn một buổi trưa vui vẻ ~! ❤‿❤ 

Trong bài văn "Vượt thác", dượng Hương Thư là 1 người mạnh khỏe, oai vệ và dũng mãnh. Những động tác thả sào, rút sào của dượng trong hành trình vượt sông Thu Bồn nhanh như cắt giấy. Hình ảnh đó trái ngược với dượng Hương Thư ở nhà ai gọi cũng dạ dạ vâng vâng. Trong khi vượt thác, hình ảnh ngoại hình của dượng Hương Thư được bộc lộ rõ nhất: dượng có cơ bắp cuổn cuộn, thân hình rắn chắc, tay cầm chặt khúc sào ghì chặt xuống nước và được tác giả so sánh như người anh hùng của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Sau khj vượt thác xong, dượng Hương Thư cùng mọi người nắm nghỉ, mặt đỏ tía, miệng thở hổn hển nhưng nét mặt vui mừng như thể vừa trút đi mọi gánh nặng. Vài phút sau, họ đã tới được nơi cần đến. Cây cối, bờ cát hiện ra. Cảnh quang bây giờ sao hùng vĩ thế. Vậy là hành trình vượt thác của họ đã thành công. 

7 tháng 3 2019

bn phải tự trả lời chớ, em thích mà 

4 tháng 1 2022

Trong các văn bản truyện đã học, em thích nhất nhân vật Thánh Gióng
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

đừng viết trên mạng nhé chị

 

Câu 1: Con hổ có nghĩa( Vũ Trinh)

-Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng(Hồ Nguyên Trừng)

-Chuyện người con gái Nam Xương(Nguyễn Dữ)

-Chuyện cũ trong phủ chúa(Phạm Đình Hổ)

   Tôi thích nhất là bài " Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng, vì tôi rất ngưỡng mộ tấm lòng cao thượng, không sợ uy quyền của người bề trên.

   Câu 2:

Công cha nghĩa mẹ được nói đến nhiều trong ca dao. Bài ca dao “Công cha như núi Thái Sơn” hầu như em bé nào cũng đã “uống” qua lời ru ngọt ngào của mẹ, của bà ngay từ thuở còn nằm trong nôi. Còn có bài ca dao bốn câu sau đây hầu như ai cũng nhớ cũng thuộc:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Chắc con cũng hiếu với ta khác gì?
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Đừng mong con hiếu làm gì uổng công?

Đêm đêm con thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

 

Công cha nghĩa mẹ cao vời,
Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta.
Nên người con phải xót xa,
Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao.
Đội ơn chín chữ cù lao,
Sanh thành kể mấy non cao cho vừa

4 tháng 1 2022

Trong các văn bản truyện đã học, em thích nhất nhân vật Thánh Gióng
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

OK CHƯ BẠN

Lan anh ơi là lan anh 🙂

 

17 tháng 3 2019

Thời nay, mọi người, nhất là thanh niên học sinh, thường coi nhẹ lý tưởng sống, vì thế họ không còn yêu thích những nhân vật như Paven Coocsaghin (nhân vật chính trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” – một cuốn sách gối đầu giường của thanh nhiên Việt Nam từ những năm 60 đến 80). Riêng tôi, tôi vẫn không thể không yêu thích và trân trọng những người như các anh, những người luôn sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để sống vì cộng đồng, xây dựng một cuộc sống chung ngày càng tốt đẹp hơn. Và tôi tin, trong thời buổi này vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích giống như tôi.
Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tôi yêu thích truyện ngắn của ông bắt đầu từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Truyện đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc và giúp tôi có những suy nghĩ chín chắn hơn trong cuộc sống. Nói đúng hơn, tôi yêu thích truyện ngắn này chính bởi tôi yêu thích nhân vật chính của truyện.
Câu chuyện có một cái tên rất đỗi trữ tình, trữ tình như chính mảnh đất Sa Pa luôn ẩn hiện trong mây mờ với những vạt rừng trắng muốt hoa mận, hồng tươi hoa đào. Nhân vật chính của truyện là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng. Anh hai mươi bảy tuổi, nhận công tác được bốn năm, sống một mình giữa núi cao heo hút, nơi đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Tôi thán phục anh vô cùng. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh vẫn rất yêu đời, vẫn say mê làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao. Biết làm chủ cuộc đời, biết lo toan sắp xếp cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định, anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Anh anh là người có nghị lực phi thường, anh đã vượt qua được tất cả, vượt qua được nỗi buồn của sự nhàm chán và sự cô đơn ở nơi heo hút ấy. Điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn. Anh thèm người, thèm khát một điều đời thường nhất, nhưng cũng là quan trọng nhất đối với mỗi người. Vì thế, mỗi khi có khách, anh vô cùng vui sướng. Khi gặp ông bác sĩ già và cô kĩ sư trẻ, niềm vui của anh khiến cho cô gái vô cùng xúc động.
Tôi yêu mến người thanh niên ấy không chỉ bởi anh đáng yêu trong cách sống mà còn bởi anh cả sự đáng yêu trong những điều anh nghĩ. Anh cô đơn “thèm tiếng người” nên nghĩ ra cách lấy cây gỗ chặn đường để được nói chuyện trong giây lát với những người đi đường. Điều ấy chẳng có gì là xấu, không có nỗi nhớ người, nhớ nhà như vậy thì anh không còn gần gũi với chúng ta nữa.
Công việc mà người thanh niên ấy cùng bao nhiêu đồng nghiệp của anh đang làm cao cả xiết bao. Họ đã hy sinh những khát vọng, những ham muốn cá nhân, chấp nhận mọi nỗi khổ cực, mà nỗi khổ cực khó vượt qua nhất là sự cô đơn, để mang đến những bản tin dự báo thời tiết. Sự hy sinh của các anh làm nên hạnh phúc và cuộc sống bình yên cho mọi người. Các anh đã đánh đổi hạnh phúc của cá nhân mình để làm giảm đi những bất trắc cho cuộc sống của tất cả chúng ta. Cao cả vậy nhưng anh vẫn rất khiêm tốn. Khi người hoạ sĩ già muốn vẽ anh, anh đã ngượng ngùng và anh muốn giới thiệu với hoạ sĩ những người đáng được vẽ hơn anh. Bởi còn nhiều ngọn núi cao hơn và những người thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp như anh.
Anh thanh niên ấy đã để lại trong tôi một niềm cảm mến vô bờ. Tôi không thể không nghĩ về cuộc sống cô đơn mà các anh phải chịu đựng. Chính tình yêu con người, tình yêu cuộc sống đã khiến anh có đủ can đảm để bám lấy trạm khí tượng và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm và niềm say mê công việc. Nhà văn đã xây dựng được một nhân vật vừa thật đời thường, vừa thật cao đẹp. Nội dung câu chuyện đơn giản, lại thể hiện một tư tưởng cũng không mấy hấp dẫn, song với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhà văn dùng để xây dựng nhân vật người thanh niên, câu chuyện đã khiến người đọc thích thú và xúc động.
Những trang viết của nhà văn Nguyễn Thành Long về một trong những người làm nhiệm vụ trông coi trạm khí tượng trên núi cao đã để lại trong tôi nhưng tình cảm tốt đẹp. Tôi đã nhận ra rằng: yêu thương con người và sống thật tốt đẹp sẽ mang lại cho ta một cuộc sống vui vẻ và thật sự có ý nghĩa.



 

Thời nay, mọi người, nhất là thanh niên học sinh, thường coi nhẹ lý tưởng sống, vì thế họ không còn yêu thích những nhân vật như Paven Coocsaghin (nhân vật chính trong tiểu thuyết “Thép đã tôi thế đấy” – một cuốn sách gối đầu giường của thanh nhiên Việt Nam từ những năm 60 đến 80). Riêng tôi, tôi vẫn không thể không yêu thích và trân trọng những người như các anh, những người luôn sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân để sống vì cộng đồng, xây dựng một cuộc sống chung ngày càng tốt đẹp hơn. Và tôi tin, trong thời buổi này vẫn còn rất nhiều bạn trẻ có niềm yêu thích giống như tôi.
Nguyễn Thành Long là một nhà văn mà tên tuổi đã trở thành quen thuộc với bạn đọc yêu thích truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Tôi yêu thích truyện ngắn của ông bắt đầu từ truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”. Truyện đã để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc và giúp tôi có những suy nghĩ chín chắn hơn trong cuộc sống. Nói đúng hơn, tôi yêu thích truyện ngắn này chính bởi tôi yêu thích nhân vật chính của truyện.
Câu chuyện có một cái tên rất đỗi trữ tình, trữ tình như chính mảnh đất Sa Pa luôn ẩn hiện trong mây mờ với những vạt rừng trắng muốt hoa mận, hồng tươi hoa đào. Nhân vật chính của truyện là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng. Anh hai mươi bảy tuổi, nhận công tác được bốn năm, sống một mình giữa núi cao heo hút, nơi đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Tôi thán phục anh vô cùng. Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần nhưng anh vẫn rất yêu đời, vẫn say mê làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao. Biết làm chủ cuộc đời, biết lo toan sắp xếp cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định, anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Anh anh là người có nghị lực phi thường, anh đã vượt qua được tất cả, vượt qua được nỗi buồn của sự nhàm chán và sự cô đơn ở nơi heo hút ấy. Điều đáng sợ nhất là nỗi cô đơn. Anh thèm người, thèm khát một điều đời thường nhất, nhưng cũng là quan trọng nhất đối với mỗi người. Vì thế, mỗi khi có khách, anh vô cùng vui sướng. Khi gặp ông bác sĩ già và cô kĩ sư trẻ, niềm vui của anh khiến cho cô gái vô cùng xúc động.
Tôi yêu mến người thanh niên ấy không chỉ bởi anh đáng yêu trong cách sống mà còn bởi anh cả sự đáng yêu trong những điều anh nghĩ. Anh cô đơn “thèm tiếng người” nên nghĩ ra cách lấy cây gỗ chặn đường để được nói chuyện trong giây lát với những người đi đường. Điều ấy chẳng có gì là xấu, không có nỗi nhớ người, nhớ nhà như vậy thì anh không còn gần gũi với chúng ta nữa.
Công việc mà người thanh niên ấy cùng bao nhiêu đồng nghiệp của anh đang làm cao cả xiết bao. Họ đã hy sinh những khát vọng, những ham muốn cá nhân, chấp nhận mọi nỗi khổ cực, mà nỗi khổ cực khó vượt qua nhất là sự cô đơn, để mang đến những bản tin dự báo thời tiết. Sự hy sinh của các anh làm nên hạnh phúc và cuộc sống bình yên cho mọi người. Các anh đã đánh đổi hạnh phúc của cá nhân mình để làm giảm đi những bất trắc cho cuộc sống của tất cả chúng ta. Cao cả vậy nhưng anh vẫn rất khiêm tốn. Khi người hoạ sĩ già muốn vẽ anh, anh đã ngượng ngùng và anh muốn giới thiệu với hoạ sĩ những người đáng được vẽ hơn anh. Bởi còn nhiều ngọn núi cao hơn và những người thanh niên có lí tưởng sống cao đẹp như anh.
Anh thanh niên ấy đã để lại trong tôi một niềm cảm mến vô bờ. Tôi không thể không nghĩ về cuộc sống cô đơn mà các anh phải chịu đựng. Chính tình yêu con người, tình yêu cuộc sống đã khiến anh có đủ can đảm để bám lấy trạm khí tượng và thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm và niềm say mê công việc. Nhà văn đã xây dựng được một nhân vật vừa thật đời thường, vừa thật cao đẹp. Nội dung câu chuyện đơn giản, lại thể hiện một tư tưởng cũng không mấy hấp dẫn, song với những chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhà văn dùng để xây dựng nhân vật người thanh niên, câu chuyện đã khiến người đọc thích thú và xúc động.
Những trang viết của nhà văn Nguyễn Thành Long về một trong những người làm nhiệm vụ trông coi trạm khí tượng trên núi cao đã để lại trong tôi nhưng tình cảm tốt đẹp. Tôi đã nhận ra rằng: yêu thương con người và sống thật tốt đẹp sẽ mang lại cho ta một cuộc sống vui vẻ và thật sự có ý nghĩa.

30 tháng 12 2021

Em thích nhân vật Ngô Quyền vì ông ấy rất thông minh.

29 tháng 12 2021

ê quỳnh anh m cho t câu trl đi mãi k lm đc bn bè có lsao đou nha 

29 tháng 12 2021

bn tom àmik chx bt làm mik mới hỏi chứ bt rồi hỏi lm j hâm