K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2018

lên bấm vndoc.com.vn có nhiều đề lắm

22 tháng 1 2018

UKM cảm ơn

2 tháng 3 2022

ko bít đâu :(((

mấy bài văn nghị luận đó bạn

 

7 tháng 5 2019

Nó cho mình một bài Văn

Mặt trời và mặt trăng

Mặt trời và mặt trăng tranh luận về trái đất, mặt trời nói trái đát cây cỏ màu xanh lá còn mặt trăng thì nói cây cỏ có màu ánh bạc......Gió đi ngang và giúp cho 2 người hiểu ra mọi chuyện

phân tích ý nghĩa của bài văn

trạng ngữ của một câu gì đó trong đoạn văn(mình Ko nhớ)có ý nghĩa gì

làm một đoạn văn ngị luận về lòng hiếu trong đó có một câu bị động

làm bài văn về ăn quả nhớ kẻ trồng cây

uống nước nhớ nguồn

mình chỉ nhớ thế thôi hi vọng giúp được bạnngaingungngaingung

7 tháng 5 2019

Mình thi r nè:

1) Nó sẽ cho 1 câu trích trong văn bản ý nghĩa văn chương

a) Đoạn trích trên thuộc vb nào?Tác giả?

b)PTBĐ chính trg vb đó là gì

c)Nêu công dụng của dấu chấm phẩy, dấu phẩy và dấu chấm trong đoạn văn trên

d)Hãy kể tên 2 văn bản thuộc thể loại nghị luận hiện đại

2) Giải thích câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm"

CHÚC BẠN THI MAY MẮN NHA

1 tháng 8 2021

Tỉnh nào cx đc đk?

 

1 tháng 8 2021

uk

 

 

22 tháng 10 2016

lp mấy bn?

22 tháng 10 2016

- Truyện cổ tích là gì ?

- Ta đã học bao nhiêu bài học ( đọc thêm ) là thể loại cổ tích ?

- Viết đoạn văn ngắn cảm nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng .

4 tháng 12 2017

1 (2,0 điểm).

a) Thế nào là điệp ngữ? Kể tên các loại điệp ngữ đã học?

b) Xác định phép điệp ngữ có trong đoạn thơ sau, cho biết chúng thuộc loại điệp ngữ nào và phân tích tác dụng:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”.

(SGK Ngữ Văn 7, tập 1, trang 150)

2 (3,0 điểm).

a) Chép lại chính xác theo trí nhớ bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

b) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ khác cũng được viết theo thể thơ này trong chương Ngữ văn 7 (tập một)?

c) Viết một đoạn văn (khoảng từ 3 đến 5 câu) trình bày ngắn gọn nghệ thuật, nội dung của bài thơ em vừa chép.

3 (5,0 điểm).

Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

——————-HẾT——————-

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu Phần

Nội dung

1

(2 điểm)

a

* Khái niệm điệp ngữ: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

(Nếu HS không ghi lại đúng như khái niệm nhưng có cách hiểu đúng về điệp ngữ thì cho 0,25 điểm)

* Các kiểu điệp ngữ thường gặp:

– Điệp ngữ cách quãng

– Điệp ngữ nối tiếp

– Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

(Kể sai hoặc thiếu một kiểu điệp ngữ trừ 0,25 điểm)

b

– Phép điệp ngữ có trong đoạn thơ: Điệp từ “vì” (điệp lại 4 lần)
– Thuộc kiểu điệp ngữ cách quãng
– Tác dụng: Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ cao cả, thiêng liêng nhưng cũng rất bình dị: cháu chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì xóm làng thân thuộc, vì người thân và vì cả những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ.

( Nếu HS chỉ nêu được tác dụng: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu thì cho 0,25 điểm)

2 (3 điểm) a – HS chép chính xác bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến (như văn bản Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, trang 104)

* Sai 1 lỗi trừ 0,25 điểm

b – Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
– Tên bài thơ cũng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật trong chương trình Ngữ văn 7: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan)

* HS chỉ cần nêu đúng tên bài thơ là cho điểm tối đa.

c * Về kĩ năng: Viết đúng hình thức một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng,không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ.
* Về nội dung: Nêu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

– Nghệ thuật: Sáng tạo trong việc sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc; giọng thơ hóm hỉnh, hài hước.

– Nội dung: Bài thơ đã thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết, qua đó giúp ta hiểu nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

( HS có thế diễn đạt theo những cách khác nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa)

4 tháng 12 2017
Câu 1: (2,0 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

Nếu.........thì............

Tuy.........nhưng.........

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6,0 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

Đáp án

Câu 1:

a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ)

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ)

Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ)

b) Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ)

Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ)

Câu 2:

a) Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ)

b)

* Nghệ thuật: (0,5đ)

  • Từ ngữ giản dị, tinh luyện.
  • Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

* Nội dung:

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)

Câu 3:

* Mở bài: (1,0đ)

  • Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ
  • Giới thiệu bài thơ "Cảnh khuya" và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

* Thân bài:

Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.

Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở chiến rung Việt Bắc:

  • Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)
  • Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ)

Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:

  • Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ)
  • Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ)

* Kết bài:

  • Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). (0,5đ)
  • Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. (0,5đ)
20 tháng 3 2018

Câu 1 : ( môn toán ) : 15 có phải là số nguyên tố không , vì sao ? ( câu này là tự luận )

Câu 2( môn toán ) : Chứng tỏ 2n 5 : hết cho 3

Câu 1 ( môn văn ) : Diễn tả cảm xúc của  dế mèn khi đứng trươc nấm mộ của  DC ( tự luận )

Câu 3 ( môn văn ) : Có mấy kieru ản dụ , đó là những kiểu nào  ?

Câu 4 : nêu đoạn vản trong bài Đêm nay Bác không ngủ Có sử dụng ẩn dụ

30 tháng 4 2018

Thien su cậu bị sao ko vậy