Đề bài: Cô giáo mình yêu cầu tất cả học sinh hãy viết 1 đoạn văn thật ngắn sau đó .... vào những chỗ mình muốn, rồi ghi bên trên những từ thích hợp để điền vào chỗ chấm.
Bài làm của mình như sau:
Từ ngữ:mọi thứ, giấc ngủ ngon, nơi cho em tất cả, hạnh phúc, niềm vui, hy vọng,yêu dấu .
Gia đình là (1)............. Nơi cho em(2) ................,................ Hàng ngày,...
Đọc tiếp
Đề bài: Cô giáo mình yêu cầu tất cả học sinh hãy viết 1 đoạn văn thật ngắn sau đó .... vào những chỗ mình muốn, rồi ghi bên trên những từ thích hợp để điền vào chỗ chấm.
Bài làm của mình như sau:
Từ ngữ:mọi thứ, giấc ngủ ngon, nơi cho em tất cả, hạnh phúc, niềm vui, hy vọng,yêu dấu .
Gia đình là (1)............. Nơi cho em(2) ................,................ Hàng ngày, vào buổi sáng, gia đình cho em (3)....., vào ban đêm, gia đình cho em (4)........... Những ngày sương gió mịt mù, gia đình(5)......... như một bức tường sắt. Ôi! Căn nhà (6).... của em, nơi cho em(7) ......
Mong các bạn giúp mình điền vào bài văn của mình để cho hay và thích hợp. Mặc dù văn mình không hay.
Để cho dễ trả lời, mình đã tự ghi những số 1,2,3... trên câu để các bạn có thể trả lời theo cách này:
VD:
1. từ gì đó cần điền sẽ điền đằng sau số
Số ở đây như số 1 của câu Gia đình là (1).............
Các bạn hiểu nhé
Mong các bạn giúp đỡ
Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè.
Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người.
“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới.