Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý:
1. Trước khi tóm tắt
- Đọc kĩ văn bản gốc
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt
+ Xác định nội dung khái quát, cốt lõi của toàn văn bản
+ Tìm ý chính của từng phần hoặc đoạn và xác đinh quan hệ giữa các phần hoặc các đoạn
+ Tìm các từ ngữ quan trọng
+ Xác định ý chính của văn bản
+ Xác định đúng nội dung khái quát, cốt lõi
+ Xác định các phần trong văn bản
- Tìm ý chính của từng phần
- Xác định yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt
+ Xác định ý lớn và ý nhỏ của văn bản gốc
+ Tùy theo yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt mà lựa chọn ý lớn hay ý nhỏ từ văn bản gốc
2. Viết văn bản tóm tắt
- Sắp xếp các ý chính của văn bản gốc theo một trình tự hợp lí
- Dùng lời văn của em kết hợp với những từ ngữ quan trọng trong văn bản gốc để viết văn bản tóm tắt
- Chú ý bảo đảm yêu cầu về độ dài của văn bản tóm tắt
3. Chỉnh sửa
Rà soát, tự chỉnh sửa văn bản tóm tắt của em
Bài tham khảo 1: Tóm tắt văn bản Bánh chưng, bánh giầy trong Ngữ văn 6, tập hai.
Vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ mười tám, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.
Bài tham khảo 2: Tóm tắt văn bản Thánh Gióng trong Ngữ văn 6, tập hai.
Đời Hùng Vương thứ sáu, làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ, phúc đức nhưng không có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm vào vết chân to, về nhà thụ thai. Mười hai tháng sau sinh cậu con trai khôi ngô. Lên ba tuổi mà chẳng biết đi, không biết nói cười. Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua rèn roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi. Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ một mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ.
Đoạn văn tham khảo:
Ngày nay, chúng ta được nghe hô hào rất nhiều về việc đọc sách, được nghe rất nhiều về vai trò của sách. Sách đã trở thành một thứ thiêng liêng, cao cả, bất khả xâm phạm. Sách trở thành một món đồ cổ, một món đồ sang trọng, tao nhã, có giá trị đôi khi chỉ để... trưng bày. Để khoe sự hiểu biết, người ta mua cho thật nhiều sách. Thế nhưng, nếu sách chỉ để trưng bày, nó mãi mãi là những kiến thức im lìm trên trang giấy. Như Huỳnh Như Phương đã từng viết, sách, là để "lần giở trước đèn", để người ta chủ động đọc, tư duy, suy ngẫm, đúc rút cho mình những kiến thức, kinh nghiệm. Sách không phải để trưng bày hay làm dáng. Sách là để đọc.
Trong lớp chúng tôi, có một người bạn mới chuyển đến. Bạn ý tên là Hân, nghe nói bạn là người học rất giỏi và chăm chỉ. Quả là không sai, khi tôi thấy Tùng vỗ vai Hân bạn không nói gì. Hết tiết Hân gọi Tùng ra hành lang hỏi " Bạn gọi tớ có việc gì sao? "
Có lẽ anh bạn này đã hiểu ra rằng, muốn học tốt là phải tập trung lắng nghe. Đó là tấm gương mà đứa nào trong lớp tôi cũng phải học tập.
Chúc bạn học tốt!
Trong lớp ngoòi bạn mà tôi quý nhất là Phương.Chúng tôi quen nhau hồi lớp 7,khi Phương từ trường khác chuyển đến.Chúng tôi làm quen với nhau,Phương ngồi với tôi.Chúng tôi làm bạn với nhau kể từ đó.Có bài gì khó Phương đều giảng cho tôi nghe rất dễ hiểu.Phương là học sinh đầu đàn của lớp.Ai ai cũng nể phục Phương vì sự chăm chỉ của bạn và nỗ lực trong học tập.Ngoài ở trường,Phương còn là một người con hiếu thảo biết giúp đỡ cho ba mẹ.Vì những đức tính đó nên tôi rất thích làm bạn với Phương.Phương là một người thật sự để tôi học tập và noi theo
Học hành rất quan trọng, song cách học cũng như cách sắp xếp, cân bằng thời gian giữa học và thư giãn cũng rất quan trọng. Nếu không biết phương pháp học phù hợp thì dù học rất nhiều song ta không tiếp thu được bao nhiêu, còn nếu không cân bằng được thời gian ta sẽ bị quá tải, từ đó dẫn đến chán nản rồi cuối cùng là lười học. Một trò chơi nhỏ, một bản nhạc hay một bộ phim yêu thích sẽ giúp ta xua tan căng thẳng, chuẩn bị cho việc tiếp thu những kiến thức mới.“Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” là một điều đúng đắn, và lời đề xướng này càng có ý nghĩa hơn nữa khi con người càng ngày càng phát triển hơn, tiến bộ hơn và chân trời tri thức ngày một rộng hơn. Trong tương lai, khi toàn thế giới đã chuyển sang nền kinh tế tri thức, kiến thức sẽ là nhân tố chính để có được chỗ đứng trong xã hội. Nếu không muốn bị bỏ lại phía sau nhân loại thì ta chỉ có một con đường là học mà thôi. Học để có thể tiến ra thế giới, “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” với một thái độ kiêu hãnh chứ không phải tự ti, rụt rè.
Con người luôn luôn có nhu cầu học hỏi, mở mang tầm hiểu biết. Chính nhờ việc tích lũy và tìm tòi tri thức mà con người có sự phát triển vượt bậc như ngày nay. Trong xã hội, những con người có hiểu biết rộng luôn được trọng vọng, những người cầu tiến, ham học hỏi luôn được mọi người quý trọng, giúp đỡ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu hết được mục đích cũng như tầm quan trọng của việc học. Chính vì vậy mà UNESCO – Tổ chức Giáo dục – Khoa học – Văn hóa của Liên hiệp quốc đã đưa ra đề xướng: “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” như một định hướng cho việc học tập của mọi người.
“Học” là quá trình tiếp thu và tích lũy kiến thức. Chính từ quá trình này, chúng ta mới biết được những điều cần thiết làm hành trang trong đời. Có học, chúng ta mới có đủ kiến thức để giải quyết những khó khăn và đạt được những thành công trong công việc. Có tìm tòi về thế giới, chúng ta mới biết về những nền văn hóa mới, mới biết được cách tôn trọng sự khác biệt giữa các quốc gia, từ đó, chúng ta mới có thể chung sống trong hòa bình, hòa hợp. Và có học, chúng ta mới có thể tạo được chỗ đứng riêng của mình, khẳng định được bản thân trong xã hội. Đó chính là những tác động to lớn của việc học mà UNESCO muốn gửi gắm trong câu “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Chẳng phải, đây là những điều chúng ta luôn mong muốn, luôn đặt làm mục tiêu hàng đầu để phấn đấu, nỗ lực hay sao? Thông qua lời đề xướng, UNESCO đã mang đến cho chúng ta một thông điệp: việc học sẽ mang lại những thay đổi to lớn cho cuộc đời mỗi con người và có thể là cả thế giới.