K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2017

Vận động viên thể thao phải luyện tập chăm chỉ mới có thể đạt huy chương trong cuộc thi đấu. Nhà khoa học phải vùi đầu vào các thí nghiệm mới mong đưa ra những phát minh mới. Học sinh muốn đỗ đạt phải dày công đèn sách, dùi mài kinh sử. Nhìn chung, thành công chỉ đến với những ai chịu khó lao động chăm chỉ, miệt mài. Chân Phước Richard Rolle cho rằng: “Muốn lên thiên đàng, chúng ta phải vượt qua một chặng đường đầy cố gắng, phải tập tành các nhân đức, cầu nguyện liên lĩ, những tư tưởng tốt lành, những việc làm phúc đức…”. Cũng vậy, Lỗ Tấn có viết: “Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng”. Chúng ta cùng xem xét điều Lỗ Tấn nói có đúng không?


Thành công là đạt được những điều mong ước. Mà để đạt được điều mong ước đó, người ta không có cách nào khác là bỏ công sức ra lao động miệt mài. Thomas Alva Edison bỏ ra mỗi ngày hai mươi giờ để làm việc, nên ông mới có hơn hai ngàn năm trăm bằng phát minh. Để đưa ra các định luật nổi tiếng đánh đổ nhiều quan niệm lâu đời, Newton hiếm khi đi ngủ trước hai giờ khuya. Ngoài ra, ông còn nhiều lần quên ăn quên ngủ. Còn ông bà Curie phải vất vả nấu hàng tấn quặng thô để tinh chiết ra chất radium trong bốn mươi lăm tháng trời. Chính Franklin đã nói: “Siêng năng cày cấy đúng thời – Tới mùa lúa chín của Trời đầy kho”. Do đó, thành công được đánh đổi bởi công lao khó nhọc làm việc vất vả, nên người lười biếng sẽ không thể có được thành công đích thực trong cuộc sống.


Sống trên đời, con người ta phải lao động để có cái ăn cái mặc. Đó là một nghĩa vụ, như ca dao Việt Nam có câu: “Có làm thì mới có ăn – Không dưng ai dễ đem phần đến cho”. Tục ngữ Việt Nam thì nói: “Tay làm, hàm nhai”. Còn Franklin thì cho rằng: “cáo ngủ không bắt được gà”. Chính Thánh Phaolô cũng nói rất cương quyết: “Ai không làm thì đừng có ăn”. Khi ở giữa các giáo đoàn, Thánh Phaolô không muốn thành gánh nặng cho các tín hữu, ngài làm nghề dệt bao bố để sinh sống. Còn những kẻ lười biếng là những kẻ chỉ thích ở không, sợ vất vả khó nhọc, sợ làm việc thì thật đáng chê trách, đáng bị lên án. Như thế thì làm sao kẻ lười biếng có được thành công? Một anh nhân viên lười biếng, sợ công việc, nên đi muộn, về sớm, trốn tránh công việc nếu không bị đuổi việc sớm thì cũng chỉ là một nhân viên quèn mà thôi, chứ không mong chi được thăng chức, được tăng lương.


Để đạt được thành công, người ta không chỉ chịu khó làm việc, mà còn phải ham thích công việc, phải làm việc một cách tích cực đến mức không muốn nghỉ ngơi. Thánh Tôma Aquinô cho rằng: “không làm việc, không có niềm vui”. Còn Thánh Don Bosco thì trả lời khi các con cái ngài khuyên ngài nghỉ ngơi rằng: “Thiên đàng mới là chốn nghỉ ngơi”. Một mẫu gương ham thích công việc là ông Heinrich Schlieman. Ông say mê công việc khảo cổ đến nỗi đã bỏ ra bốn chục năm đào bới khắp các hòn đảo mới tìm ra thành Troy và nhiều di thành quách khác đã được nhắc trong các truyện thần thoại cổ. Trong khi đó, người lười biếng còn là người trễ nãi, lừng khừng, không yêu thích, không tha thiết với công việc. Do đó, người lười biếng không thể có được thành công. Một anh sinh viên chẳng có một tí ham thích chuyện học hành, thường xuyên đi học muộn, trốn học, không mấy khi lên thư viện nghiên cứu, mãi la cà ở quán café, quán nhậu…đến cuối năm nếu thi cử nghiêm túc thì cơ may đậu của anh ta rất thấp. Nếu may mắn ra trường được, và tiếp tục thói lười biếng đó, cuộc đời của anh ta không có gì là sáng sủa.


Công việc luôn đòi hỏi người ta làm việc tỉ mỉ, cẩn thận, làm đến nơi đến chốn được. Như thế mới hoàn thành tốt công việc và đạt được yêu cầu của công việc. Hay nói cách khác là thành công trong công việc. Người kế toán phải tính toán kĩ lưỡng, chi tiết từng con số trong sổ sách, thì mới có được sự chính xác. Để tổng kết nên những định luật đặt nền móng cho ngành di truyền học, ông tổ ngành di truyền là Menden đã phải trồng, theo dõi, kiểm tra và tính toán tổng kết về sự khác nhau giữa các hạt đậu Hà Lan mà ông làm thí nghiệm. Ông phải quan sát nhiều đến mức cuối đời ông bị mù cả hai mắt. Trong khi đó, những kẻ lười biếng là kẻ làm việc cẩu thả, làm cho có làm, làm cho xong công việc thì không thể đạt kết quả cao trong công việc được. Một bác sĩ lười biếng, làm việc thiếu cẩn thận tỉ mỉ, thì rất dễ dàng gây ra những điều đáng tiếc cho bệnh nhân và tai họa cho chính bản thân. Một anh thợ xây mà thiếu cẩn thận, công trình anh ta làm mau chóng xuống cấp, mau chóng hư hại, để rồi anh ta sớm muộn cũng bị truy cứu. Những kẻ lười biếng như thế nhanh chóng bị xã hội loại thải, chứ không mong chi thành công.


Tóm lại, thành công luôn đòi hỏi con người ta nhiều sự cố gắng nổ lực hết mình. Do đó, không thể có thành công nếu cứ mãi sống một cách buông thả, lười biếng được. Những kẻ lười biếng chỉ có thể bước vào con đường của thất bại, hoặc may mắn là con đường tầm thường thôi. Hơn nữa, những kẻ lười biếng thường bị xã hội chê ghét, xem thường, khinh bỉ, như ca dao có câu: “giàu chi những kẻ ngủ trưa, sang chi những kẻ say sưa tối ngày”. Và ông bà thường khuyên con cháu:

“Thói thường gần mực thì đen

Anh em bạn hữu phải nên chọn người

Những kẻ lêu lỏng chơi bời

Cũng là lười biếng ta thời tránh xa”.

Do vậy, bàn chân của những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ có thể bước vào con đường thành công được

29 tháng 12 2017
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của những người lười biếng".

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi thì có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của người lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người như vậy đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ - người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cẩn cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông gió lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng... Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.

Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.

Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.

Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ... ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.
7 tháng 3 2018

Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời với biết bao những cảnh vật thật kỳ vĩ và thơ mộng. Những hàng cau xanh mượt mà gửi hình bóng của mình xuống dòng sông thơ mộng êm đềm, không sóng gió. Những thảo nguyên rực rỡ sắc màu với hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Bầu trời xanh ngắt trên cao với những đám mây bồng bềnh trôi mải miết về tận chân trời. Những tia nắng chói chang của mặt trời xóa đi màn đêm u tối. Những người giản dị, mộc mạc, có tâm hồn đồng cảm, chan hòa với mọi người thì mới cảm nhận được giá trị cũng như nét đẹp của thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy như phần nào nhẹ bớt đi những gánh nặng ở trong lòng, tâm hồn như thư thái hơn, mọi lo toan, u sầu trong lòng mỗi người đều tan biến. Trong ta lúc bấy giờ chỉ còn một khoảng không diệu kỳ. Khoảng không của lòng nhân ái, tình yêu thương của chính ta với thiên nhiên.

Vậy đó, thiên nhiên là như thế đó, hạnh phúc sao khi được sống cùng với thiên nhiên món quà kỳ diệu của tạo hóa ban tặng cho con người.

13 tháng 8 2018

anh sơn tinh thật là...đẹp trai

“Nhiều người cho rằng, Thủy Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa nước lũ, còn Sơn Tinh là sự hình tượng hóa và thần thánh hóa tinh thần, ý chí, khả năng và thành quả chống bão lụt của nhân dân.

Không hoàn toàn như vậy, Sơn Tinh và Thủy Tinh là những hình tượng huyền thoại, được hình thành, nhào nặn trong trí tưởng tượng của người Việt cổ, trong đó những yếu tố tự nhiên và xã hội, hiện thực và lí tưởng đã kết hợp, hòa lẫn với nhau, rất khó tách bạch. Sơn Tinh là sự khái quát hóa, hình tượng hóa và thần thánh hóa không chỉ riêng lực lượng con người (tinh thần, ý chí, thành quả chống lũ lụt của nhân dân) mà còn có cả lực lượng tự nhiên (rừng, núi). Sự xung đột giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh không chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa con người và hiện tượng bão lụt trong thiên nhiên mà còn phản ánh cả sự xung đột giữa con người với con người, giữa các bộ tộc miền biển và miền núi trong thời kì Văn Lang của các vua Hùng.

Cơn giận lưu niên “năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” của Thủy Tinh là sự phản ánh và lí giải vô cùng độc đáo, tài tình hiện tượng bão lụt hàng năm (mang tính chu kì) của thiên nhiên và hiện tượng ghen tuông dai dẳng của con người.

Chi tiết Thủy Tinh dâng nước cao lên bao nhiều Sơn Tịnh cũng dâng núi Tản Viền cao lên bấy nhiều thật nên thơ và độc đáo. Đó là ước mơ nhưng đồng thời cũng có nhiều tính hiện thực. Bởi vi trừ nạn hồng thủy ra, không có trận lụt nào có thể dâng nước lên cao hơn núi Ba Vì. Nếu không như vậy thì làm sao người Việt có thể tồn tại được đến ngày nay?”

7 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng. "Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!

 

29 tháng 12 2021

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc nhưng bài thơ đã chứa đựng tình yêu thiên nhiên,tình yêu nước sâu đậm của Bác. Hai câu thơ đầu gợi ra trước mắt em bức tranh thiên nhiên thật đẹp và gần gũi. Có âm thanh tiếng suối chảy như tiếng ai đang hát ngọt ngào,sâu lắng,có ánh trăng sáng lung linh trên bầu trời soi sáng mọi vật,làm cho cây cỏ,hoa lá như đang lồng vào nhau tạo nên bức tranh tuyệt đẹp.

29 tháng 12 2021

giúp mik tìm 2 từ láy trong đoạn văn đó ik. Cảm ơn!

 

28 tháng 11 2023

Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao (tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bàoi học đường đời đầu tiên cho mình.

21 tháng 4 2020

Bài làm :

Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh, yệu đời, yêu nước sâu sắc. Tuy còn nhỏ nhưng lượm rất gan dạ,dũng cảm và có trách nhiệm cao về công việc được giao. Lượm luôn hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ của mình. Em rất khâm phục. Lượm đã hy sinh anh dũng nhưng hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. Lượm xứng đáng là tấm gương sáng cho em và cho mọi thế hệ người Việt học tập và noi theo.

21 tháng 4 2020

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo. 

Hok tốt!