K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 11 2017

bài đây nha bạn

Cùng với cây thước, quyển sách, cuốn vở, cục tẩy,...bút bi là một trong những dụng cụ học tập cần thiết và rất quan trọng đổi với không chỉ học sinh mà là tất cả chúng ta.

Bút bi có lịch sử hình thành rất lâu đời. Khi con người chưa phát minh ra cây bút bi thì họ đã biết khắc những hình ảnh, kí hiệu, ngôn ngữ của dân tộc lên thẻ tre, hòn đá, vỏ sò,... Người Trung Ọuốc đã phát minh ra cây viết lông được viết bằng mực Tàu vài thế kỉ sau. Mãi cho đến thế kỉ gần đây, người Mỹ phát minh ra bút máy, sau đó họ mới sáng chế ra loại mực cô đặc. Bút bi được ra đời là do bàn tay tài hoa của La Lô Bi-rô người Ác-gen-ti-na sáng chế. Sau đó, các thương gia người Hoa nhập vào Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ hai, cấu tạo của bút bi chỉ khoảng một gang tay, gồm hai phần vỏ và ruột bút, vỏ được làm từ nhựa cứng nhiều màu sắc, mẫu mã phong phú, có in logo, tên nhà sản xuất lên thân bút. Sự phối hợp giữa mẫu mã và màu sắc đã làm cho chiếc bút trở nên sang trọng hơn bao giờ hết. Phần ruột bao gồm một ống nhỏ chứa mực, đầu ống bàng kim loại có gắn một viên bi nhỏ. Khi ta viết, mực sẽ theo viên bi ra ngoài tạo nên chữ. Bút bi có nhiều loại và đa dạng như: bút bấm phần ruột có chứa lò xo, ngòi bút sẽ thụt ra thụt vào khi ta thao tác bấm nút ở phần đầu bút. Còn có bút đậy nắp thì rất đơn giản khi sử dụng, nhưng ta cần cẩn thận khi sử dụng vì nếu sơ ý để bút bị rơi xuống đất, đầu bị cắm thẳng xuống thì đầu bi sẽ bị vỡ và không thể sử dụng được nữa vì mực lúc đó sẽ không thể ra đều được. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thấy rất nhiều loại bút khác nữa: bút lông kim, bút dạ quang, bút kim tuyến,... Bút được chế tạo ra qua rất nhiều công đoạn: Đầu tiên, chọn nhựa và qua quá trình điều chế phản ứng hóa học chúng ta sẽ có được loại nhựa cứng và an toàn với sức khỏe người sử dụng. Rồi tiếp theo là qua giai đoạn nhuộm màu, chọn khuôn, đổ nhựa, kiểm tra độ bền học và tính thẩm mĩ của màu sắc. Tất cả phải có sự phối hợp với nhau để tạo nên một cây bút bi hoàn hão về chất lượng lẫn mẫu mã

Đôi với bút bi thì hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất, tiêu biểu như: Bến Nghé, Thiên Long, Hanson,... là những hãng quen thuộc với người Việt Nam với giá thành rất thấp, chỉ dao động từ 2000 đồng đến 10000 đồng. Thế nhưng, trên thế giới cũng có những hãng sản xuất bút bi rất uy tín, đi cùng với đó là giá cả cũng đắt, tiêu biểu có những nhãn hiệu như: Pelikan, Waterman, Monblanc,... dao

động giá cả từ 2 triệu đến khoảng hàng tỉ. Những cây bút hàng hiệu như thế thì đa phần các doanh nhân thành đạt thường hay sử dụng để khẳng định đẳng cấp và uy tín của mình. Chúng ta thấy rằng, bút bi là một vật dụng rất tiện lợi, nhỏ gọn, viết nhanh. Nếu so với bút máy thì tiện lợi hơn nhiều vì có thể giữ vở sạch đẹp vì mực ta khô nhanh, không bị lem như bút máy, không cần phải bơm mực thường xuyên và đặc biệt là giá thành rất phải chăng.

Có thể nói, bút bi đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống của loài người, đặc biệt là thành phần học sinh, sinh viên là thường sử dụng nhiều nhất. Có được một cây bút bi dường như có thêm một người bạn thân thiết cho mình và chúng ta cần phải trân trọng vì điều đó.


18 tháng 11 2017

Chiếc mắt kính là một vật dụng quen thuộc với đời sống hằng ngày.Không chỉ có khả năng điều trị các tật khúc xạ,kính còn đem lại thẩm mỹ qua nhiều lọai có kiểu dáng, màu sắc phong phú.
Không ai biết tên của người làm ra cặp kính đầu tiên. Chỉ biết rằng nó ra đời ở Ý vào năm 1920, Đấu tiên, thiết kế của kính đeo ma91t chỉ gồm 2 mắt kính nối với nhau bằng 1 sợi dây đè lên mũi. Vào năm 1930, 1 chuyên gia quang học ở Luân Đôn sáng chế ra 2 càng (ngày nay gọi là gọng kính) để mắt kính gá vào 1 cách chắc chắn.
Cấu tạo của kính nói chung không xa lạ gì với chúng ta. Một chiếc kính đeo mắt gồm có 2 bộ phận: Tròng kính và gọng kính. Chiếc gọng kính chiếm 80% vẻ đẹp của kính. Gọng kính là bộ phận nâng đỡ tròng kính và là khung cho mỗi chiếc kính. Giữa phần gọng trước và sau có một khớp nối bằng sắt nhỏ. Chúng được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là gọng nhựa bền, nhẹ. Thế nhưng, đây chỉ đơn thuần về mặt hình thức bên ngòai, có thể thay đổi tùy theo ý thích cá nhân. Bộ phận còn lại của kính – tròng kính – không thể thay đổi cấu tạo gốc và có hẳn 1 tiêu chuẩn quốc tế riêng. Tròng kính ban đầu có hình tròn, vuông, sau khi chọn được lọai gọng phù hợp sẽ được mài, cắt cho vừa khít với gọng đó. Tròng kính có thể làm bằng nhựa chống trầy hay thủy tinh nhưng đều cần tuân theo quy tắc chồng tia UV (một lọai tia gây hại cho mắt) và tia cực tím. Những lọai kính chống tia UV được tráng một lớp chất đặc biệt có màu ánh xanh, khả năng chống tia UV hơn hẳn lọai kính chỉ có plastic hay thủy tinh. Ngoài ra, 1 chiếc kính đeo mắt còn có 1 số bộ phận phụ như ốc, vít... Chúng có kích thước khá nhỏ nhưng lại khá quan trọng, dùng để neo giữ các bộ phận của chiếc kính.
Từ khi ra đời cho đến nay, chiếc kính đeo mắt đã có hành trăm loại khác nhau, phù hợp với nhu cầu và chức năng của chúng đối với người dùng. Những người bị cận, viễn sẽ có những chiếc kính có thấu kình lối lõm thích hợp để nhìn rõ hơn. Nếu không muốn chiếc gọng kính gây vướng víu, ta có thể lực chọn chiếc kính áp tròng, vừa tiện lợi vừa mang tính thẫm mĩ. Hay các loại kính râm bảo vệ mắt khi đi đường, có thể thay đổi màu khi tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời. Ngoài ra, có 1 số lạo kính đặc biệt chỉ dùng trong 1 số trường hớp như kính bơi, kính của những người trượt tuyết, kính của những nhà thám hiểm vùng cực...
Để lực chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn cua bác sĩ. Nếu khéo chọn, 1 chiếc kính có thể che lấp khuyết điễm mà vẫn làm nối bật những đường nét riêng. Không nên đeo loại kính có độ làm sẵn vì loại kính này được lắp hàng loạt theo những số đo nhất định nên chưa chắc đã phù hợp với từng người. Mỗi loại kính cũng cần có cách bảo quản riêng để tăng tuổi thọ cho kính. Khi lấy và đeo kính cần dùnhh cả 2 tay, sau khi dùng xong cần lau chùi cẩn thận và bỏ vào hộp đậy kín. Kính dùng lâu cần lau chùi bằng dung dịch chuyên dụng. Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ 6-8 lần trong vòng từ 10-12 tiếng để bảo vệ mắt.
Kính là một vật không thể thiếu trong đời sống hiện đại. Nếu biết cách sử dụng và bảo quản tốt, kính sẽ phát huy tối đa công dụng của mình. Hãy cùng biến “lăng kính”của “cửa sổ tâm hồn” mỗi người cùng trở nên phong phú và hòan thiện hơn.

4 tháng 1 2022

Chiếc nón là hình ảnh gắn bó quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh áo dài, nón lá được xem là "linh hồn" của người phụ nữ Việt, là vật bất ly thân của họ trong xã hội xưa. Chiếc nón lá, giản dị và mộc mạc, che mưa che nắng cho người con gái trong lúc làm đồng áng, cũng làm tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng đằm thắm của họ. Ở nước ta, mỗi địa phương đều có một chiếc nón đặc trưng: nón ngựa hay nón Gò Găng (Bình Định), nón quai thao (miền Bắc Việt Nam), nón bài thơ (Huế). Ngày nay, bên cạnh các loại đồ dùng khác đa dạng và tiện dụng hơn, nón lá vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống và tinh thần con người Việt.

9 tháng 12 2021

Tham khảo :

Chiếc bàn học là một đồ dùng học tập và sinh hoạt rất thân thiết với mỗi chúng ta thời cắp sách tới trường. Chiếc bàn học là người bạn gần gũi, thân thuộc của mỗi lứa tuổi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.

Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng – chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà.

Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nản với việc học của mình, không thích góc học tập của mình. Vật liệu để làm chiếc bàn học thường bằng gỗ, nhưng phần lớn bằng gỗ thường, bàn học thường gồm: mặt bàn, ngăn bàn và chân bàn, thuyết minh về chiếc bàn học của em

 

Ở trường học hiện nay, chiếc bàn học thường gắn liền với ghế ngồi để tránh những trường hợp ghế bị đổ. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi.

Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Ghế cách bàn khoảng 15 cm giúp học sinh giữ đúng tư thế khi ngồi, không bị vẹo cột sống. Một số ghế có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.

Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu của con người càng cao đã khiến cho nhiều hãng sản xuất bàn ghế ra đời.

Tuy nhiên, hãng sản xuất bàn ghế có uy tín trên cả nước hiện nay được người dùng tin tưởng là bàn ghế Xuân Hòa, loại bàn được sử dụng rộng rãi thường là loại có mặt bàn bằng gỗ tấm bào nhẵn hoặc gỗ dán phẳng lì được sơn màu bóng nhoáng trông rất đẹp. Tuy vậy loại bàn này rất dễ hỏng.

Thông thường, bàn học ở nhà cũng có bốn chân để nâng đỡ mặt bàn để chiếc bàn ở tư thế vững chắc. Tùy theo loại bàn, con người thiết kế chân bàn khác nhau như hình vuông, hình chữ nhật… Để tạo nên vẻ thẩm mĩ, người ta thiết kế chân bàn bằng các con tiện.

Cái bàn nào cũng cần chiếc ngăn kéo vì nó là nơi làm ngăn bàn đựng đồ dùng, sách vở.Góc học của một học sinh, trên chiếc bàn học còn có giá để sách giúp đựng được nhiều sách vở hơn, làm bàn học trở nên ngăn nắp hơn.

Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của ta, ta phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để chiếc bàn học không bị hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được trèo lên bàn ghế, không vẽ bậy lên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong.

Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò – chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.

9 tháng 12 2021

tk

 

Trong gia đình, luôn có những vật dụng hữu ích và cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, chiếc phích hay còn gọi là bình thủy- đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng rất thông dụng, xuất hiện trong mọi gia đình.

 

Phích nước thì quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng ít có ai biết đến nguồn gốc của nó. Vào năm 1892, một nhà bác học người Anh, Pawar, đã cải tiến chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton thành chiếc bình thủy có khả năng giữ nhiệt. Chiếc bình thủy có thiết kế nhỏ gọn, không quá to, cồng kềnh hay khó di chuyển như chiếc máy trước nên rất được thông dụng.

 

Từ khi được xuất hiện, đến nay, chiếc phích nước đã được cải tiến rất nhiều. Phích nước được phân thành nhiều loại, được làm từ những vật liệu khác nhau, với cấu tạo và những hình dáng khác nhau. Vê hình dáng, phích nước thường có hình trụ, làm bằng nhựa hoặc bằng sắt; đế bằng, cao khoảng 35- 40 cm giúp cho phích đứng thẳng mà không bị đổ.

 

Phích có cấu tạo hai phần: phần vỏ có nắp. Nắp trong làm bằng gỗ hay xốp, nắp ngoài làm bằng nhựa hay bằng nhôm. Quai xách, tay cầm gắn với thân phích. Ngoài phích có hoa văn ( họa tiết hay phong cảnh) với nhiều màu sắc khác nhau. Chiếc phích có phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đáy có một núm- van hút khí. Van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt càng cao. Ở giữ vỏ phích và ruột phích là một lớp chân không để cách nhiệt.

 

Có nhiều loại phích được sử dụng nhưng phổ biến là hai loại: loại nhỏ: chưa được một lít nước, loại lớn chứa được 2,5- 3 lít nước. Hiện nay, loại phích đã quen thuộc với bao thế hệ gia đình trong bao nhiêu năm qua là phích Rạng Đông với nhiều kiểu dáng, màu sắc và rất bền, giá cả hợp lí với người dùng.

 

Trong ngày, chiếc phích giúp giữ nhiệt ở nhiệt độ từ 70- 100 độ. Có chiếc phích trong nhà, sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức để đun nước mỗi khi có việc. Chiếc phích là người bạn không thể thiếu khi uống trà hay pha cà phê. Nhiệt độ nước sẽ quyết định rằng trà có ngon, có đạt đúng hương vị của nó không. Với những nhà khi chuẩn bị sinh đẻ, những chiếc phích là vật dụng rất cần thiết.

 

Chẳng gì tiện lợi và nhanh gọn bằng chiếc phích có thể di chuyển dễ dàng. Những chiếc phích đi liền với những năm tháng thời bao cấp cầm từng đồng để đi mua nước nóng ngoài đầu hẻm vì ngại đun nước mới, đi liền với sự xuất hiện của những đứa trẻ cũng như trong bữa cơm của mỗi gia đình. Dù cho thời ấy, một chiếc phích cũng chẳng rẻ là bao nhưng không thể không có trong mỗi gia đình. Và đến ngày nay, những chiếc phích vẫn có một vị trí không đổi trong mỗi căn nhà.

 

Nó là người bạn của người già và trẻ em. Một phích nước đem lại sức khỏe với mỗi chén trà, cốc sữa nóng trong mùa đông lạnh. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản đúng. Phích mới được mua về, nên đổ nước ấm khoảng nửa bình, sau đó đậy nắp lại.

 

Sau khoảng vài phút, mở phút ra, tráng với một lượt nước mới rồi đổ nước nóng vào. Như thế sẽ giúp cho chiếc phích không bị sốc nhiệt và nổ, tăng tuổi thọ cho phích. Vào buổi sáng, nếu còn nước cũ ngày hôm qua, nên đổ đi, tráng sạch cặn rồi đổ nước mới vào. Muốn giữ được nhiệt lâu, không nên đổ nước quá đầy, giữ một khoảng trống giữ nước và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn của không khí.

 

Sau một thời gian sử dụng, những chiếc phích làm từ kim loại sẽ bị gỉ, làm giảm khả năng bảo vệ của phích. Cần thay vỏ mới để an toàn khi sử dụng. Những chiếc phích bị vỡ ruột cũng có thể thay ruột phích mới để tiết kiệm, không cần thiết phải mua phích mới. Những chiếc bình thủy thế cần để xa tầm tay trẻ em và những nơi có lửa, để những nơi cao ráo.

 

Ngày nay, nhiều loại ấm đun nước, ấm siêu tốc ra đời khiến những chiếc bình thủy chục năm nay bỗng dần bị lép vế. Nhưng những chiếc phích vẫn luôn là người bạn đồng hành thân thiết, tiện lợi nhất trong di chuyển và sinh hoạt của mỗi người.

10 tháng 12 2021

THAM KHẢO

 

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

 

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

 

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.


Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

 

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

 

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

 

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

 

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

 

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

 

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

 

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

10 tháng 12 2021

Tham khảo:

Đối với các bạn học sinh, người bạn hàng ngày đến trường với mỗi người là thước kẻ, bút chì, sách vở,… nhưng cũng không thể nào thiếu được người bạn giúp chúng ta tẩy xóa lỗi sai chính là cục tẩy. Cục tẩy bé xinh mà có nguồn gốc ra đời vô cùng lâu đời và có nhiều công dụng đối với con người.

 

Cục tẩy đầu tiên ra đời cách đây đã hàng trăm năm trước, khi ấy bút chì còn được làm bằng chì và thiếc, rất cứng, người ta dùng ruột bánh mì để tẩy những chữ viết sai. Cùng với sự phát triển của bút chì, cục tẩy cũng có bước chuyển mình đáng kể. Người đầu tiên phát minh ra cục tẩy gần với cục tẩy hiện đại là một kĩ sư người anh tên là Edward Nairne, cục tẩy được phát minh trong một cuộc thi sáng chế, sau đó nó được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến trên thị trường.

 

Sau khi đạt giải ông Edward đã tâm sự, ông nảy ra ý tưởng làm chiếc tẩy này là do trên đường ông nhặt được miếng cao su và vô tình phát hiện ra tính năng tẩy các vết bẩn của nó. Dựa trên sự phát hiện đó ông đã sáng chế ra cục tẩy đầu tiên. Ta có thể thấy rằng những phát minh vĩ đại luôn đến với chúng ta một cách thật bất ngờ, người thông minh là người nhìn nhận ra vấn đề và đưa nó ứng dụng vào thực tế.


Cục tẩy có cấu tạo gồm hai phần: tẩy và vỏ tẩy. Vỏ của tẩy thường được làm bằng giấy cứng, trên có ghi mã vạch, nhãn hiệu hoặc có được trang trí bằng những hình ảnh bắt mắt khác nhau. Ruột tẩy rất đa dạng, phong phú về màu sắc: trắng, đen, xanh, đỏ,… thường được làm từ hỗn hợp dầu ăn, đá bọt và sulfur, chúng được kết dính với nhau nhờ cao su.

 

Có rất nhiều loại tẩy khác nhau. Có loại tẩy đi kèm với bút chì, chúng thường được gắn với đầu bút chì, khi viết sai có thể ngay lập tức sử dụng chúng để tẩy. Loại tẩy này thường có màu hồng, chứa cao su cứng nên việc tẩy đôi khi khó khăn, tẩy quá mạnh tay sẽ rách giấy nên ít khi được sử dụng.

 

Loại tẩy màu trắng dẻo, được làm từ nhựa vinyl tẩy dễ dàng, giấy sạch nên được ưa chuộng hơn. Ngoài ra còn một loại tẩy khác được gọi là tẩy nhào. Tẩy nhào ít xuất hiện trên thị trường, loại này mềm hơn hai loại trên rất nhiều, chúng ta có thể nhào trong tay như cục bột. Nó hấp thụ các hạt than chì ở bút chì nên khi tẩy sẽ không để lại vụn,… sử dụng loại tẩy này rất thích, vết bẩn được tẩy hoàn toàn, lại không gây bụi bẩn.

 

Ngoài ra, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển người ta còn phát minh ra tẩy điện, loại này có một chiếc nút bấm, khi cần tẩy chỉ cần ấn vào nút và đưa bút đến diện tích cần tẩy là sẽ xóa được hết vết bẩn. Loại này giá thành cao nhưng vết bẩn đi dễ dàng, giấy không bị xây xước và tiết kiệm được thời gian cho người sử dụng.

 

Sử dụng tẩy rất đơn giản, ngoài loại tẩy điện có cách sử dụng riêng thì các loại tẩy còn lại đều có cách sử dụng giống nhau. Khi viết sai chúng ta chỉ cần mài tẩy vào phần đó, chà đi chà lại một cách nhẹ nhàng là vết bẩn sẽ bay đi. Các bạn lưu ý, chớ chà mạnh sẽ khiến giấy rách.

 

Khi sử dụng xong tẩy chúng ta chỉ cần cất gọn gàng. Tránh để tẩy rơi xuống đất, khi tẩy bị bám bẩn các bạn dùng cho lần tiếp theo sẽ vấy bẩn lên trang giấy. Vật dụng nào cũng vậy, khi sử dụng xong chúng ta cần cất cẩn thận, thì mới có thể dụng chúng lâu dài được.

 

Tẩy là một công cụ phổ biến trong học tập của học sinh, sinh viên, người thiết kế,… nó có ý nghĩa quan trọng với mỗi người. Cục tẩy giúp ta xóa đi những phần viết sai, viết nhầm,..

 

Từ khi được phát minh cho đến bây giờ tẩy luôn được mọi người ưa chuộng. Dù khoa học kĩ thuật có phát triển hơn nữa, tẩy vẫn sẽ là người bạn đồng hành với các bạn học sinh, sinh viên, kĩ sư,…

4 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Trong việc học tập của mỗi bạn học sinh, có rất nhiều dụng cụ hữu ích phục vụ quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. Một trong số những đồ dùng học tập không thể thiếu, luôn đồng hành giúp các bạn ghi lại những kiến thức của mình, đó chính là cây bút bi.

 

Về nguồn gốc xuất xứ, bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế. Phải đến năm 1938, cây bút bi đầu tiên trên thế giới mới ra đời.

 

Bút bi là một loại bút có cấu tạo đơn giản và nguyên lí hoạt động không phức tạp. Cấu tạo của một chiếc bút bi thông thường gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút.Vỏ bút là một ống trụ tròn dài từ 15 – 20 cm, được làm bằng nhựa dẻo, nhựa cứng hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất…

 

Phần thứ hai là ruột bút, đó là một ống chứ mực nhỏ và dài khoảng từ 10 – 15cm tùy loại bút, ngòi bút được làm bằn kim loại không rỉ. Ở đầu ngòi bút có gắn một viên bi, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,5 đến 0,7 mm. Viên bi ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.

 

Ngoài ra bút còn có các bộ phận nhỏ đi kèm khác như lò xo, nút bấm, nắp đậy, bên trên vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở…. Những bộ phận này tuy nhỏ bé nhưng ngược lại rất hữu ích và đảm bảo cho hoạt động của bút diễn ra bình thường.

 

Bút bi trên thị trường hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, tùy theo sở thích và lứa tuổi…Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím...Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng: Thiên Long, Bến Nghé...Giá của một chiếc bút bi rẻ hơn nhiều so với các loại bút khác khoảng từ 2500 đến 10 000VNĐ

 

Bút bi là một vật bất li thân của mỗi học sinh. Đó là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập dùng để viết, vẽ, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.

 

Loại bút này được ưa chuộng nhất trên thị trường so với bút máy hay bút chì là bởi ưu điểm bút bền, đẹp, nhỏ gọn dễ mang, dễ vận chuyển. Bút ngòi trơn thích hợp ghi chép nhanh, không phải mất thời gian bơm mực như bút máy, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bút bi có hạn chế là nếu viết nhanh dễ bị nhòe mực và chữ khi viết bút bi không được đẹp như khi viết bằng bút máy

 

Bút bi là một loại bút rất dễ trong việc bảo quản. Trong các bộ phận của bút bi, ngòi bút rất quan trọng và dễ bị vỡ bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Chúng ta cũng nên tránh để bút rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.

 

Bút bi không phải chỉ tiện dụng trong học tập mà còn như một người bạn gắn bó với cuộc đời của mỗi người. Bút bi là dụng cụ lưu giữ bao nhiêu bài giảng, là dụng cụ giúp những cô gái trẻ mộng mơ ghi chép bao nhiêu lời bài hát của thần tượng, ghi chép bao nhiêu dòng nhật kí, dòng lưu bút của lứa tuổi học trò. Bút bi là vật lưu giữ bao kỉ niệm đẹp của một thời.

 

Dù hiện nay, máy tính đang dần được con người sử dụng rộng rãi, người ta thay vì viết bằng bút bi sẽ tạo lập văn bản trên máy tính. Nhưng dù thế nào đi nữa, bút bi chắc chắn vẫn sẽ là một vật dụng tiện ích không thể thiếu trong hôm nay và mai sau.

4 tháng 1 2022

Tham khảo nhé!

Trong việc học tập của mỗi bạn học sinh, có rất nhiều dụng cụ hữu ích phục vụ quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả. Một trong số những đồ dùng học tập không thể thiếu, luôn đồng hành giúp các bạn ghi lại những kiến thức của mình, đó chính là cây bút bi.

Về nguồn gốc xuất xứ, bút bi được phát minh bởi nhà báo Hungari Lazo Biro vào những năm 1930, quyết định và nghiên cứu ông phát hiện mực in giấy rất nhanh khô tạo ra một loại bút sử dụng mực như thế. Phải đến năm 1938, cây bút bi đầu tiên trên thế giới mới ra đời.

Bút bi là một loại bút có cấu tạo đơn giản và nguyên lí hoạt động không phức tạp. Cấu tạo của một chiếc bút bi thông thường gồm hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút.Vỏ bút là một ống trụ tròn dài từ 15 – 20 cm, được làm bằng nhựa dẻo, nhựa cứng hoặc nhựa màu, trên thân thường có các thông số ghi ngày, nơi sản xuất…

Phần thứ hai là ruột bút, đó là một ống chứ mực nhỏ và dài khoảng từ 10 – 15cm tùy loại bút, ngòi bút được làm bằn kim loại không rỉ. Ở đầu ngòi bút có gắn một viên bi, đường kính viên bi tùy thuộc vào mẫu mã mà to nhỏ khác nhau từ 0,5 đến 0,7 mm. Viên bi ấy có khả năng chuyển động tròn đều đẩy cho mực ra đều.

Ngoài ra bút còn có các bộ phận nhỏ đi kèm khác như lò xo, nút bấm, nắp đậy, bên trên vỏ có đai để gắn vào túi áo, vở…. Những bộ phận này tuy nhỏ bé nhưng ngược lại rất hữu ích và đảm bảo cho hoạt động của bút diễn ra bình thường.

Bút bi trên thị trường hiện nay rất đa dạng về kiểu dáng và màu sắc, tùy theo sở thích và lứa tuổi…Có loại bút chỉ có một ngòi nhưng cũng có những loại có hai, ba, bốn ngòi với đủ màu mực như xanh, đỏ, đen, tím...Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu bút nổi tiếng: Thiên Long, Bến Nghé...Giá của một chiếc bút bi rẻ hơn nhiều so với các loại bút khác khoảng từ 2500 đến 10 000VNĐ

Bút bi là một vật bất li thân của mỗi học sinh. Đó là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con người trong cuộc sống. Bút bi được dùng trong nhiều lĩnh vực. Bút theo sinh viên, học sinh học tập dùng để viết, vẽ, bút cùng người trưởng thành ghi chú, tính toán sổ sách. Bút còn là món quà tặng dễ thương và giàu ý nghĩa.

Loại bút này được ưa chuộng nhất trên thị trường so với bút máy hay bút chì là bởi ưu điểm bút bền, đẹp, nhỏ gọn dễ mang, dễ vận chuyển. Bút ngòi trơn thích hợp ghi chép nhanh, không phải mất thời gian bơm mực như bút máy, giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bút bi có hạn chế là nếu viết nhanh dễ bị nhòe mực và chữ khi viết bút bi không được đẹp như khi viết bằng bút máy

Bút bi là một loại bút rất dễ trong việc bảo quản. Trong các bộ phận của bút bi, ngòi bút rất quan trọng và dễ bị vỡ bi nên khi dùng xong ta nên bấm cho ngòi bút thụt vào hoặc đậy nắp lại để tránh hỏng bi. Chúng ta cũng nên tránh để bút rơi xuống đất vì dễ hỏng bi, vỡ vỏ bút, tránh để nơi có nhiệt độ cao.

 

Bút bi không phải chỉ tiện dụng trong học tập mà còn như một người bạn gắn bó với cuộc đời của mỗi người. Bút bi là dụng cụ lưu giữ bao nhiêu bài giảng, là dụng cụ giúp những cô gái trẻ mộng mơ ghi chép bao nhiêu lời bài hát của thần tượng, ghi chép bao nhiêu dòng nhật kí, dòng lưu bút của lứa tuổi học trò. Bút bi là vật lưu giữ bao kỉ niệm đẹp của một thời.

Dù hiện nay, máy tính đang dần được con người sử dụng rộng rãi, người ta thay vì viết bằng bút bi sẽ tạo lập văn bản trên máy tính. Nhưng dù thế nào đi nữa, bút bi chắc chắn vẫn sẽ là một vật dụng tiện ích không thể thiếu trong hôm nay và mai sau.

16 tháng 12 2019

Giới thiệu về cây bút bi

  Mở bài: Giới thiệu đồ dùng học tập quan trọng của học sinh là bút bi

  Thân bài:

  - Nêu nguồn gốc

    + Từ xa xưa người ta dùng bút lông để viết, để vẽ. Bút này bất tiện vì thường xuyên phải chấm mực, mài mực, viết xong phải rửa bút.

    + Năm 1938, phóng viên người Hunggary là Laszlo Biro cùng người anh trai của mình sáng tạo ra chiếc bút bi đầu tiên trên thế giới.

  - Nêu cấu tạo:

    + Vỏ bút: Được làm bằng nhiều chất liệu như nhựa, kim loại tùy theo hãng sản xuất. Bộ phận vỏ bao bên ngoài để chứa các bộ phận bên trong như ruột bút, lò xo.

    + Bộ phận điều chỉnh bút: Một đầu bấm đối diện với đầu ngòi bút. Bộ phận này liên kết với lò xo bên trong để điều chỉnh ngòi. Nếu dùng bút bi có nắp đậy thì không có bộ phận này.

    + Ruột bút: Được làm bằng nhựa cứng, bên trong chứa mực- ống mực. Đầu bút viết có viên bi sắt nhỏ mạ crom hoặc niken, với kích thước viên bi khoảng 0, 38 mm- 0,7 mm chuyển động xoay tròn đẩy mực từ ruột bút ra.

    + Bút bi thay đổi kiểu dáng, hình dạng, màu mực cũng ngày càng đa dạng: có nhiều loại mực như mực nước, nhũ, mực dạ quang. Kiểu dáng ngày càng bắt mắt hơn, an toàn với môi trường.

  - Nêu công dụng:

    + Bút bi tiện dụng và quan trọng trong môi trường học tập của học trò. Ngoài ra bút bi còn là vật dụng tiện dụng trong đời sống, công việc của con người.

  - Cách bảo quản:

    Ngòi bút quan trọng, dễ bị méo bi nên khi sử dụng xong nên bấm tắt bút cho ngòi thụt vào, hoặc đậy nắp để tránh làm hỏng bi và dây mực.

    Tránh việc để bút rơi xuống đất, tránh xa nơi có nhiệt độ cao vì những tác nhân này có thể làm méo mó hình dạng bút.

  Kết bài: Bút bi có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong số đồ dùng học tập của học sinh

28 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

I.  MỞ BÀI

Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút chì

II. THÂN BÀI

1. Nguồn gốc, xuất xứ

-   Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay.

-  Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và rất vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi.

-  Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó, đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.

 

2. Cấu tạo

-  Chiếc bút dài cờ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn.

-  Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy.

-   Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn.

-   Ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn như hình tam giác.

-  Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút được gắn vào một cục tẩy nhỏ.

3. Công dụng, ý nghĩa

-  Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ.

- Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy.

-  Chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng.

-  Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được.

 

- Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nó có nhiều công dụng và có ích.

- Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua.

- Hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu  sắc, rất thu hút trẻ em.

- Chiếc bút chi được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn.

III.  KẾT BÀI

Chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành rẻ.

6 tháng 12 2021

Bạn tham khảo

 

Dàn ý

1. Mở bài:

- Giới thiệu cây bút chì.

2. Thân bài: 

a. Lịch sử phát minh chiếc bút chì:

- Thời cổ La Mã, con người đã sử dụng thanh kim loại để viết trên giấy làm từ vỏ cây.

- Than chì graphite, chất liệu làm bút chì được lịch sử ghi nhận sử dụng từ năm 1564 tại Borrowdale, Anh.

- Bút chì đầu tiên được sản xuất tại Nürnberg, Đức, năm 1662.

b. Cấu tạo của bút chì:

- Lõi bút chì được làm bằng than chì

- Vỏ bút chì làm bằng gỗ hoặc giấy ép.

- Ngày nay, bút chì hiện đại còn có thêm loại bút chì bấm và bút chì nhiều mũi.

c. Cách sản xuất bút chì:

- Người ta trộn hỗn hợp than chí với đất sét mịn để tạo thành ruộc bút chì

- Các sợi ruột bút chì được nhúng qua dầu hoặc sáp rồi đổ vào vỏ bút chì đã cạo rãnh

- Sau đó, gắn nữa bút chì còn lại lên

- Xong cắt ra thành cây bút chì dài 15cm

d. Phân loại bút chì:

Phân loại theo màu:

- Bút chì màu

- Chút chì đen

- Bút chì than

Phân loại theo độ cứng:

- Bút chì cứng

- Bút chì trung bình

- Bút chì mềm

Phân loại theo công dụng

- Bút chì viết

- Bút chì kỹ thuật: bút chì kim

- Bút chì màu học sinh

- Bút chì màu nước dùng cho hội hoạ

- Bút chì màu dầu

- Bút chì trang điểm

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bút chì

- Cây bút chì rất có ích cho học sinh

- Bút chì là một phát minh vĩ đại của nhân loại


 

6 tháng 12 2021

tham khao:

Trong gia đình, luôn có những vật dụng hữu ích và cần thiết cho cuộc sống sinh hoạt. Trong đó, chiếc phích hay còn gọi là bình thủy- đồ dùng để giữ nhiệt cho nước nóng rất thông dụng, xuất hiện trong mọi gia đình.

 

Phích nước thì quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng ít có ai biết đến nguồn gốc của nó. Vào năm 1892, một nhà bác học người Anh, Pawar, đã cải tiến chiếc máy đo nhiệt lượng của Newton thành chiếc bình thủy có khả năng giữ nhiệt. Chiếc bình thủy có thiết kế nhỏ gọn, không quá to, cồng kềnh hay khó di chuyển như chiếc máy trước nên rất được thông dụng.

 

Từ khi được xuất hiện, đến nay, chiếc phích nước đã được cải tiến rất nhiều. Phích nước được phân thành nhiều loại, được làm từ những vật liệu khác nhau, với cấu tạo và những hình dáng khác nhau. Vê hình dáng, phích nước thường có hình trụ, làm bằng nhựa hoặc bằng sắt; đế bằng, cao khoảng 35- 40 cm giúp cho phích đứng thẳng mà không bị đổ.

 

Phích có cấu tạo hai phần: phần vỏ có nắp. Nắp trong làm bằng gỗ hay xốp, nắp ngoài làm bằng nhựa hay bằng nhôm. Quai xách, tay cầm gắn với thân phích. Ngoài phích có hoa văn ( họa tiết hay phong cảnh) với nhiều màu sắc khác nhau. Chiếc phích có phần ruột làm bằng thủy tinh tráng bạc để giữ nhiệt, đáy có một núm- van hút khí. Van càng nhỏ thì khả năng giữ nhiệt càng cao. Ở giữ vỏ phích và ruột phích là một lớp chân không để cách nhiệt.

 

Có nhiều loại phích được sử dụng nhưng phổ biến là hai loại: loại nhỏ: chưa được một lít nước, loại lớn chứa được 2,5- 3 lít nước. Hiện nay, loại phích đã quen thuộc với bao thế hệ gia đình trong bao nhiêu năm qua là phích Rạng Đông với nhiều kiểu dáng, màu sắc và rất bền, giá cả hợp lí với người dùng.

 

Trong ngày, chiếc phích giúp giữ nhiệt ở nhiệt độ từ 70- 100 độ. Có chiếc phích trong nhà, sẽ bớt được rất nhiều thời gian và công sức để đun nước mỗi khi có việc. Chiếc phích là người bạn không thể thiếu khi uống trà hay pha cà phê. Nhiệt độ nước sẽ quyết định rằng trà có ngon, có đạt đúng hương vị của nó không. Với những nhà khi chuẩn bị sinh đẻ, những chiếc phích là vật dụng rất cần thiết.

 

Chẳng gì tiện lợi và nhanh gọn bằng chiếc phích có thể di chuyển dễ dàng. Những chiếc phích đi liền với những năm tháng thời bao cấp cầm từng đồng để đi mua nước nóng ngoài đầu hẻm vì ngại đun nước mới, đi liền với sự xuất hiện của những đứa trẻ cũng như trong bữa cơm của mỗi gia đình. Dù cho thời ấy, một chiếc phích cũng chẳng rẻ là bao nhưng không thể không có trong mỗi gia đình. Và đến ngày nay, những chiếc phích vẫn có một vị trí không đổi trong mỗi căn nhà.

 

Nó là người bạn của người già và trẻ em. Một phích nước đem lại sức khỏe với mỗi chén trà, cốc sữa nóng trong mùa đông lạnh. Vì vậy, khi sử dụng, chúng ta cần có cách bảo quản đúng. Phích mới được mua về, nên đổ nước ấm khoảng nửa bình, sau đó đậy nắp lại.

 

Sau khoảng vài phút, mở phút ra, tráng với một lượt nước mới rồi đổ nước nóng vào. Như thế sẽ giúp cho chiếc phích không bị sốc nhiệt và nổ, tăng tuổi thọ cho phích. Vào buổi sáng, nếu còn nước cũ ngày hôm qua, nên đổ đi, tráng sạch cặn rồi đổ nước mới vào. Muốn giữ được nhiệt lâu, không nên đổ nước quá đầy, giữ một khoảng trống giữ nước và nút vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn của không khí.

 

Sau một thời gian sử dụng, những chiếc phích làm từ kim loại sẽ bị gỉ, làm giảm khả năng bảo vệ của phích. Cần thay vỏ mới để an toàn khi sử dụng. Những chiếc phích bị vỡ ruột cũng có thể thay ruột phích mới để tiết kiệm, không cần thiết phải mua phích mới. Những chiếc bình thủy thế cần để xa tầm tay trẻ em và những nơi có lửa, để những nơi cao ráo.

 

Ngày nay, nhiều loại ấm đun nước, ấm siêu tốc ra đời khiến những chiếc bình thủy chục năm nay bỗng dần bị lép vế. Nhưng những chiếc phích vẫn luôn là người bạn đồng hành thân thiết, tiện lợi nhất trong di chuyển và sinh hoạt của mỗi người.