tóm tắt văn bản chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Tóm tắt truyện Lão Hạc
Lão Hạc là ông lão nông dân hiền lành, chất phác, do không có tiền cho con trai cưới nên cậu con trai bỏ đi đồn điền cao su. Lão ở nhà sống với cùng một con chó tên Cậu Vàng, người bạn trung thành với lão. Vì lão ốm yếu, già cả nên không ai thuê lão, lão không kiếm được cái ăn. Lão bán con Vàng và nhờ ông giáo cất tiền cho con trai lão, lão tự dành tiền để lo ma chay cho mình không làm phiền đến hàng xóm láng giềng. Lão không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai, Lão chọn cái chết dữ dội đau đớn bằng bả chó để kết thúc sự sống khổ cực của mình.
* Tóm tắt Hoàng Lê nhất thống chí
Ngay sau khi nghe tin giặc Thanh vào xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, lấy hiệu là Quang Trung, sau đó đích thân đốc xuất đại binh ra Thăng Long dẹp giặc, trên đường ra Bắc tiến hành tuyển quân. Tới 30 tháng chạp, vua cho tiệc khao quân, hẹn mùng 7 vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Bằng tài chỉ huy thao lược của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn giành thắng lợi. Tôn Sĩ Nghị và quân Thanh sợ sệt tìm đường tháo chạy. Vua tôi Lê Chiêu Thống, cùng bọn quan lại bán nước cũng bỏ chạy theo.
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... đó là triệu bất thường): thói ăn chơi xa xỉ vô độ của chúa.
- Phần 2 (còn lại): Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả - tác phẩm, khái quát nội dung nghệ thuật của tác phẩm
“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê – Trịnh
2. Thân bài:
a. Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh
- Xây dựng nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả ý
- Thích chơi đèn đuốc, ngắm cảnh đẹp → Ý thích đó không biết bao nhiêu cho vừa. Vì vậy việc xây dựng đình đài cứ liên miên, hao tài, tốn của
- Những cuộc dạo chơi của chúa ở Tây Hồ được miêu tả tỉ mỉ (diễn ra thường xuyên, tháng ba bốn lần). Huy động rất đông người hầu hạ (Binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ mà Tây Hồ rất rộng)
- Các nội thần, quan hộ giá, nhạc công ... bày đặt nhiều trò giải trí lố lăng và tốn kém
- Việc tìm thu vật “phụng thủ” thực chất là cưỡng đoạt những của quý trong thiên hạ (chim quý, thú lạ) về tô điểm cho nơi ở của chúa.
VD: Miêu tả kĩ, công phu: Đưa một cây đa cổ thụ “từ bên bờ Bắc chở qua sông đem về” phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi
→ Ý nghĩa đoạn văn “Mỗi khi đêm thanh vắng... biết đó là triệu bất tường” ⇒ Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ, nhất là khi ông xem đó là “triệu bất tường” -> Điềm gở, điềm chẳng lành -> Báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết ăn chơi hưởng lạc.
b. Những thủ đoạn nhũng nhiễu dân của bọn quan lại hầu cận
Thời chúa Trịnh Sâm bọn hoạn quan hầu cận trong phủ chúa rất được sủng ái → Chúng ỷ thế nhà chúa mà hoành hành tác oai, tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành đông vừa ăn cướp vừa la làng.
c. Tình cảnh của người dân
- Người dân bị cướp tới hai lần, bằng không thì phải tự tay huỷ bỏ của quý của mình. Chính bà mẹ của tác giả đã phải sai chặt đi một cây lê và hai cây lựu quí rất đẹp trong vườn nhà mình để tránh tai hoạ
* Nghệ thuật: Cảnh được miêu tả là cảnh thực (cảnh ở các khu vườn rộng...)
- Cảm xúc chủ quan của tác giả được bộc lộ khi ông xem đó là “triệu bất tường”
- Các sự việc đưa ra cụ thể, chân thực, khách quan, không xen lời bình của tác giả, có liệt kê và cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện để khắc hoạ ấn tượng. Cảm xúc của tác giả (thái độ bất bình, phê phán) cũng được gửi gắm kín đáo.
3. Kết đoạn
- Suy nghĩ của bản thân về thực trạng của đất nước qua những ghi chép của tác giả.
- Liên hệ thực tế xã hội ngày nay.
Sau khi đã dẹp xong các bè đảng tranh giành quyền lực, Trịnh Sâm lao vào ăn chơi, chô xây dựng nhiều đền đài và thường xuyên ngự các li cung binh lính theo hầu đông đúc. Chúa còn bày ra nhiều trò quay gở và ra sức thu lấy tất cả những thứ quý hiếm trong dân gian. Bọn hoạn quan mượn gió bẻ măng, nhà nào có cây cảnh đẹp đều bị khuân đi hết hoặc bị vu cho tội giấu vật phụng cung. Các nhà giàu có cây cản và vật đẹp phải bỏ ra kêu van hoặc phá bỏ để tránh họa.
Em tham khảo:
“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viết bằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán (con trai của Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ).
Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, người ta có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lại những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núi của ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở về ngất ngưởng”… Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quê cha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn.
“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.
Khoảng năm Giáp Ngọ,trong nước có chúa Trịnh Sâm thích chơi đèn đuốc,thường ngự ở các ly cung.Xây dựng đình đài liên miên.Nhân việc đó, nội quan đều mạc quần áo đàn bà, cải trang để bán một số đồ vật kiếm tiền. Có lúc cho bọn nhạc công ngồi trên gác chuông chùa Trấn Quốc và chơi vài bài.Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú,Chúa đều thu hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì cớ ấy
Trả lời:
Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, kể về sự ăn chơi xa xỉ của Chúa Trịnh. Chúa cho xây nhiều đền đài cung điện và mỗi tháng Chuá ngự ra Tây Hồ ba, bốn lần và cho nội thị mặc áo giả làm đàn bà buôn bán. Thuyền ghé đi tới đâu thì ghé mua tới đó. Chúa còn cho bọn tay sai đi vơ vét những thứ quý giá của dân gian. Nhà nào có chậu hoa, cây kiểng, chim thú thấy hay đều bị trân dụng. Bọn hoạn quan dựa vào uy quyền của Chúa nhũng nhiễu người dân, làm dân tình than oán khổ sở.