K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2017

Ngo Quyen was born in Duong Lam. He was also known as Tien Ngo Vuong, the first king of the Ngo family in Vietnamese history. One of the most notable achievements of Ngo Quyen was the battle of the Southern Han soldiers on the Bach Dang River. Taking advantage of the tide up and down, he put the iron pile to the iron in the river, preparing to wait for the net, the results of this battle is clear, the Han army failed to tan. General Luong Hoang Tho and more than half the soldiers were killed. After defeating the Han, Ngo Quyen became king, ending the 1000 years of the Northern domination, opening the first feudal era in Vietnamese history.

25 tháng 5 2018

- Quê của vua Lý Thái Tổ là ở Cổ Pháp, Bắc Giang ( nay thuộc huyện Từ Sơn, Bắc Ninh)

- Vua Lê Thái Tổ tên thật là Lê Lợi

- Tên nước đầu tiên của nước ta trong lịch sử là nước Văn Lang

- Lê Lợi đánh tan giặc Minh lập triều đại mới ở Việt Nam

- Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa

25 tháng 5 2018

tên thật là Lê Thánh Tông hay sao ý

21 tháng 12 2021

Ngô Quyền được sử sách mô tả  bậc anh hùng tuấn kiệt, "có trí dũng". Khi Ngô Quyền vừa mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, dung mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho  lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền.

21 tháng 12 2021

y+218=4867+72168

1. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?a. Văn Lang.b. Âu Lạc.c. Việt Nam.2. Vị vua đầu tiên của nước ta là?a. An Dương Vương.b. Vua Hùng Vương.c. Ngô Quyền.3. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.a. Công cụ dùng để làm ruộng.               1. Giáo mác.b. Công cụ dùng làm vũ khí.                2. Vòng trang sức.c. Công cụ dùng làm trang sức.              3. Lưỡi cày đồng.4. Nước Văn Lang tồn tại qua mấy...
Đọc tiếp

1. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì?

a. Văn Lang.

b. Âu Lạc.

c. Việt Nam.

2. Vị vua đầu tiên của nước ta là?

a. An Dương Vương.

b. Vua Hùng Vương.

c. Ngô Quyền.

3. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

a. Công cụ dùng để làm ruộng.               1. Giáo mác.

b. Công cụ dùng làm vũ khí.                2. Vòng trang sức.

c. Công cụ dùng làm trang sức.              3. Lưỡi cày đồng.

4. Nước Văn Lang tồn tại qua mấy đời vua?

a. 15 đời vua.

b. 17 đời vua.

c. 18 đời vua

4. Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

a. Quân Tần xâm lược nước phương Nam.

b. Thục Phán lãnh đạo ngưới Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm.

c. Cả hai ý rên đều đúng.

5. Vị vua của nước Âu lạc có tên gọi là gì?

a. An Dương Vương.

b. Vua Hùng Vương.

c. Ngô Quyền.

6. Thành tựu đặc sắc về phong trào của người dân Âu Lạc là gì?

a. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên.

b. Xây dựng thành Cổ Loa.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

7. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây.

a. Mị Châu - Trọng Thuỷ.

b. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.

c. Cây tre trăm đốt.

8. Để cai trị nhân dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì?

A. Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để nộp cho chúng.

B. Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục Hán, học chữ Hán.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

9. Trước sự thống trị của các triều đại phương Bắc, dân ta phản ứng ra sao?

A. Không chịu khuất phục, nổi dậy đấu tranh.

B. Chịu khuất phục, đem đồ cống nạp cho chúng.

C. Chưa chịu khất phục, nhưng lo sợ thế lực của chúng.

10. Chiến thắng vang dội nhất của nhân dân ta trước các triều đại phương Bắc là:

A. Chiến thắng của Hai Bà Trưng.

B. Chiến thắng Bặch Đằng.

C. Chiến thắng Lí Bí.

11. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp.

a. Khởi nghĩa Bà Triệu.                 1. Năm 776

b. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.            2. Năm 905

c. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ.         3. Năm 248

d. Khởi Nghĩa của Phùng Hưng.         4. Năm 722

12. Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng?

a. Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán.

b. Chồng bà Trưng Trắc (Thi sách) bị Tô Địch giết hại.

c. Chứng tỏ cho nhân dân biết, phụ nữ cũng đánh được giặc.

13. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào?

a. 179 TCN

b. Năm 40

c. Cuối năm 40

14. Kết quả của cuộc khởi nghĩa?

a. Thất bại

b. Thắng lợi

c. Thắng lợi hoàn toàn.

16. Nguyên nhân nào quân Nam Hán xâm lược nước ta?

a. Do Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu.

b. Do quân Nam Hán đã có âm mưu từ trước.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

17. Ai là người lãnh đạo chống lại quân Nam Hán?

a. Ngô Quyền.

b. Hai Bà Trưng.

c. Dương Đình Nghệ.

18. Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?

a. Nhử giặc vào sâu trong đất liền rồi tấn công.

b. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở Sông Bạch Đằng, lợi dụng thuỷ triều lên rồi nhử giặc vào bãi cọc.

c. Cả hai ý trên đều đúng.

19. Ngô Quyền lên ngôi vua năm nào?

a. 938.

b. 939.

c. Cuối năm 939.

20. Ngô Quyền trị vì đất nước được mấy năm?

a. 5 năm.

b. 6 năm.

c. 7 năm.

21. Em hiểu như thế nào về cụm từ “loạn 12 sứ quân”?

a. Các thế lực địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng.

b. 12 sứ thần của các nước đến tham kiến vua.

c. 12 cánh quân xâm lược nước ta.

22. Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì trước tình hình của đất nước?

a. Xây dựng lực lượng, liên kết các sứ quân rồi dem quân đi đánh các sứ quân khác.

b. Mượn quân của các nước khác để đánh các sứ quân.

c. Mượn quân của triều đình để đánh các sứ quân.

23. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước ta là gì?

a. Lạc Việt.

b. Đại Việt.

c. Đại Cồ Việt.

24. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?

a. Đinh Liễn và Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, nhà Tống xâm lược nước ta.

b. Lê Hoàn đã giết hại Đinh Tiên Hoàng để lên ngôi vua.

c. Lê Hoàn đã đánh bại 12 sứ quân để lên ngôi vua.

25. Quân ta đã đánh bại Quân Tống ở những nơi nào?

a. Đại La, Sông Hồng.

b. Lạng Sơn, Sông Bặch Đằng.

c. Hoa Lư, Sông Cầu.

26. Kết quả của cuộc kháng chiến.

a. Thất bại.

b. Thắng lợi.

c. Thắng lợi hoàn toàn.

27. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy tên gọi là gì?

a. Lê Đại Hành.

b. Lê Long Đĩnh.

c. Lê Thánh Tông.

28. Triều đại nhà lý bắt đầu từ năm nào?

a. 1005.

b. 1009.

c. 1010.

29. Vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La?

a. Vì đây là trung tâm của đất nước, đất rộng không bị ngập lụt.

b. Vì đây là vùng đất mà giặc không dám đặt chân đến.

c. Vì đây là vùng đất giàu có, nhiều của cải, vàng bạc.

30. Đến đời vua Lý Thánh Tông nước ta đổi tên tên là gì?

a. Đại La.

b. Thăng Long.

c. Đại Việt.

31. Vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La vào thời gian nào?

a. 1005

b. 1009

c. 1010

 

0

vì sông Bạch  Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm, hải lưu thấp, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3m.khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét

24 tháng 4 2021

vì sông bạch đằng là sồng rug thik hợp để có nhiều chỗ mai phục 

theo em ngô quyền là 1 ng chính trực thông minh tài cao phúc hậu

ú nghĩa của trận đị trên sông bạch đằng mang lại ý nghĩa to lớn ch nhân dân và tổ quóc ta là giải phóng tổ quốc ta sau hơn 1000 năm bih các phong kiến phương  bắc đô hộ

19 tháng 6 2021

Câu 23: “...người Đường Lâm (Sơn Tây- Hà Nội), cha là Ngô Mân, làm châu mục Đường Lâm.” Thông tin trên nói về nhân vật lịch sử nào?

A. Dương Đình Nghệ

B. Ngô Quốc Trị

C. Ngô Quyền

D. Ngô Quốc Đạt

19 tháng 6 2021

C.Ngô Quyền

27 tháng 5 2021

vua hùng nha!

Vua Hùng Vương đúng ko bạn ?

- Loạn 12 sứ quân” gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là gì?-Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?-Bộ máy nhà nước thời Ngô ở các địa phương do ai đứng đầu?-Việc làm nào của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?-Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?-Cuối năm 979, nước ta có sự kiện gì xảy ra?-Đinh Tiên Hoàng cho đóng đô tại...
Đọc tiếp

- Loạn 12 sứ quân” gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là gì?

-Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là gì?

-Bộ máy nhà nước thời Ngô ở các địa phương do ai đứng đầu?

-Việc làm nào của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?

-Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ai?

-Cuối năm 979, nước ta có sự kiện gì xảy ra?

-Đinh Tiên Hoàng cho đóng đô tại đâu?

-Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm nào? Đặt niên hiệu là gì?

-Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?

-Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?

-Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nào?

-Ai là người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?

-Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là:

-Ý nào sau đây không phải ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê?

1
1 tháng 11 2021

1, Loạn 12 sứ quân” gây ra nguy cơ lớn nhất cho đất nước là : Xảy ra các cuộc tranh chấp ngôi báu, đất đai giữa các tướng lĩnh

2, Sau khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã đặt tên nước là ĐẠI CỒ VIỆT

3, Bộ máy nhà nước thời Ngô ở các địa phương do:

+ Đứng đầu trung ương là có Vua và dưới vua là Quan văn Quan Võ

+ Đứng đầu địa phương là Thứ sử các châu

4, Việc làm nào của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập là: Đóng đô ở Cổ Loa

5, Người có công dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước là ĐINH BỘ LĨNH

6, Cuối năm 979, nước ta có sự kiện: nội bộ nhà Đinh xảy ra biến cố, Đinh Tiên Hoàng cùng con trai là Đinh Liễn bị ám sát

7, Đinh Tiên Hoàng cho đóng đô tại Hoa Lư

8, Lê Hoàn lên ngôi vua vào năm 980 và đặt niên hiệu là Thiên Phúc

9, Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử là: Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ. Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được ủng hộ lên làm vua để chỉ huy cuộc kháng chiến.

10, Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức là: Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.

11, Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, nước ta phải đối phó với bọn xâm lược nhà TỐNG

12, Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là LÊ HOÀN

13, Trận đánh lớn nhất trong cuộc kháng chiếng chống Tống của nhà Lê là trận BẠCH ĐẰNG

         CHÚC BẠN HỌC TỐT ! :))

Tiểu sử về Ngô Sĩ Liên Ngô Sĩ Liên, người làng Ngọc Giả xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là một sử gia nổi tiếng đương thời nhưng cho tới nay, cuộc đời của ông cũng chỉ được biết đến với vài điều sơ lược. Ông thi đỗ Tiến sĩ năm 1442, làm quan trải các triều Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Thánh Tông (1460-1497). Huấn đạo họ Bùi soạn...
Đọc tiếp

Tiểu sử về Ngô Sĩ Liên

 

Ngô Sĩ Liên, người làng Ngọc Giả xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là một sử gia nổi tiếng đương thời nhưng cho tới nay, cuộc đời của ông cũng chỉ được biết đến với vài điều sơ lược. Ông thi đỗ Tiến sĩ năm 1442, làm quan trải các triều Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Thánh Tông (1460-1497).

 

Huấn đạo họ Bùi soạn vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), có ghi về hành trạng sự nghiệp của ông như sau: “Ngô tiên sinh Sĩ Liên là người thôn Ngọc Giả, xã Chúc Lý, huyện Chương Đức. Đời Lê Thái Tông, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân cùng bảng với Trạng nguyên Nguyễn Trực ở Bối Khê, Thanh Oai.

 

Đời vua Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) với tư cách là Lễ bộ Hữu thị lang Triêu liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám tư nghiệp, kiêm Sử quán Tu soan, ông biên soạn cuốn Đại Việt Sử ký toàn thư, cuốn sách này khảo xét, đính chính lại hai sách Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và Đại Việt Sử ký toàn thư của Phan Phu Tiên, thêm vào Ngoại kỷ tất cả là 15 quyển. Ngô Sĩ Liên một mặt đánh giá cao những nhà sử học tiền bối: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vở còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa là được”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử đó là: “Ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi còn có chỗ chưa vừa ý…”.

 

Người xưa nói rằng: Người làm sử cần có ba sở trường là tài năng, học vấn và kiến thức thì tiên sinh Ngô Sĩ Liên kiêm gồm cả ba. Là người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, hiểu được sự tàn phá của giặc Minh giày xéo nền văn hóa dân tộc, nên vào năm Hồng Đức thứ 10 (1479), trong biểu dâng sách Đại Việt Sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên có nhắc đến cảnh tượng quân Minh triệt phá nền văn hóa Đại Việt mà ông tận mắt chứng kiến cũng như ý đồ ông muốn làm lại một bộ quốc sử: “Quân thù đến xâm chiếm, giáo mác đầy đường, đâu chẳng là giặc Minh cuồng bạo, sách vở cả nước đều trở thành một đống tro tàn…”.

 

Hay những lời tâu tâm huyết của ông về nền văn hóa dân tộc: “Thần khi mới sung vào sử quán được dự vào hàng nhúng bút lông. Bỗng gặp họa trong nhà, chưa thấy sách trọn bộ. Tự nghĩ chí xưa chưa được thỏa, bèn tìm các thuyết xưa để sửa chữa thêm…”. Phương thức viết sử của ông, phần biên niên thì theo khuôn phép của Kinh Xuân Thu (sử nước Lỗ) của Khổng Tử bên Trung Hoa, phần kỷ sử thì bắt chước lối viết Sử ký của Tư Mã Thiên.

 

Tài viết sử của ông được đánh giá là: ghi chép đầy đủ, nghĩa lý thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, cùng với sự khuyến khích răn đe công luận, các việc có quan hệ về sau thì không phải điều hai vị Đại nho Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên có thể theo kịp mà các nhà làm sử đời sau đều phải noi theo. Đại Việt Sử ký toàn thư nổi bật lên một giá trị lớn lao, đó là niềm tự hào dân tộc, là tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm sâu sắc với độc lập chủ quyền đất nước của các tác giả bộ quốc sử. Những nhận định của Ngô Sĩ Liên trong bộ sử thể hiện niềm tự hào đối với lịch sử dân tộc: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam – Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời đã sinh ra thân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương.”

 

Một điểm nổi bật trong cách viết sử của Ngô Sĩ Liên là ông là nhà sử học đầu tiên đã dựa vào truyền thuyết và dã sử, đưa thời đại mở nước từ thời Kinh Dương Vương, qua Hùng Vương, An Dương Vương vào bộ chính sử của dân tộc. Tính chất huyền thoại của tư liệu cùng với trình độ và phương pháp đương thời không khỏi làm cho các tác giả nửa tin nửa ngờ, vừa khẳng định vừa băn khoăn về thời kỳ lịch sử quá xa xưa này.

 

Nhưng rõ ràng đó là một việc làm có ý nghĩa, nêu cao lịch sử lâu đời của đất nước, biểu hiện lòng tự tôn dân tộc. Phần bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của Ngô Sĩ Liên cũng thể hiện được độ sắc nét cao: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa: Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?” Thẳng thắn bình luận, công tội phân minh, ông bình về vua Lý Thái Tông rằng: “Sử khen vua là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chỉ hiếu có thiếu xót. Mê hoặc bởi cái thuyết từ ái của Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch thì lòng nhân ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém”… Các nhà nghiên cứu sau này nhận định rằng, Đại Việt Sử ký toàn thư dù có những hạn chế và sai sót nhất định, nhưng với những giá trị lớn về lịch sử, về tư liệu và những tư tưởng của nó, là một di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc.

Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được bắt đầu biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

 

- Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938).

- Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

 

Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ:

 

"Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".

Tấm bia dựng ở đền thờ Ngô Sĩ Liên ghi rằng: Khi Ngô Sĩ Liên già về hưu, hưởng thọ chín mươi chín tuổi nhưng không nói sinh năm nào, mất năm nào. Sau, người trong thôn lập đền thờ ở phía Tây trên núi Tích Hỏa. Người trong xã cũng lập đền thờ hàng năm cúng tế vào mùa xuân, thu vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.

 

Với nước Đại Việt nói chung và với những người dân vùng ven đô nói riêng, Ngô Sĩ Liên mãi mãi là một sử gia vĩ đại, có công lớn với lịch sử văn hóa dân tộc.

5
17 tháng 1 2020

Bạn đúng là rảnh thật

20 tháng 1 2020

Ko phải là mk rảnh. Đấy là do tổ mk thuyết trình nên gửi lên, in ra cho dễ.