K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2017

Đề 2 :

Trong xã hội ngày nay,đức tính trung thực là rất cần thiết cho mọi người đức tính trung thực là một trong những đức tính đáng quý mà mọi người cần phải có, nhất là giới học sinh chúng ta, rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt.

Vậy ta nên định nghĩa về đức tính trung thực như thế nào ? Xin trả lời ngay Đức tính trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống ngày nay, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của giới học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn... Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác.

Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuâ't nhũng loại H ang kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng... những người nào mang trong người hoặc đang rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ sẽ được mọi người mến yêu và tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính, và nêu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển đến tầm cao.

Đồng thời, bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành người dân tốt vẫn có những người có biểu hiện thiếu trung thực và sai trái, chúng ta cần phải phê phán và lên án những biểu hiện như vậy. Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn, gian lận trong thi cử đã trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa của việc dạy và học, gây dư luận xôn xao trong xã hội. Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các báo cáo không trung thực, chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại melamine gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng, hay ngay các loại nước mắm cũng có chứa chất ure độc tố, hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân... Nhũng hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực, không nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đã trở thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đã khiến xã hội xuống cấp, đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Vì vậy, để tránh được tệ nạn thiếu trung thực trong xã hội ngày nay, mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này. Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình, chúng ta cẩn lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đầy lùi những tiêu cực do nạn thiếu trung thực để noi theo những tấm gương về đạo đức cao cả.

Là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hon và hơn nữa.

13 tháng 2 2017

Đề 1:

Sách không chỉ là người bạn hiền mà còn là một người bạn lớn của chúng ta. Bởi sách là kho tàng lưu giữ khối kiến thức khổng lồ của nhân loại được tích luỹ qua mấy ngàn năm. Sách ỉà chìa khoá vàng mở cửa toà lâu đài tri thức tráng lệ chứa đựng vô vàn điều kì diệu. Đúng như Macxim vậy, sách bao giờ cũng đem đến cho ta nhiều điều mới mẻ. Sách có nhiều loại, nhiều dề tài khác nhau, phản ánh nhiều lĩnh vực phong phú, đa dạng. Đến với sách, chúng ta không chỉ biết được những việc đang xảy ra, những sự kiện của thời nay mà ta còn biết được những việc đã xảy ra từ thòi xa xưa hoặc những vấn đề ở trên cung trăng hay tận sâu dưới đáy đại dương. Xem truyện cổ tích, ta biết được cuộc sống, ước mơ của cha ông thuở trước. Đọc sách lịch sử, ta hình dung được những trận chiến ác liệt, những thời kì vàng son rực rỡ của các triều đại. Sách giới thiệu với ta những kinh nghiệm, những thành tựu về khoa học, nông nghiệp, công nghiệp… Sách còn là người hướng dẫn viên năng động đưa ta đến những danh lam thắng cảnh, những kì quan ưên thế giới…

31 tháng 3 2021

tham khảo

Trong cuộc sống, đức tính trung thực chính là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người. Thật vậy, đức tính trung thực được biểu hiện bằng việc con người thật thà, nói đúng sự thật và tôn trọng sự thật trong cả công việc lẫn cuộc sống. Lợi ích đầu tiên của đức tính trung thực đem lại đó là tạo được thương hiệu và niềm tin tưởng đối với những người xung quanh. Chao ôi, người có tính trung thực sẽ nhận lại được lòng tin và sự quý mến của người khác! Lợi ích thứ hai của đức tính trung thực đó là con người dễ dàng tiến bước tới thành công. Phải chăng việc làm đúng theo sự thật, tôn trọng sự thật sẽ giúp cho người chúng ta không nể sợ những kẻ chuyên đi phá hoại công việc, những kẻ xấu xa,... hay sao? Hơn nữa, người có đức tính trung thực, khảng khái cũng chẳng sợ khó khăn, thử thách để mà cứ tiến bước về phía trước. Cuối cùng, đức tính trung thực giúp cho con người cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Vì họ tôn trọng sự thật nên họ luôn cảm nhận được sự bình an trong chính tâm hồn của mình. Tóm lại, đức tính trung thực chính là một trong những phẩm chất đáng quý nhất của con người, đặc biệt là trong xã hội hiện đại. Vậy nên hãy luôn trung thực trong cuộc sống!

*** câu nghi vấn: Phải chăng việc làm đúng theo sự thật, tôn trọng sự thật sẽ giúp cho người chúng ta không nể sợ những kẻ chuyên đi phá hoại công việc, những kẻ xấu xa,... hay sao?

** câu cảm thán: Chao ôi, người có tính trung thực sẽ nhận lại được lòng tin và sự quý mến của người khác! 

** câu trần thuật: Hơn nữa, người có đức tính trung thực, khảng khái cũng chẳng sợ khó khăn, thử thách để mà cứ tiến bước về phía trước. 

** câu cầu khiến: Vậy nên hãy luôn trung thực trong cuộc sống! 

27 tháng 3 2022

Đẹp nhất trong tâm hồn là tính giản dị. Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách. Người có lối sống giản dị luôn biết quý trọng của cải, vật chất, sức lao động của con người, không quá phô trương hình thức, biết tu dưỡng nhân cách, đạo đức, tâm hồn trong sạch, thanh cao. Người giản dị vì thế dễ nhận được sự cảm thông, trân trọng và tình yêu mến của mọi người. Con người hạnh phúc bởi biết làm việc và trở nên giàu hơn bởi biết tiết kiệm và giản dị trong lối sống. Người không biết giản dị, hay khoe mẽ quá mức, phung phí tiền bạc của cải, không những không được người khác kính trọng, tin tưởng mà bản thân cũng sẽ chẳng làm được gì lớn lao. Càng ham mê vật chất càng trở nên đau khổ và nhận lấy thất bại lớn. Sống giản dị đã trở thành một triết lí sống của con người Việt Nam chứ không đơn giản là một lối sống hay một phẩm đức. Từ xưa, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Chí Minh,… và biết bao hiền nhân khác, sau khi cống hiến sức mình xây dựng đất nước, đều tìm về nơi thôn dã, thực hành lối sống giản dị như một cách để di dưỡng tinh thần. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính giản dị. Giản dị trong học tập, trong cách giao tiếp, cách sống để hoàn thiện nhân cách, tiết kiệm của cải, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.

27 tháng 3 2022

CẢM ƠN BẠN NHIỀU NHA.

20 tháng 6 2016

Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc… gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"…

Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.

Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:

Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác : học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sock về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim… làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.

Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy…

Giải pháp nào cho Bạo lực học đường ?

Theo phapluat.vn có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:

Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.

Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.

Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.Theo bản thân người viết: Hs cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.

Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình – nhà trường- xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

Nguồn : Nghị luận xã hội về vấn đề bạo lực học đường

20 tháng 6 2016
Suy nghĩ về vấn nạn bạo lực học đườngBạo lực là dùng sức mạnh vật chất một cách mạnh mẽ, quyết liệt để cưỡng bức, ức chế một cá nhân hoặc một tập thể. Đó là hành động hết sức thô lỗ và là cử chỉ không văn hóa trong giao tiếp cũng như trong mối quan hệ xã hội. Còn học đường là nơi đào tạo và giáo dục thanh thiếu niên. Nói đến bạo lực học đường là nói đến những hành vi, những xung đột của học sinh trong trường. Không chỉ bạo lực học đường xảy ra ở các trường khác mà ngay cả trường ta, một trường được xem gần như là trường điểm của tỉnh, ấy thế mà tình trạng bạo lực học đường vẫn dững dưng lộng hành, tuy số trường hợp bạo lực không nhiều và mức độ không quá nghiêm trọng nhưng đó cũng là vấn đề cấp bách và nan giải ở trường ta.

Nếu ai quan tâm đến vấn đề trên, đều thấy rõ nạn bạo lực học đường trong nhà trường trước hết xảy ra giữa các học sinh trong lớp, học sinh lớp này với lớp khác cùng trường, hay rộng hơn là giữa học sinh trường ta với trường khác.Vốn xuất phát từ những xích mích nhỏ nhặt giữa các học sinh với nhau như không chép bài dùm, không cho xem bài kiểm tra, hay tế nhị hơn là về những mộng mơ tình cảm của tuổi học trò đã dẫn đến những mâu thuẫn, hằn học, bực tức không kiềm chế rồi tiếp đến là lôi kéo bạn bè, lập băng, lập nhóm, ẩu đả nhau. Ban đầu chỉ là sự có mặt của những học sinh trường ta nhưng sau đó lại thêm vào những thanh niên hư hỏng ngoài xã hội.

Bạo lực học đường ở trường ta thường nhằm vào các đối tượng là học sinh khối 10 và khối 11 bởi lẽ các bạn học sinh này cần có thời gian thích ứng với môi trường học tập mới, với một tâm lý trưởng thành hơn. Nhưng đó cũng là lỗ hỏng để các tác động bên ngoài xâm nhập. Nếu có “ dịp’’chứng kiến một trận ẩu đả giữa các học sinh với nhau mới thấy hết được nỗi lo lắng , những suy tư trăn trở của những người xung quanh, nào là thầy cô, bạn bè, phụ huynh và cả những người qua đường . Cứ mỗi khi tan trường điều mà thầy cô hay đặc biệt là những chú bảo vệ của trường ta phải chú ý nhiều nhất, không phải là đám đông kẹt xe mà là đám đông học sinh ồ ạt kéo đến tụ tập như xem “ hội”. Từng học sinh nhôn nhao, chen lấn vào xem, có người nghĩ chắc là có chuyện gì đặc biệt nhưng mấy ai biết được đó là cuộc bạo lực của các cô cậu học sinh quần tây, áo trắng, vai còn đeo cặp táp từ trường Hùng Vương bước ra. Không khó đoán diễn biến cuộc ẩu đả xảy ra như thế nào, chỉ cần để ý là sẽ hiểu được ngay nguyên nhân và hành động của trận ẩu đả. Trước tiên là những lời chào không mấy thiện chí: “Ê ! Con kia ( thằng kia )… Tao nghe nói…”, tiếp đó là cảnh cáo lần 1, lần 2, xa hơn nữa cũng có thể là một hay vài cái tát tai, cú đấm đá vào mặt nhau. Nhưng đó chỉ là khởi đầu còn xa hơn thế nữa là sự xuất hiện của vũ khí như : lưỡi lam ( rạch mặt ), cây thậm chí cả dao ( oại dao tỉa, nhọn), hay những vật sắt nhọn khác có thể bọc gọn trong người. Đó là những công cụ hay nói ở mức nghiêm trọng thì đó là những hung khí có thể xâm phạm cơ thể ở mức độ trầm trọng, gây nguy hiểm tính mạng không chỉ người gây bạo lực mà cả những người xung quanh. Ấy thế mà sự tò mò của những cái nhìn xung quanh vẫn không thôi mệt mỏi. Mặc cho những bạn học sinh cùng trường của mình bị bạo lực một cách tàn nhẫn nhưng mấy ai chịu ra tay “ anh hùng”, xã thân cứu giúp hay thay vào đó là những trận cười vô bổ, a dua vào một cách hả hê, hay những ánh mắt đắt ý của những học sinh bạo lực, như kẻ hung đồ kia tự xem mình là đàn anh, đàn chị và hãnh diện về đều đó . Nhưng cũng thật may bởi đó chỉ là một bộ phận người xem thiếu ý thức trách nhiệm cộng đồng, vẫn còn đâu đó những cá nhân mạnh dạng báo cáo giám thị, gọi bảo vệ. Bấy giờ mới thấy hết được trách nhiệm của các chú bảo vệ. Với những tiếng quát lớn, những trận rượt bắt của các chú thì đám đông tan rã ngay và đâu cũng vào đấy. Thế nhưng quan cảnh để lại sau cuộc ẩu đả cũng là môt điều đáng lo ngại. Nạn nhân – học sinh sẽ ra sao, nước mắt giàn dụa, mặt mày bầm tím, tay chân đau nhức, thậm chí nhiều trường hợp phải đưa đi cấp cứu. Có thấy rồi mới biết học sinh trường chùng ta chẳng phải là tay vừa chút nào. Cứ nhiều lần như thế, nhiều trường hợp xảy ra liên tục, có khi nhiều lần trong tuần trong tháng và phát sinh thành “ nạn” bạo lực học đường.

Ai sẽ phải chịu trách niệm về những vấn đề trên – nạn bạo lực học đường. Là học sinh, thầy cô, nhà trường hay là bậc làm cha, làm mẹ? Không phải riêng một cá nhân hay một bộ phận nào phải gánh chịu một mình hậu quả ấy, mà đáng tiếc thay là tất cả, là học sinh, là nhà trường, là phụ huynh học sinh và cả mọi người xung quanh. Bởi lẽ duy nhất, đó là những nhân tố tất yếu để quyết định và hình thành nhân cách bên trong mỗi con người. Nếu cụ thể những nguyên nhân gây ra nạn bạo lực học đường thì vẫn có thể chỉ ra 3 nguyên nhân được xem là quan trọng : Trước hết là do học sinh chịu ảnh hưởng bởi phim ảnh bạo lực thông qua các phương tiện truyền thông. Tiếp đến là cha mẹ, cộng đồng chưa thật sự quan tâm đến con em học sinh như chúng ta về mặt tinh thần mà chỉ lo chu cắp về mặt vật chất. Và cuối cùng là do hành động, biện pháp giáo dục, răng đe học sinh bạo lực ở trường ta nói riêng và các trường khác nói chung chưa thực tế và còn có chỗ hạn chế. 

Chúng ta, những học sinh của tập thể 12A2 nói riêng và của trường Hùng Vương nói chung hãy cùng thầy cô giáo chung tay chống nạn bạo lực học đường. Đừng để có mặt trước cờ vào mỗi sáng thứ 2 để nghe đọc lệnh cảnh cáo trước toàn trường của thầy Tương Bốn, đừng để phải buộc thôi học 1 tuần,1 tháng, 1 năm để rồi chúng ta cảm thấy xấu hổ và chặng đường tri thức bị gián đoạn, đừng để bất cứ ai phải buồn phiền và lo lắng về chúng ta. Trách nhiệm của chúng ta là hãy tích cực học tập, không ngừng hoàn thiện nhân cách bản thân để luôn kiềm chế được những cảm xúc không đáng có, xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người xung quanh. Còn về phần nhà trường, phụ huynh học sinh nên tìm hiểu con em học sinh nhiều hơn, ở nhiểu độ tuổi khác nhau, đồng thời nên có những cuộc trò chuyện tâm lí tuổi học trò để hiểu hơn về con em học sinh của mình. Đôi lúc nên“ lấy nhu chế cương”, chứ không tất yếu phải răng đe dọa nạt bởi lứa tuổi chúng em là lứa tuổi rất nhạy cảm, song cũng bồng bột không kém nên đôi khi cũng cần rắn nhưng ở mức độ vừa phải chứ không nên quá rắn. Không chỉ thế nhà trường cũng nên tạo điều kiện để chúng em có sân chơi ngoài những giờ học căng thẳng để chúng em co thể thư giản, cùng ngồi lại, cùng trò chuyện để cùng hiểu nhau hơn.

Dù bạn là ai, dù bạn ở đâu, dù bạn có vô tâm cách mấy đi chăng nữa cũng không khỏi bàng hoàng và lo sợ khi nạn bạo lực học đường vẫn đang diễn ra ở ngôi trường này. Ngôi trường đã gắn bó với chúng ta suốt 3 năm dài. Làm sao đây ? Làm sao để khi nhớ về ngôi trường này chúng ta không phải buồn vì những chuyện đã qua. Đó là quyết định quan trọng của tôi và bạn trong năm học cuối cấp này.

Chỉ vẻn vẹn mốt năm nữa thôi, đừng để tôi và bạn là nạn nhân hay là tay sai cho bạo lực học đường, bạn nhé !

Tình bạn có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Trong cuộc sống hiện nay, tình bạn càng trở nên quý giá và đáng trân trọng. Ta hiểu tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người thông qua một sợi dây liên kết, một điểm chung tương đồng nào đó. Tình cảm đó có thể không quá gắn kết, thân thiết nhưng luôn xuất hiện ở bất kì đâu trong cuộc sống của con người. Khi chúng ta đi học, đi làm, ta đều có bạn, bạn là người cùng ta trải qua những giờ phút đặc biệt trong cuộc đời và có ý nghĩa lớn trong cuộc sống của ta. Biểu hiện của tình bạn không phải một điều gì xa vời mà giản đơn như một cuộc điện thoại hỏi thăm nhau hay đôi khi là sự nhớ về nhau, câu hỏi thăm chân tình chứ không phải vì thỏa mãn cái tò mò nhất thời. Ngày nay, khi cuộc sống ngày một xô bồ, tình bạn giữa người với người cũng biến chất dần. Biến chất theo những lợi dụng và thủ đoạn, nhưng chắc chắn rằng, đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ những người biến tình cảm ấy xấu đi. Tình bạn vẫn sẽ luôn đẹp và là đôi cánh nâng con người lên khỏi những khó khăn, những phút giây u tối và làm ta mạnh mẽ hơn trong đời. Đừng để tình bạn của ta biến chất và chỉ còn là hai màn hình độc thoại. Tình bạn- câu chuyện của sẽ chia, câu chuyện của hi sinh như hình ảnh hai người bạn ở Thanh Hóa trogn hành trình cõng bạn mười năm vẫn ở đó và làm ta xúc động khôn nguôi. Chúng ta hãy mãi trân trọng, hãy mãi gìn giữ tình bạn và là một người bạn tốt! 

Tình bạn đeph là một thứ vô cùng quan trọng với mỗi con người chúng ta,tình bạn đẹp là khi chúng ta biết thấu hiểu,cảm thông cho nhau.Tình bạn đẹp của những người học sinh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường có thể nói sau này sẽ chở thành một kỉ niệm êm đềm trong quãng đời học sinh của mỗi chúng ta.Những người bạn tốt sẽ luôn ở bên chúng ta an ủi chúng ta lúc ta buồn và họ thấy vui cho ta khi ta cảm thấy vui.Mặc dù sau này nếu có một ngày ta và người bạn thân phải chia xa nhưng những kỉ niệm êm đềm bên những người bạn thân sẽ tiếp cho ta thêm động lực để làm chủ cuộc đời của chính mình.

18 tháng 2 2019

Một trong những phẩm chất ngàn đời của dân tộc Việt Nam từ xa đến nay là đức hi sinh

Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác

Người đời đã ghi nhớ, khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hi sinh vì lợi ích của đất nước. Trong lịch sử, không quên hình ảnh Lê Lai - một vị tướng thời nhà Lê, đã liều mình cứu chúa. Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi, cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến, Nguyễn Văn Trỗi đã hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc gia đình chọn con đường, đầy kho khăn, nguy hiểm - diệt bộ trưởng Mỹ - để mang lại cuộc sống cho toàn dân. Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất, nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân. Họ là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người

Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết.

Nếu như xã hội khôpng có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết "sống vì mọi người" hay " một người vì mọi người, mọi người vì một người".

6 tháng 3 2022

huhu giúp mình với ạ