K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2016

? .... ?

8 tháng 1 2017

fuck you. this is study wed

18 tháng 4 2016

mình thích mèo giống bạn kết bạn với mình nhé

10 tháng 6 2018

1, BTS

2, TWICE 

3 , Suga , V ,  J Hope , Jungkook , Rap Monter , Jin , Jimin

10 tháng 6 2018

đừng đăng câu hỏi linh tinh bn nhé

7 tháng 10 2017

Ca sĩ thì còn đực chứ nhóm mà ở VN thì nộp giấy trắng còn hơn...

7 tháng 10 2017

V-pop là một thể loại của Âm nhạc Việt Nam trong công cuộc hiện đại hóaÂm nhạc Việt Nam, sử dụng ngôn ngữ Việt hoặc có thể khác, hoặc có thể kết hợp cả hai, do người Việt sáng tác và biên soạn nhạc.

Tên gọi

V-Pop đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như trong khoảng thập niên 60-70 thế kỷ trước, khi nhạc trẻ chưa lan rộng ra khắp cả nước, V-Pop đã từng có tên gọi là "Nhạc trẻ Sài Gòn" hay "Kích động nhạc" (theo cách gọi của người dân với những bản nhạc sôi động thời bấy giờ) vì nhạc pop chủ yếu tập trung phát triển ở Sài Gòn. Sau 1975, tên gọi "nhạc trẻ" vẫn được tiếp tục sử dụng, tuy nhiên tên gọi đó chỉ là một thuật ngữ sử dụng trong các bản nhạc đỏ, dân ca sôi động, vui tuơi còn các thể loại nhạc trẻ khác đều bị cấm do hoàn cảnh đây nước thời đó. Từ thập niên 90, khi cả nước đang mở cửa hội nhập với thế giới, cụm từ "Nhạc nhẹ" dần xuất hiện và sau đó là "Nhạc trẻ Việt Nam" xuất hiện vào đầu những năm 2000 cho đến khi tên gọi V-Pop (tên đầy đủ là Vietnamese Pop) được nhắc đến vào đầu năm 2005 cho đến nay theo xu hướng nước ta đang hội nhập sâu rộng, đặc biệt là làn sóng Hallyu với tên gọi K-Pop du nhập vào Việt Nam đã làm cho tên gọi này theo xu hướng Quốc tế hoá tên gọi hơn là theo cách gọi cũ.

Thời kỳ đầu


Trong khi chiến tranh Việt Nam leo thang đến đỉnh điểm với sự khủng hoảng kinh tế, đặc biệt hơn là sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ và lượng người Việt di tản qua các nước tư bản khác để tránh chính quyền cộng sản đã làm cho nhạc trẻ tự do ngưng hoạt động tại trong nước, chỉ tiếp tục hoạt động tại hải ngoại để phục vụ cộng đồng người Việt tị nạn tại đó.Đỉnh cao của "Nhạc trẻ Sài Gòn" luôn đạt được nhũng thành tựu to lớn về nghệ thuật,[cần dẫn nguồn] bao gồm những ca sĩ có tên tuổi như ban nhạc Phượng Hoàng, Elvis Phương, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Thanh Lan, Carol Kim, hay nhạc trẻ bình dân, còn gọi là "kích động nhạc" của Mai Lệ Huyền, Hùng Cường,... cùng với sự tuyệt đỉnh của Pop &Rock, Ballad bằng 3 ngôn ngữ chính Tiếng Việt, Tiếng Pháp và Tiếng Anh.

Thời kỳ hậu Chiến tranh

Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam và thống nhất đất nước (1976), cùng với sự bao vây cấm vận của Mỹ, những ca khúc nhạc trẻ, nhạc vàng hay các loại nhạc không có cơ sở khác đều bị cấm hoạt động, vì mang tính chất ủy mị, làm mất tinh thần yêu nước, trật tự của chế độ.[cần dẫn nguồn] Ngược lại với những ca khúc truyền thống cách mạng (nhạc đỏ) hoặc dân ca thì đây là điều kiện tốt và được nhà nước nâng đỡ[cần dẫn nguồn] để những nghệ sĩ cống hiến thật sự cho đất nước nói chung và bản thân mình nói riêng.

Đầu năm 80, sau thời kỳ đổi mới, nhạc trẻ dần khôi phục trở lại, các bản nhạc thời bấy giờ chủ yếu là bản nhạc trữ tình củaTrịnh Công Sơn hay tình yêu người lính đã từng kháng chiến và dần bị lãng quên vào đầu những năm 90.[cần dẫn nguồn]

Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhiều nghệ sĩ phải bỏ nước sang Mỹ vì thiếu tự do trong nước sau năm 1975, các ca khúc hát vào thời trong nước đều được biểu diễn lại nhưng không còn phổ biến rộng rãi nữa mà chỉ mang lại những kỷ niệm lưu luyến cho Người Việt ở hải ngoại.

Vào đầu năm 80, một số công ty thu âm chuyên phục vụ người Việt tại hải ngoại để có cơ hội các nghệ sĩ hải ngoại được biểu diễn như Trung tâm Thúy Nga, Vân Sơn Entertainment, Asia Entertainment,... với Show Paris By Night, Vân Sơn Show, Asia,...

Đầu thập niên 90, mở cửa thị trường


1997: Bùng nổ với thời kỳ Làn Sóng XanhNăm 1993, Liên hoan Các ban nhạc nhẹ toàn quốc được tổ chức tại Đà Nẵng với thành phần ban giám khảo là các nhạc sĩ tên tuổi bao gồm nhạc sĩ Thanh Tùng, nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc sĩ Nguyễn Cường cùng những nhạc sĩ khác. Ban nhạc Phương Đông, bao gồm ca sĩ Thanh Lam, nhạc sĩQuốc Trung (keyboard, hòa âm—phối khí chính cho ban nhạc), cùng "'bộ sậu' anh tài của nhạc nhẹ Hà Nội" lúc bấy giờ là Ngọc Quân (trống), Vũ Hà (bass), Lương Bình (guitar chính) và Trần Mạnh Tuấn (saxophone). Ban nhạc đã thắng giải nhất tại cuộc thi, cùng hạng hai thuộc về Hoa Sữa, ban nhạc của nhạc sĩ Vũ Quang Trung, giúp giọng ca 17 tuổi Mỹ Linh khi ấy giành giải "Ca sĩ trẻ gây ấn tượng." Hạng ba của liên hoan đã thuộc về nhóm nhạc rock Đen Trắng của cặp đôi Ngọc Lễ và Phương Thảo.[1]

Khi Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa vào năm 90 và bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, V-Pop đã hoạt động trở lại bình thường, nhưng sau một thời gian vắng bóng thì ngành công nghiệp âm nhạc bị suy sụp và giải thể, thị trường âm nhạc trở về lạc hậu, quay về từ con số 0, cho đến năm 1997, giải thưởng Làn Sóng Xanh đã mở màn cho sự phát triển của nhạc trẻ, đầu tiên ca sĩ Lam Trường với "Tình Thôi Xót Xa" đã tạo nên cơn sốt nhạc trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh tạo dấu ấn khởi đầu, mở cửa mạnh mẽ cho dòng nhạc thị trường trong thời kỳ phát triển Tân nhạc Việt Nam.

Đầu thế kỷ 21, hàng loạt ca sĩ có tên tuổi như Hồng Nhung, Thu Phương, Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Tâm, Mỹ Linh, Thanh Lam,Phương Thanh, Đan Trường, Thanh Thảo, Tam ca Áo Trắng... đều tạo ra những bản hit mang nhạc nhẹ hay sôi động, trẻ trung. Đang trong thời kỳ và hội nhập, một số nghệ sĩ nước ngoài cũng hợp tác với thị trường Việt Nam để giúp đỡ phát triển mạnh mẽ vào làng V-Pop, ở trong nước các ca sĩ hiện đại, mới nổi như Bảo Thy, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, Quang Vinh, Băng Di, Đại Nhân,... đều có những bản hit mới mẻ hơn, thậm chí còn vừa sáng tác vừa biểu diễn, mang giai điệu R&B mạnh mẽ ra khắp cả nước.

Đặc biệt hơn, chương trình ca nhạc mang tên Liên hoan bài hát châu Á (Asia Song Festival) được tổ chức tại Hàn Quốc tạo nên sự hội nhập, trao đổi kinh nghiệm giữa nhiều nước tham gia và đã có các ca sĩ tham gia chương trình náy, điển hình Mỹ Tâm (2003 & 2004), Mỹ Linh (2005), Hồ Quỳnh Hương (2006 & 2008), Lam Trường (2007) và Hồ Ngọc Hà (2009).

Cho đến năm 1995 khi Việt Nam trở lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ thì ngày càng nhiều nghệ sĩ trẻ xuất hiện với nền âm nhạc hiện đại thay đổi đáng kể, ví dụ như ca sĩ Trish Thùy Trang, Nguyễn Hưng, Bằng Kiều, Nguyễn Thắng, Andy Quách,Dương Triệu Vũ, Don Hồ,... mặc dù việc hoạt động tại hải ngoại không có gì thay đổi.

V-pop ngày nay

V-pop ngày nay ảnh hưởng nền âm nhạc K-pop, Âu, Mĩ,... tạo nên những mảng màu sắc mới trong âm nhạc Việt Nam. Các cuộc thi âm nhạc Việt Nam bùng nổ một cách mạnh mẽ tạo nên làn sóng phát triển nền âm nhạc Việt như Việt Nam Idol, The Voice, Ngôi sao Việt, Học viện ngôi sao,... đã tìm ra những tài năng kể đến Soobin Hoàng Sơn, Uyên Linh, Hương Tràm,Văn Mai Hương, Trúc Nhân, Trung Quân, Phạm Hồng Phước...

Năm 2012, ca sĩ Mỹ Tâm lập kỷ lục trên You Tube với ca khúc "Chuyện như chưa bắt đầu" nhưng do sơ suất kĩ thuật, trang You Tube của cô đã bị xóa và cô bắt đầu tài khoản You Tube mới. Ca sĩ Mỹ Tâm cũng là niềm tự hào của V-pop khi cô luôn được nhắc đến trong và ngoài nước, nhiều tạp chí,truyền hình quảng bá các sản phẩm âm nhạc của cô trên thế giới và Mỹ Tâm cũng là ca sĩ Việt Nam nhận được giải thưởng quốc tế nhiều nhất...[2], ca sĩ Đông Nhi nổi tiếng với ca khúc mang tên "Sau mỗi giấc mơ" với bối cảnh MV dưới nước làm mưa làm gió các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước, MV vẽ 3D đầu tiên ở Việt Nam - Tìm về(Đông Nhi)[3]..., Vy Oanh với các sản phẩm gây được tiếng vang như Fly, Đồng xanh[4],365Daband với Get on the floor nổi tiếng trong nước và ở Thái Lan[5]-không chỉ dừng lại ở đó 365Daband cũng được chú ý ở nước ngoài.Năm 2013, Đông Nhi ra mắt MV I wanna dance làm những người hâm mộ hứng thú với hình ảnh nóng bỏng của mình,Hồ Ngọc Hà cho ra mắt "Hãy thứ tha cho em ", cô cũng quảng bá hình ảnh của mình ở đài truyền hình Trung Quốc[6].Năm 2014,mv Bad boy của Đông Nhi lọt vào bảng xếp hạng yuku youtube của Trung Quốc[7], Hồ Quỳnh Hương được tôn vinh ở Mnet Asian Music Award,Mỹ Tâm trở thành huyền thoại âm nhạc châu Á[8]... Năm 2016, sau 7 năm vắng bóng, Việt Nam cũng có đại diện tham dự Asia Song Festival là Noo Phước Thịnh.

Nhiều ca sĩ Việt Nam được tôn vinh trong các giải thưởng thế giới như Mỹ Tâm, Thu Minh, Hồ Quỳnh Hương...

Nếu như nói đến nữ ca sĩ nữ V-pop người ta nghĩ ngay đến Mỹ Tâm, Đông Nhi, Hồ Ngọc Hà,... thì với các ca sĩ nam không thể không nói đến Đan Trường, Tuấn Hưng, Noo Phước Thịnh, Soobin Hoàng Sơn...Cái tên mà người hâm mộ quan tâm nữa đó là Thanh Bùi - ca sĩ người Úc gốc Việt tạo nên làn sóng ở Việt Nam và trên thế giới với các ca khúc như Where did we go wrong, Và tôi đã yêu, Lặng thầm một tình yêu...Thanh Bùi cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và ở trên thế giới, các ca khúc của anh ấy được yêu thích ở Úc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... phải kể đến Danger (BTS), Picture of you (DBSK), Something 'about you (2AM), Hello (KAT-TUN)

Hiện nay, các thế hệ ca sĩ trẻ đang dần làm thay đổi bộ mặt V-pop như Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn, Bích Phương,... với các MV hút hàng triệu lượt xem trên youtube

Phát hành album

Cuối năm 2005, ca sĩ Mỹ Tâm đã phát hành album Vút bay Giữa tháng 9 năm 2007, Mỹ Linh đã phát hành lại ba album cũ của mình bao gồm Made in Vietnam (2003), Chat với Mozart (2005) và Để tình yêu hát (2006) với sự giúp đỡ từ hãng đĩaPony Canyon tại Nhật Bản. Made in Vietnam sau đó đã được đài phát thanh Radio-I tại thành phố Nagoya, Aichi bầu chọn là album hay nhất của tháng.

Cuối năm 2006, Mỹ Tâm đã thực hiện album thứ năm của mình mang tên Vút bay tại Hàn Quốc và phát hành album của mình tại đây và Việt Nam, theo đề nghị của công ty Nurimaru Pictures.

Tranh cãi

Trên thế giới các nền âm nhạc cũng đang vật lộn với tình trạng đạo nhạc với V-pop cũng không ngoại lệ. Một số ca khúc của Việt Nam thường lấy nhạc ngoại và làm lời Việt, Vấn đề tác quyền ở Việt Nam có nhiều tranh cãi...

Nghệ sĩ Việt Nam, họ phải gặp rất nhiều rắc rối và một số thất bại của mình như điển hình là ca sĩ Mỹ Linh, cô sang thị trường Nhật Bản để phát hành Album của mình nhưng cô không bán được đĩa nào và phải ngừng hợp tác để trở về Việt Nam, sau đó Mỹ Tâm cô nàng được xem là "Họa Mi Tóc Nâu" hay "Nữ hoàng V-Pop" đã có chiến dịch tấn công sang thị trường Hàn Quốc để cho ra một loạt Single tiếng Hàn như Hãy đến với em, Ngày hôm nay, Dường như ta đã,... nhưng không mang lại sự thành công và chinh phục tại xứ sở kim chi mặc dù đã có sự giúp đỡ từ ông bầu Bi-Rain, tiếp đến chàng ca sĩ Nam Cường, khi anh phát hành album "It's me - Chính Là Anh" và phát hành tại Vương quốc Anh nhưng lại không mang mấy thành công, xem ra thị trường Việt Nam khó vượt qua biên giới và khó được ưa chuộng tại nước ngoài mặc dù họ rất cố gắng về kỹ năng của mình

Rất nhiều ca sĩ đã làm ảnh hưởng không ít đối với những ca sĩ chân chính, nghiêm túc trong nghệ thuật. Họ là những người không có khả năng ca hát tự phong danh hiệu, bắt chước các ca sĩ quốc tế để được nổi tiếng, lăng xê quá mức..

Hiện nay một số ca sĩ, nhóm nhạc như 365, Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn đã xác lập kỉ lục mới cho V-pop đạt được 100 triệu lượt xem trên YouTube. Có thể kể đến bài hát "Bống bống bang bang" hiện là bài hát có nhiều lượt xem nhất của V-pop. "Nơi này có anh" của Sơn Tùng M-TP đạt 9 triệu lượt xem trong ngày đầu tiên, trở thành ca khúc đạt được nhiều lượt xem nhất YouTube trong ngày 14/2 và trở thành ca khúc đạt 100 triệu lượt xem nhanh nhất Việt Nam và châu Á, trong chưa đầy 59 ngày. Ngoài ra, teaser chính thức của ca khúc đạt được 1 triệu lượt xem trong một ngày. MV "Phía sau một cô gái" dù chỉ là MV Lyrics nhưng cũng đạt hơn 150 triệu views, đánh dấu nét khởi sắc của MV lyrics trong thị trường âm nhạc Việt.

Càng ngày, càng có nhiều người nước ngoài vào xem MV bài hát V-pop và dành nhiều lời khen, có thể thấy V-pop càng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn.

14 tháng 3 2018

cụm từ nào ??

14 tháng 3 2018

hạt giống tâm hồn và quà tặng cuộc sống

Đặc điểm chung của bò sát:Bò sát là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn: - Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai.Đặc điểm loài lưỡng cư:

+ Chúng đều có da trần (thiếu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước.

+ Sinh sản thường lệ thuộc vào môi trường nước ngọt.

- Lưỡng cư được chia làm 3 bộ: bộ Lưỡng cư có đuôi, bộ Lưỡng cư không đuôi, bộ Lưỡng cư không chân.

Vậy , loài lưỡng cư thích hợp ở trên cạn 
3 tháng 5 2021

Lên mạng

 

Mình ko có chơi

tiếc quá ko nhận được 1****

26 tháng 8 2015

hại não lắm

lên google ấn chinh phục vũ môn ý*******

giáo dục

ko phải nghiện đâu

mình mà nhắc sai thì mình đền cho 1 tỉ

bộ giáo dục vad đào tạo hay tắt là BGDVĐT mới làm cho hs

 

27 tháng 12 2016

Ta có :

2 x 5 + 1 = 11

3 x 3 + 1 = 10

8 x 5 + 1 = 41

Vậy : Số cần điền là ; 5

Thử lại : 20 x 5 + 1 = 101

27 tháng 12 2016

Số 5 nhé

Quy luật của dãy là:

2 x 5 + 1 = 11

3 x 3 + 1 = 10

8 x 5 + 1 = 40

=> 20 x 5 + 1 = 101

5 tháng 10 2017
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia”. Hai chữ đầu của hai câu thơ là hình ảnh người và trăng (Nhân — nguyệt, nguyệt — thi gia) và giữa hai vế của mỗi câu, giữa trăng và người tù là song sắt nhà giam tàn bạo. Hiện thực tàn bạo của nhà tù vẫn len lỏi vào cuộc sống tinh thần của người tù. Nó như muốn ngăn cách người tù và trăng. Tất cả làm cho cuộc sông trong tù và làm cho buổi thưởng trăng thật rõ ràng, sống động. Ớ đây, người tù đã một lần nữa vượt qua và chiến thắng được hiện thực tù đày. Người tù ấy đã quên đi cuộc sống lao khổ của chôn tù đày để tâm hồn vượt thoát, bay bổng, hòa vào với vẻ đẹp của ánh trăng. Động từ “hướng” không chỉ là cử động của một cái nhìn mà là sự thức dậy của cả một tâm hồn đầy say đắm. Hình như trăng đã hiểu tâm hồn người tù, hiểu được tình cảm chân thành của người tù nên cũng có một hành động đầy tình cảm: “Nguyệt tòng song khích khán thi gia”. Ánh trăng xuyên thấu nhà tù để nhìn lại, chia sẻ với người tù. Ánh trăng như ánh mắt, như gương mặt con người, có tâm hồn, có tình cảm và đầy sự đồng cảm. Trăng dâu chỉ còn là đốì tượng thiên nhiên, là vẻ đẹp chỉ để thưởng thức mà ở đây trăng đã trở thành kẻ tâm giao, tri kỉ của người tù. Hành động của trăng là hành động của những người bạn đã thấu hiểu tâm hồn của nhau. Trăng nhìn người, người nhìn trăng. Và phút giao cảm thiêng liêng ấy đã khiến mọi đau thương, gian khổ, tăm tối của cuộc sống ngục tù tan biến. Tâm hồn con người nhẹ nhõm, thăng hoa, khiến tù nhân thoắt biến thành thi nhân. Chữ “nhân” trong câu thơ thứ ba Bác dùng để chỉ người ngắm trăng, nhưng đến chữ cuối cùng của bài thơ, người ngắm trăng đã biến thành thi nhân. Có một điều kì lạ, bài thơ Ngắm trăng là một trong số ít những bài thơ Bác tự nhận mình là thi nhân. Cuộc sống trong tù là vô nhân đạo. Nhưng đằng sau đó, không đơn giản chỉ là một trái tim biết rung cảm trước cái đẹp vĩnh hằng của tạo hóa, mà còn là một tâm hồn mạnh mẽ, tràn ngập sức sống, dám vượt qua hiện thực trần trụi của nhà tù để giao hòa với thiên nhiên, đất trời. Nếu không phải là một tâm hồn nghệ sĩ, không phải là một bản lĩnh thép của một người chiến sĩ kiên cường thì Bác không thể vượt qua chính mình trong hoàn cảnh đó. Ngắm trăng là một bài thơ chứa nhiều sức nặng, một thi phẩm mang vẻ đẹp cổ kính, hoa lệ. Ngắm trăng, thưởng trăng đối với Bác Hồ còn là một nét đẹp của tâm hồn yêu đời và khao khát tự do.
7 tháng 10 2017

Sinh thời, Bác Hồ luôn chú tâm chăm lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, Người không có ham muôn trở thành một nhà thơ nhưng như đã có lần Bác viết:

“Ngâm thơ ta vốn không ham

Nhưng ngồi trong ngục biết làm sao đây?”

Hoàn cảnh “rỗi rãi” khiến Người đến với thơ ca như một kì duyên. Trong những năm tháng bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch, Bác đã có một bài thơ thật hay: “Vọng nguyệt”.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

Nhăn hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia"

Bài thơ được dịch là “Ngắm trăng”:

"Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Thi đề của bài thơ là “Vọng nguyệt” - “Ngắm trăng”. Người xưa ngắm trăng trên những lầu vọng nguyệt, những vườn hoa với bạn hiền, túi thơ, chén rượu.. Nhưng nay, Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh thật đặc biệt:

“Trong tù không rượu cũng không hoa”

Câu thơ hé mở bao điều bất ngờ. Người ngắm trăng là một người tù không có tự do “trong tù”. Trong hoàn cảnh ấy, con người thường chỉ quay quắt với cái đói, cái đau và sự hận thù. Nhưng Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu thiên nhiên tha thiết, Người lại hướng đến ánh trăng trong sáng, dịu hiền. Chẳng những vậy, chốn ngục tù tăm tối ấy “không rượu cũng không hoa”. Từ “diệc” trong nguyên văn chữ Hán (nghĩa là “cũng”) nhấn mạnh những thiếu thốn, khó khăn trong điều kiện “ngắm trăng”của Bác.

Không tự do, không rượu, không hoa nhưng “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” - Đối diện với ánh trăng sáng ta biết làm sao đây? Nguyên văn chữ Hán là một câu hỏi đầy bối rối, đầy băn khoăn của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp trong sáng, tròn đầy của ánh trăng. Không có những điều kiện vật chất tối thiểu, không có cả tự do nhưng ở Hồ Chí Minh đã có một cuộc “vượt ngục tinh thần” vô cùng độc đáo như Bác đã từng tâm sự:

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao”

Thể xác bị giam cầm nhưng tâm hồn Bác vẫn bay bổng với thiên nhiên. Điều đó được lí giải bởi tình yêu của Bác đối với thiên nhiên và còn bởi một tinh thần “thép” không bị khuất phục bởi cái xấu, cái ác. Trăng trong sáng, lòng người cũng trong sáng nên giữa trăng và người đã có sự giao hòa tuyệt vời:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Bản dịch thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ”

Trong bản nguyên tác chữ Hán, nhà thơ sử dụng phép đối giữa hai câu thơ “nhân” - “nguyệt”, “hướng” - “tòng”, “song tiền” - “song khích”, “minh nguyệt” - “thi gia”. Điều đó thể hiện sự đồng điệu, giao hòa giữa người và trăng để trăng và người giống như đôi bạn tri âm tri kỉ. “Nhân” đã chẳng quản ngại cảnh lao tù mà “hướng song tiền khán minh nguyệt”. Trong tiêng Hán, “khán” có nghĩa là xem, là thưởng thức. Đáp lại tấm lòng của người tù - thi nhân, vầng trăng cũng “tòng song khích khán thi gia”. Trong tiếng Hán, “tòng” là theo; trăng theo song cửa mà vào nhà lao “khán” thi gia. Đó là một cảm nhận vô cùng độc đáo. Vầng trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp vĩnh hằng của vũ trụ, là niềm khát vọng muôn đời của các thi nhân. Vậy mà nay, trăng lên mình qua song cửa hẹp, đặt chân vào chốn lao tù ẩm ướt hôi hám để chiêm ngưỡng nhà thơ hay chính là tâm hồn nhà thơ vậy. Điều đó đã khẳng định vẻ đẹp trong con người Hồ Chí Minh.

“Vọng nguyệt” ra đời trong những năm 1942 - 1943 khi Bác Hồ bị giam trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Bài thơ thể hiện phong thái ung dung, coi thường hiểm nguy gian khổ của Bác. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, Người cũng hướng đến thiên nhiên bộc lộ tấm lòng ưu ái rộng mở với thiên nhiên. Đó là một trong những biểu hiện quan trọng của tinh thần thép Hồ Chí Minh.



“Vọng nguyệt” không chỉ là một bài thơ tả cảnh đơn thuần. Thi phẩm còn là một bức tranh chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh. Và như thế, bài thơ thực sự là một thi phẩm đáng trân trọng trong kho tàng thi ca Việt Nam.