Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .
Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: "Cả làng Việt gian theo Tây ". Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi "nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về. Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :"cha mẹ tiên sư nhà chúng nó, đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương, cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát".
Về đến nhà ông chán chường "nằm vật ra giường", nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra " chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?". Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: "chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này ". Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả "có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy ". Ông đau xót nghĩ đến cảnh "người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước".Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu,"chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình", lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi...
Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi "về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là "cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây".
Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!". Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn...
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:"Thế nhà con ở đâu?", "thế con ủng hộ ai ?". Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:"Nhà ta ở làng Chợ Dầu","ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !". Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong "anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ". Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt. Ông xúc động, nước mắt "chảy ròng ròng trên hai má". Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Dẫu cả làng Việt gian thì ông vẫn một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ .
May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được cải chính. Ông Hai sung sướng như được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về "cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ". Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu"Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả." "Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người". Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Cách miêu tả chân thực, sinh động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, tự nhiên như cuộc sống cùng với những mâu thuẫn căng thẳng, dồn đẩy, bức bối đã góp phần không nhỏ tạo nên thành công của câu chuyện, đồng thời còn thể hiện sự am hiểu và gắn bó sâu sắc của nhà văn với người nông dân và công cuộc kháng chiến của đất nước.
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm "Làng " xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
ôi má ơi,Linh Ka.......................hát trước lớp kìa @ _ @
m,n sai hết oy vì đề nó yêu cầu vt đoạn avwn cơ mà sao ai cx chỉ có 1 câu thôi hết z
chep thuoc long mot kho tho ma em thich trong bai sang thu cua huu thinh?Neu noi dung cua kho tho do
“Sang thu” là một áng thơ xinh xắn dâng tặng Nàng Thu của một thi nhân - một thi nhân yêu quý mùa thu như bao thi nhân khác - Hữu Thỉnh. Bài thơ có khổ thơ mở đầu thật hay:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về".
Những câu thơ mở đầu bài thơ giản dị đến bất ngờ:
“Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se".
“Bỗng” là bỗng nhiên, là bất ngờ, bất chợt. Đặt chữ “bỗng” ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ để tất cả giác quan của ta được đánh động, phải giật mình mà chú ý đón nhận mọi biến đổi của đất trời. Biến đổi đầu tiên thu hút sự chú ý của nhà thơ là mùi hương nồng nàn của trái ổi chín thơm lừng. Ổi đã bắt đầu ủ mình để chín tự bao giờ và cũng lặng lẽ toả hương tự bao giờ nhưng vào khoảnh khắc này hương ổi mới đủ nồng nàn đánh thức giác quan của thi nhân. Hương thơm ấy rất mạnh, rất nồng nàn, ngào ngạt có vậy mới “phả vào trong gió se”. Ổi phải chín đến nhường nào, thơm ngon đến nhường nào hương thơm của nó mới đủ mạnh để tạo ra một sự lan toả như vậy trong không gian. Thứ hương thơm ấy lại lan toả trong làn gió se nhè nhẹ ren rét. “Gió se” là gió heo may, chúng đến với nhân gian vào mỗi dịp đầu thu làm tẽ tê, gai gai những cánh tay trần mềm mại. Trước Cách mạng, Xuân Diệu đã từng mang gió se đến cho người đọc với những thoáng rùng mình ớn lạnh: “Những luồng run rẩy rung rinh lá”. Nhưng câu thơ của Hữu Thình lai dắt mùa thu đến bên ta êm ái, dịu dàng biết bao. Viết về những làn sương mùa thu, nhà thợ cũng có cách viết thật duyên dáng: “Sương chùng chình qua ngõ”. “Chùng chình” là cố ý làm chậm lại. Thủ pháp nhân hoá đã biến sương thành những cô bé, cậu bé nghịch ngợm đung đưa náu mình trong ngõ xóm, chùng chình chẳng muốn tan đi.
Làng quê yêu mến dìu bước chản thi nhân đi từ hương ổi đến gió se... Rồi khi lạc giữa làn mây sớm chùng chình thì nhà thơ không nén nổi niềm xúc động, ông khe khẽ thì thầm: “Hình như thu đã về”. Từ “hình như” diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng băn khoăn rất tinh tế của nhà thơ khi ngỡ ngàng nhận ra “thu đã về”.
hổ thơ đầu tiên của bài thơ “Sang thu” đặc biệt dịu dàng tinh tế, nó diễn tả những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khác giao mùa được chờ đợi rất nhiều trong năm: từ hạ chuyển sang thu. Khổ thơ đã góp phần quan trọng tạo nên bài thơ “Sang thu”, một áng thơ thu duyên dáng và tài tình trong thi đề mùa thu quen thuộc của văn học Việt Nam.
WHAT ?? NANI ??? WTF ?? OMG?? CHỊCH ????????????????????????????????????????
Ca sĩ thì còn đực chứ nhóm mà ở VN thì nộp giấy trắng còn hơn...
V-pop là một thể loại của Âm nhạc Việt Nam trong công cuộc hiện đại hóaÂm nhạc Việt Nam, sử dụng ngôn ngữ Việt hoặc có thể khác, hoặc có thể kết hợp cả hai, do người Việt sáng tác và biên soạn nhạc.
Tên gọi
V-Pop đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như trong khoảng thập niên 60-70 thế kỷ trước, khi nhạc trẻ chưa lan rộng ra khắp cả nước, V-Pop đã từng có tên gọi là "Nhạc trẻ Sài Gòn" hay "Kích động nhạc" (theo cách gọi của người dân với những bản nhạc sôi động thời bấy giờ) vì nhạc pop chủ yếu tập trung phát triển ở Sài Gòn. Sau 1975, tên gọi "nhạc trẻ" vẫn được tiếp tục sử dụng, tuy nhiên tên gọi đó chỉ là một thuật ngữ sử dụng trong các bản nhạc đỏ, dân ca sôi động, vui tuơi còn các thể loại nhạc trẻ khác đều bị cấm do hoàn cảnh đây nước thời đó. Từ thập niên 90, khi cả nước đang mở cửa hội nhập với thế giới, cụm từ "Nhạc nhẹ" dần xuất hiện và sau đó là "Nhạc trẻ Việt Nam" xuất hiện vào đầu những năm 2000 cho đến khi tên gọi V-Pop (tên đầy đủ là Vietnamese Pop) được nhắc đến vào đầu năm 2005 cho đến nay theo xu hướng nước ta đang hội nhập sâu rộng, đặc biệt là làn sóng Hallyu với tên gọi K-Pop du nhập vào Việt Nam đã làm cho tên gọi này theo xu hướng Quốc tế hoá tên gọi hơn là theo cách gọi cũ.
Thời kỳ đầu
Trong khi chiến tranh Việt Nam leo thang đến đỉnh điểm với sự khủng hoảng kinh tế, đặc biệt hơn là sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ và lượng người Việt di tản qua các nước tư bản khác để tránh chính quyền cộng sản đã làm cho nhạc trẻ tự do ngưng hoạt động tại trong nước, chỉ tiếp tục hoạt động tại hải ngoại để phục vụ cộng đồng người Việt tị nạn tại đó.Đỉnh cao của "Nhạc trẻ Sài Gòn" luôn đạt được nhũng thành tựu to lớn về nghệ thuật,[cần dẫn nguồn] bao gồm những ca sĩ có tên tuổi như ban nhạc Phượng Hoàng, Elvis Phương, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Thanh Lan, Carol Kim, hay nhạc trẻ bình dân, còn gọi là "kích động nhạc" của Mai Lệ Huyền, Hùng Cường,... cùng với sự tuyệt đỉnh của Pop &Rock, Ballad bằng 3 ngôn ngữ chính Tiếng Việt, Tiếng Pháp và Tiếng Anh.
Thời kỳ hậu Chiến tranh
Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam và thống nhất đất nước (1976), cùng với sự bao vây cấm vận của Mỹ, những ca khúc nhạc trẻ, nhạc vàng hay các loại nhạc không có cơ sở khác đều bị cấm hoạt động, vì mang tính chất ủy mị, làm mất tinh thần yêu nước, trật tự của chế độ.[cần dẫn nguồn] Ngược lại với những ca khúc truyền thống cách mạng (nhạc đỏ) hoặc dân ca thì đây là điều kiện tốt và được nhà nước nâng đỡ[cần dẫn nguồn] để những nghệ sĩ cống hiến thật sự cho đất nước nói chung và bản thân mình nói riêng.
Đầu năm 80, sau thời kỳ đổi mới, nhạc trẻ dần khôi phục trở lại, các bản nhạc thời bấy giờ chủ yếu là bản nhạc trữ tình củaTrịnh Công Sơn hay tình yêu người lính đã từng kháng chiến và dần bị lãng quên vào đầu những năm 90.[cần dẫn nguồn]
Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhiều nghệ sĩ phải bỏ nước sang Mỹ vì thiếu tự do trong nước sau năm 1975, các ca khúc hát vào thời trong nước đều được biểu diễn lại nhưng không còn phổ biến rộng rãi nữa mà chỉ mang lại những kỷ niệm lưu luyến cho Người Việt ở hải ngoại.
Vào đầu năm 80, một số công ty thu âm chuyên phục vụ người Việt tại hải ngoại để có cơ hội các nghệ sĩ hải ngoại được biểu diễn như Trung tâm Thúy Nga, Vân Sơn Entertainment, Asia Entertainment,... với Show Paris By Night, Vân Sơn Show, Asia,...
Đầu thập niên 90, mở cửa thị trường
1997: Bùng nổ với thời kỳ Làn Sóng XanhNăm 1993, Liên hoan Các ban nhạc nhẹ toàn quốc được tổ chức tại Đà Nẵng với thành phần ban giám khảo là các nhạc sĩ tên tuổi bao gồm nhạc sĩ Thanh Tùng, nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc sĩ Nguyễn Cường cùng những nhạc sĩ khác. Ban nhạc Phương Đông, bao gồm ca sĩ Thanh Lam, nhạc sĩQuốc Trung (keyboard, hòa âm—phối khí chính cho ban nhạc), cùng "'bộ sậu' anh tài của nhạc nhẹ Hà Nội" lúc bấy giờ là Ngọc Quân (trống), Vũ Hà (bass), Lương Bình (guitar chính) và Trần Mạnh Tuấn (saxophone). Ban nhạc đã thắng giải nhất tại cuộc thi, cùng hạng hai thuộc về Hoa Sữa, ban nhạc của nhạc sĩ Vũ Quang Trung, giúp giọng ca 17 tuổi Mỹ Linh khi ấy giành giải "Ca sĩ trẻ gây ấn tượng." Hạng ba của liên hoan đã thuộc về nhóm nhạc rock Đen Trắng của cặp đôi Ngọc Lễ và Phương Thảo.[1]
Khi Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa vào năm 90 và bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, V-Pop đã hoạt động trở lại bình thường, nhưng sau một thời gian vắng bóng thì ngành công nghiệp âm nhạc bị suy sụp và giải thể, thị trường âm nhạc trở về lạc hậu, quay về từ con số 0, cho đến năm 1997, giải thưởng Làn Sóng Xanh đã mở màn cho sự phát triển của nhạc trẻ, đầu tiên ca sĩ Lam Trường với "Tình Thôi Xót Xa" đã tạo nên cơn sốt nhạc trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh tạo dấu ấn khởi đầu, mở cửa mạnh mẽ cho dòng nhạc thị trường trong thời kỳ phát triển Tân nhạc Việt Nam.
Đầu thế kỷ 21, hàng loạt ca sĩ có tên tuổi như Hồng Nhung, Thu Phương, Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Tâm, Mỹ Linh, Thanh Lam,Phương Thanh, Đan Trường, Thanh Thảo, Tam ca Áo Trắng... đều tạo ra những bản hit mang nhạc nhẹ hay sôi động, trẻ trung. Đang trong thời kỳ và hội nhập, một số nghệ sĩ nước ngoài cũng hợp tác với thị trường Việt Nam để giúp đỡ phát triển mạnh mẽ vào làng V-Pop, ở trong nước các ca sĩ hiện đại, mới nổi như Bảo Thy, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, Quang Vinh, Băng Di, Đại Nhân,... đều có những bản hit mới mẻ hơn, thậm chí còn vừa sáng tác vừa biểu diễn, mang giai điệu R&B mạnh mẽ ra khắp cả nước.
Đặc biệt hơn, chương trình ca nhạc mang tên Liên hoan bài hát châu Á (Asia Song Festival) được tổ chức tại Hàn Quốc tạo nên sự hội nhập, trao đổi kinh nghiệm giữa nhiều nước tham gia và đã có các ca sĩ tham gia chương trình náy, điển hình Mỹ Tâm (2003 & 2004), Mỹ Linh (2005), Hồ Quỳnh Hương (2006 & 2008), Lam Trường (2007) và Hồ Ngọc Hà (2009).
Cho đến năm 1995 khi Việt Nam trở lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ thì ngày càng nhiều nghệ sĩ trẻ xuất hiện với nền âm nhạc hiện đại thay đổi đáng kể, ví dụ như ca sĩ Trish Thùy Trang, Nguyễn Hưng, Bằng Kiều, Nguyễn Thắng, Andy Quách,Dương Triệu Vũ, Don Hồ,... mặc dù việc hoạt động tại hải ngoại không có gì thay đổi.
V-pop ngày nay
V-pop ngày nay ảnh hưởng nền âm nhạc K-pop, Âu, Mĩ,... tạo nên những mảng màu sắc mới trong âm nhạc Việt Nam. Các cuộc thi âm nhạc Việt Nam bùng nổ một cách mạnh mẽ tạo nên làn sóng phát triển nền âm nhạc Việt như Việt Nam Idol, The Voice, Ngôi sao Việt, Học viện ngôi sao,... đã tìm ra những tài năng kể đến Soobin Hoàng Sơn, Uyên Linh, Hương Tràm,Văn Mai Hương, Trúc Nhân, Trung Quân, Phạm Hồng Phước...
Năm 2012, ca sĩ Mỹ Tâm lập kỷ lục trên You Tube với ca khúc "Chuyện như chưa bắt đầu" nhưng do sơ suất kĩ thuật, trang You Tube của cô đã bị xóa và cô bắt đầu tài khoản You Tube mới. Ca sĩ Mỹ Tâm cũng là niềm tự hào của V-pop khi cô luôn được nhắc đến trong và ngoài nước, nhiều tạp chí,truyền hình quảng bá các sản phẩm âm nhạc của cô trên thế giới và Mỹ Tâm cũng là ca sĩ Việt Nam nhận được giải thưởng quốc tế nhiều nhất...[2], ca sĩ Đông Nhi nổi tiếng với ca khúc mang tên "Sau mỗi giấc mơ" với bối cảnh MV dưới nước làm mưa làm gió các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước, MV vẽ 3D đầu tiên ở Việt Nam - Tìm về(Đông Nhi)[3]..., Vy Oanh với các sản phẩm gây được tiếng vang như Fly, Đồng xanh[4],365Daband với Get on the floor nổi tiếng trong nước và ở Thái Lan[5]-không chỉ dừng lại ở đó 365Daband cũng được chú ý ở nước ngoài.Năm 2013, Đông Nhi ra mắt MV I wanna dance làm những người hâm mộ hứng thú với hình ảnh nóng bỏng của mình,Hồ Ngọc Hà cho ra mắt "Hãy thứ tha cho em ", cô cũng quảng bá hình ảnh của mình ở đài truyền hình Trung Quốc[6].Năm 2014,mv Bad boy của Đông Nhi lọt vào bảng xếp hạng yuku youtube của Trung Quốc[7], Hồ Quỳnh Hương được tôn vinh ở Mnet Asian Music Award,Mỹ Tâm trở thành huyền thoại âm nhạc châu Á[8]... Năm 2016, sau 7 năm vắng bóng, Việt Nam cũng có đại diện tham dự Asia Song Festival là Noo Phước Thịnh.
Nhiều ca sĩ Việt Nam được tôn vinh trong các giải thưởng thế giới như Mỹ Tâm, Thu Minh, Hồ Quỳnh Hương...
Nếu như nói đến nữ ca sĩ nữ V-pop người ta nghĩ ngay đến Mỹ Tâm, Đông Nhi, Hồ Ngọc Hà,... thì với các ca sĩ nam không thể không nói đến Đan Trường, Tuấn Hưng, Noo Phước Thịnh, Soobin Hoàng Sơn...Cái tên mà người hâm mộ quan tâm nữa đó là Thanh Bùi - ca sĩ người Úc gốc Việt tạo nên làn sóng ở Việt Nam và trên thế giới với các ca khúc như Where did we go wrong, Và tôi đã yêu, Lặng thầm một tình yêu...Thanh Bùi cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và ở trên thế giới, các ca khúc của anh ấy được yêu thích ở Úc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... phải kể đến Danger (BTS), Picture of you (DBSK), Something 'about you (2AM), Hello (KAT-TUN)
Hiện nay, các thế hệ ca sĩ trẻ đang dần làm thay đổi bộ mặt V-pop như Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn, Bích Phương,... với các MV hút hàng triệu lượt xem trên youtube
Phát hành album
Cuối năm 2005, ca sĩ Mỹ Tâm đã phát hành album Vút bay Giữa tháng 9 năm 2007, Mỹ Linh đã phát hành lại ba album cũ của mình bao gồm Made in Vietnam (2003), Chat với Mozart (2005) và Để tình yêu hát (2006) với sự giúp đỡ từ hãng đĩaPony Canyon tại Nhật Bản. Made in Vietnam sau đó đã được đài phát thanh Radio-I tại thành phố Nagoya, Aichi bầu chọn là album hay nhất của tháng.
Cuối năm 2006, Mỹ Tâm đã thực hiện album thứ năm của mình mang tên Vút bay tại Hàn Quốc và phát hành album của mình tại đây và Việt Nam, theo đề nghị của công ty Nurimaru Pictures.
Tranh cãi
Trên thế giới các nền âm nhạc cũng đang vật lộn với tình trạng đạo nhạc với V-pop cũng không ngoại lệ. Một số ca khúc của Việt Nam thường lấy nhạc ngoại và làm lời Việt, Vấn đề tác quyền ở Việt Nam có nhiều tranh cãi...
Nghệ sĩ Việt Nam, họ phải gặp rất nhiều rắc rối và một số thất bại của mình như điển hình là ca sĩ Mỹ Linh, cô sang thị trường Nhật Bản để phát hành Album của mình nhưng cô không bán được đĩa nào và phải ngừng hợp tác để trở về Việt Nam, sau đó Mỹ Tâm cô nàng được xem là "Họa Mi Tóc Nâu" hay "Nữ hoàng V-Pop" đã có chiến dịch tấn công sang thị trường Hàn Quốc để cho ra một loạt Single tiếng Hàn như Hãy đến với em, Ngày hôm nay, Dường như ta đã,... nhưng không mang lại sự thành công và chinh phục tại xứ sở kim chi mặc dù đã có sự giúp đỡ từ ông bầu Bi-Rain, tiếp đến chàng ca sĩ Nam Cường, khi anh phát hành album "It's me - Chính Là Anh" và phát hành tại Vương quốc Anh nhưng lại không mang mấy thành công, xem ra thị trường Việt Nam khó vượt qua biên giới và khó được ưa chuộng tại nước ngoài mặc dù họ rất cố gắng về kỹ năng của mình
Rất nhiều ca sĩ đã làm ảnh hưởng không ít đối với những ca sĩ chân chính, nghiêm túc trong nghệ thuật. Họ là những người không có khả năng ca hát tự phong danh hiệu, bắt chước các ca sĩ quốc tế để được nổi tiếng, lăng xê quá mức..
Hiện nay một số ca sĩ, nhóm nhạc như 365, Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn đã xác lập kỉ lục mới cho V-pop đạt được 100 triệu lượt xem trên YouTube. Có thể kể đến bài hát "Bống bống bang bang" hiện là bài hát có nhiều lượt xem nhất của V-pop. "Nơi này có anh" của Sơn Tùng M-TP đạt 9 triệu lượt xem trong ngày đầu tiên, trở thành ca khúc đạt được nhiều lượt xem nhất YouTube trong ngày 14/2 và trở thành ca khúc đạt 100 triệu lượt xem nhanh nhất Việt Nam và châu Á, trong chưa đầy 59 ngày. Ngoài ra, teaser chính thức của ca khúc đạt được 1 triệu lượt xem trong một ngày. MV "Phía sau một cô gái" dù chỉ là MV Lyrics nhưng cũng đạt hơn 150 triệu views, đánh dấu nét khởi sắc của MV lyrics trong thị trường âm nhạc Việt.
Càng ngày, càng có nhiều người nước ngoài vào xem MV bài hát V-pop và dành nhiều lời khen, có thể thấy V-pop càng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn.