K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo...
Đọc tiếp

Dưới đây là trích đoạn trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):

“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trắng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

– Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”

(Trích Ngữ văn 9, Tập 1, NXB Giáo dục 2013)

1. Chiếc lược ngà được viết năm nào? Ghi lại từ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích trên.

2. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? Lời kể in nghiêng trong đoạn trích trên giúp em nhận biết mục đích nói ở câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là gì?

3. Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của bé Thu đối với cha trong truyện ngắn trên. Ở đó có sử dụng câu có thành phần biệt lập và phép lặp để lên kết (gạch dưới thành phần biệt lập và từ ngữ sử dụng làm phép lặp).

4. Kể tên một tác phẩm khác của chương trình ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cách ,khi trở về đứa con trai cũng hoài nghi xa lánh. Nêu suy nghĩ của em về chiến tranh (không quá 5 dòng).

1
22 tháng 8 2016

1“Chiếc lược ngà” được viết năm 1968.

Những từ ngữ mang màu sắc Nam Bộ trong đoạn trích: “chén”, “xoi”.

 2Những biểu hiện của bé Thu ở trên nói lên thái độ bướng bỉnh không chịu nhận ông Sáu làm cha.

 

 

Lời kể được gạch chân trong đoạn trích trên giúp em nhận biết được mục đích của câu văn có hình thức nghi vấn sau đó là nhằm bộc lộ cảm xúc – sự tức giận của ông Sáu khi bé Thu không chịu nghe lời.

 3(1)Trước hết bé Thu là một cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh và gan góc, đã gây ấn tượng cho người đọc về một cô bé dường như lì lợm đến ghê gớm, khi mà trong mọi tình huống em cũng nhất quyết không gọi tiếng “Ba”, hay khi hất cái trứng mà ông Sáu gắp cho xuống để cuối cùng khi ông Sáu tức giận đánh một cái thì bỏ về nhà bà ngoại. (2) Nguyễn Quang Sáng đã khéo léo xây dựng nhiều tình huống thử thách cá tính của bé Thu và có người cho rằng tác giả đã xây dựng tính cách bé Thu hơi “thái quá”, song thiết nghĩ, chính thái độ ngang ngạnh đó lại là biểu hiện vô cùng đẹp đẽ mà đứa con dành cho người cha yêu quý. (3)Trong tâm trí bé Thu chỉ có duy nhất hình ảnh của một người cha “chụp chung trong bức ảnh với má”, người cha ấy không giống ông Sáu, không phải bởi thời gian đã làm ông Sáu già đi mà do cái thẹo trên má, cái dấu tích của chiến tranh đã hằn sâu làm biến dạng khuôn mặt ông Sáu. (4) Có lẽ trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, nó còn quá bé để có thể biết đến sự khốc liệt của bom lửa đạn, biết đến cái cay xè của mùi thuốc súng và sự khắc nghiệt của cuộc sống người chiến sỹ. (5) Cái cảm giác đó không đơn thuần là sự bướng bỉnh của một cô bé đỏng đảnh, nhiễu sách mà là sự kiên định, thẳng thắn, có lập trường bền chặt, bộc lộ phần nào đó tính cách cứng cỏi ngoan cường của cô gian liên giải phóng sau này. (6) Nhưng xét cho cùng, cô bé ấy có bướng bỉnh, gan góc, tình cảm có sâu sắc, mạnh mẽ thế nào thì Thu vẫn chỉ là một đứa trẻ mới 8 tuổi, với tất cả nét hồn nhiên, ngây thơ của con trẻ. (7) Nhà văn tỏ ra rất am hiểu tâm lý của trẻ thơ và diễn tả rất sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng một cách đẹp đẽ, thiêng liêng những tâm tư tình cảm vô giá ấy nên người đọc có cảm giác bé Thu sợ ông Sáu sẽ nhìn thấy những giọt nước mắt trong chính tâm tư của mình hay bé Thu dường như lờ mờ nhận ra mình có lỗi để rồi lại một loạt hành động tiếp theo “Xuống bến nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói, cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông”. (8) Bé Thu bỏ đi lúc bữa cơm nhưng lại có ý tạo tiếng động gây sự chú ý như muốn mọi người trong nhà biết bé sắp đi, mà chạy ra vỗ về, dỗ dành. (9) Có một sự đối lập trong những hành động của bé Thu, giữa một bên là sự cứng cỏi, già giặn hơn tuổi, nhưng ở khía cạnh khác cô bé vẫn mong được yêu quý vỗ về.  (10) Để rồi ở đoạn cuối, khi mà bé Thu nhận ra cha, tình cha con trong Thu giữ gìn bấy lâu nay giờ trỗi dậy vào cái giây phút mà cha con phải tạm biệt nhau: con bé cứng cỏi mạnh mẽ ngày hôm nào lại “như thể bị bỏ rơi”, lúc đứng ở góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người vây quanh ba nó, dường như nó thèm khát cái sự ấm áp của tình cảm gia đình, nó cũng muốn chạy lại và ôm hôn cha nó lắm chứ, nhưng lại có cái gì chặn ngang cổ họng nó, làm nó cứ đứng nguyên ở ấy, ước mong cha nó sẽ nhận ra sự có mặt của nó. (11) Và rồi đến khi cha nó chào nó trước khi đi, có cảm giác mọi tình cảm trong lòng bé Thu bỗng trào dâng: nó không nén nổi tình cảm như trước đây nữa, nó bỗng kêu hét lên “Ba…”,” vừa kêu vừa chạy xô đến nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, hôn ba nó cùng khắp; nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa”. (12) Tiếng kêu “Ba” từ sâu thẳm trái tim bé Thu, tiếng gọi mà ba nó đã dùng mọi cách để ép nó gọi trong mấy ngày qua, tiếng gọi ba gần gũi lần đầu tiên trong đời nó, tiếng gọi mà ba nó tha thiết được nghe một lần. (13) Bao nhiêu mơ ước, khao khát như muốn vỡ òa ra trong một tiếng gọi cha! (14) Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn mang một giá trị thiêng liêng với nó. (15) Tình cảm sâu nặng của bé Thu với cha thật đáng xúc động biết bao!

 

– Thành phần biêt lập: “Song thiết nghĩ”.

– Từ ngữ dùng làm phép lặp: “bé Thu”.

 4Tác phẩm: “ Chuyện người con gái Nam Xương”.

 

Chiến tranh là kẻ thù của hạnh phúc. Nó chỉ mang lại mất mát, đau khổ và đói nghèo cho nhân loại. Nó không chỉ để lại hậu quả hôm nay mà còn dai dẳng đến cả những ngày sau, đến nhiều thế hệ! Tuy nhiên, nếu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ tự do độc lập thì chúng ta sẵn sàng trả giá để bảo vệ những thứ quý giá ấy!

Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong đoạn trích sau:(...) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ...
Đọc tiếp

Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong đoạn trích sau:

(...) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

- Sao mày cứng đầu quá vậy hả?

Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào mà nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy đầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.  

Và:

(….) Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

- Ba đi rồi ba về với con

- Không! – Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chan rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run.

Nhìn cảnh ấy bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay a nắm lấy trái tim tôi.

1
24 tháng 3 2021

Tham khảo:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt.

- Giới thiệu về tác giá Nguyễn Quang Sáng, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm “Chiếc lược ngà".

- Giới thiệu về nhân vật bé Thu, giới thiệu 2 đoạn trích.

2. Thân bài:

- Giới thiệu khái quát về hoàn cảnh của hai cha con: Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đây một tuổi. Từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi anh được nghỉ phép ba ngày, anh đã trở về thăm gia đình, nhưng đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba.

Đoạn 1:

- Tính cách rắn rỏi, bướng bình, ngang bướng rất trẻ con của bé Thu được thể hiện trong đoạn văn thứ nhất: "Trong bữa cơm đó.... nó cũng không về”.

+ Hất đổ cả chén cơm khi anh Sáu gắp cho nó cái trứng cá. Bị ba đánh, tưởng đâu “con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thể nào nó cầm đũa, gấp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng đậy, bước ra khỏi mâm.” => Hình ảnh một đứa trẻ gan góc, lì lợm.

 

+ "Nhảy xuống xuồng, mở lòi tói có làm cho dây lòi tói khua rộn ràng, khua thật to" => tính cách trẻ con, hình ảnh của một đứa trẻ lúc giận đỗi được khắc họa rất tinh tế với chỉ một chỉ tiết nhỏ.

+ "Nó sang nhà bà ngoại và khóc ở bên đây" => dù gan lì và bướng bỉnh nhưng bởi Thu vẫn còn là một đứa trẻ nên vẫn có những hành động mè nheo khóc nhè.

=> Bẻ Thu là một đứa bé gan góc, có cá tính mạnh mẽ, thà sang nhà ngoại khóc thật to nhưng khi đứng trước mặt ông Sáu - người mà bé đang căm ghét thì lầm lì, im lặng trông như nét hờn dỗi của người lớn. Nhưng suy cho cùng, Thu vẫn là một đứa bé nên vẫn có những hành động trẻ con để thể hiện nỗi bực dọc của mình. Bên cạnh đó, hành động quyết liệt của bé Thu cũng thể hiện tình yêu thương cha mãnh liệt, bé kiên quyết cự tuyệt ông Sáu vì ông không giống bức hình trong ảnh, trên mặt ông có vết thẹo dài. Chính yếu tố đó vừa thể hiện tình yêu thương cha vừa thể hiện cá tính mạnh mẽ của bé Thu.

=> Nguyễn Quang Sáng đã rất tinh tế, tài tình khi khắc họa được hình ảnh của bé Thu đa chiều và sâu sắc như thế chỉ trong một hành động nhỏ.

Đoạn 2:

- Tình yêu thương ba vô bờ bên được thể hiện ở đoạn văn thứ hai "Trong lúc đó... nắm lấy trái tìm tôi"

+ Bé Thu bướng bỉnh bao nhiêu, lì lợm gan góc bao nhiêu thì lại bởi bé thương ba của mình bấy nhiêu: "Con bé hét lên, hai tay nó siết lấy chặt cô....và đôi vai nhỏ bé của nó run run”

=> Những cái ôm như cố gắng để chặt nhất có thể, như để bù đắp cho những tháng ngày xa lánh ba của mình, những cái ôm cuối cùng như để lấp đi tất thảy những khoảng trống của tình ba – con trong những ngày tháng vừa qua.

=> Đoạn văn là những gì xúc động nhất, sâu lắng nhất về tình cảm mà bé Thu dành cho ba của mình.

- Hai đoạn văn đã cho thấy được sự thay đổi trong tâm lý của nhân vật bé Thu đối với người cha của mình. Nếu như đoạn trên, bé Thu xa lánh, xù lông với ba mình bao nhiêu thì đoạn 2 lại thấy được sự gần gũi không còn khỏang trống của tình cảm mà Thu dành cho người ba của mình. Đoạn l bé Thu lì lợm bướng bỉnh bao nhiêu thi đoạn 2, bé Thu lại trở nên nhẹ nhàng, tỉnh cảm bấy nhiêu

- Hai đoạn trích cũng cho thấy được sự tài tình trong miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật, đặc biệt là tâm lý của trẻ con của nhà văn: tinh tế, sâu sắc.

3. Kết bài: Khái quát suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật bé Thu và truyện ngắn Chiếc lược ngà.

ĐỀ 1: Cảm nhận nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:(…) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:       - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy...
Đọc tiếp

ĐỀ 1: Cảm nhận nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:

(…) Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

       - Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?

Tôi tưởng con bé sẽ lăn ra khóc, sẽ giẫy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, mét với ngoại và khóc ở bên ấy. Chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về.

       (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

viết dàn ý chi tiết và viết trọn vẹn phần mở bài.

1
2 tháng 1 2022

hép

Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:     " ....Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vang đổ vào chén nó. Nó luôn lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trúng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:     - Sao mày cứng đầu quá vậy hả?      Tôi tưởng con bé lăn ra khóc, sẽ giãy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm,...
Đọc tiếp

Phân tích sự thay đổi tâm trạng của bé Thu trong hai đoạn trích sau:

     " ....Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vang đổ vào chén nó. Nó luôn lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trúng ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:

     - Sao mày cứng đầu quá vậy hả?

      Tôi tưởng con bé lăn ra khóc, sẽ giãy, sẽ đạp đổ cả mâm cơm, hoặc sẽ chạy vụt đi. Nhưng không, nó ngồi im, đầu cúi gằm xuống. Nghĩ thế nào nó cầm đũa, gắp lại cái trứng cá để vào chén, rồi lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói 1 cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Nó sang qua nhà ngoại, méc với ngoại và khóc ở bên ấy - chiều đó, mẹ nó sang dỗ dành mấy nó cũng không về."

Và:

     (...) " Trong lúc đó, nó vẫn ôm chặt lấy ba nó. Không ghìm được xúc động và không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con:

- Ba đi rồi ba về với con.

- Không! - Con bé hét lên, hai tay nó xiết chặt lấy cổ, chắc nó nghĩ hai tay không thể giữ được ba nó, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run. Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi."

 

0
Bữa cơm, ông ta gắp cái trứng cá to vàng để vào chén tôi. Bình thường tôi rất thích ăn trứng cá. Tôi soi vào chén. Giá như đây là của ba gắp cho mình thì hay quá. Tôi thầm nghĩ vậy, nhưng tôi kịp nhận ra ông ta không phải là ba tôi. Tôi hất vội cái trứng ra, cơm văng tung toé khắp mâm. Ông ta vung tay đánh tôi và hét lên:- Sao mày cứng đầu vậy hả?Tôi chợt nhận ra hành động vừa rồi của mình thật vô lễ, tôi thật là hư...
Đọc tiếp

Bữa cơm, ông ta gắp cái trứng cá to vàng để vào chén tôi. Bình thường tôi rất thích ăn trứng cá. Tôi soi vào chén. Giá như đây là của ba gắp cho mình thì hay quá. Tôi thầm nghĩ vậy, nhưng tôi kịp nhận ra ông ta không phải là ba tôi. Tôi hất vội cái trứng ra, cơm văng tung toé khắp mâm. Ông ta vung tay đánh tôi và hét lên:

- Sao mày cứng đầu vậy hả?

Tôi chợt nhận ra hành động vừa rồi của mình thật vô lễ, tôi thật là hư đốn. Nhưng cũng vì tôi không muốn nhận ông ta là ba. Nếu tôi nhận cái trứng đó có khác gì tôi nhận ông ta là ba. Tôi không thể ngồi với ông ta nữa. Tôi gặp lại cái trứng cá vào chén, lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Xuống bến, tôi nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. Tôi sang nhà ngoại. Tôi sẽ kể cho ngoại nghe về người đàn ông đáng sợ ấy đáng ghét như thế nào. Tôi cảm thấy ức. Ông ta có quyền gì mà đánh tôi cơ chứ. Nhưng tôi cố kìm nén để sang ngoại mới khóc. Tôi không muốn khóc trước mặt ông ta, như vậy là tôi trở nên yếu đuối trước ông ta, tôi không muốn điều đó. Má tôi có sang dỗ tôi về, nhưng tôi không về. Tôi không thích ở bên cạnh ông ta thêm một chút nào nữa, tôi ghét ông ta. Có lẽ thấy tôi về cũng sẽ làm cả nhà không vui nên má tôi cũng chẳng bắt. Đêm đó, ngoại hỏi tôi:

- Ba con, sao con không nhận.

Tôi giãy lên:

- Không phải

- Sao con biết là không phải? Ba con đi lâu, con quên rồi chứ gì!

Không, tôi chẳng bao giờ quên ba cả, tôi luôn luôn nhớ đến ba. Những ngày ba đi, lúc nào tôi cũng lôi ảnh ba ra xem. Làm sao tôi quên cơ chứ.

- Ba không giống cái hình chụp với má.

Tôi bào chữa.

- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.

Không, không phải vì ba già mà tôi không nhận ra ba…

- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo như vậy.

Tôi đành thú thật.

Ngoại cười lớn. Cái cười làm tôi ngơ ngác và tò mò. Ngoại kể lại tội ác của mấy thằng Tây ở đồn. Hoá ra vết thẹo ấy là ba tôi đi đánh Tây, Tây bắn bị thương. Bọn Tây độc ác. Tôi chợt thấy thương ba thì cũng đến lúc ba đi rồi. Sáng hôm sau tôi bảo ngoại đưa tôi về.

Mọi người đến đông quá. Ba cũng đang phải tiếp khách. Má thì lo sửa soạn hành lí cho ba. Mọi người ai cũng có việc của mình. Còn tôi, tôi cứ đứng lặng ở một góc. Tôi nhìn kĩ người đàn ông tôi đã từng lạnh lùng, trốn tránh. Ngoài vết thẹo dài ra, tất thảy những điểm trên gương mặt ông đều giống hình ba trong ảnh. Đó đúng là ba rồi. Vậy mà mình lại làm ba buồn. Suốt bao nhiêu năm tôi chờ đợi ba, thế mà đến lúc ba đi tôi mới nhận ra ba… Ba ơi… Trời, ba vác ba lô lên vai rồi… Ba đã bắt tay mọi người rồi… Ba nhìn tôi… Ba ơi… Từ trong sâu thẳm, tiếng ba cứ thúc giục tôi nhưng cứ đến miệng là nghẹn đắng. Ba sắp đi rồi. Không biết ba có về không. Không, tôi phải giữ ba lại. Ba nhìn tôi bằng đôi mắt buồn rầu, khe khẽ nói:

- Thôi! Ba đi nghe con!

Vậy là ba tha thứ cho tôi. Ba vẫn nhận tôi là con. Ba thật hiền, tôi không thể mất ba thêm lần nữa:

- Ba… a… a… ba!

Tôi đã kêu thét lên sau bao nhiêu sự đè nén. Tôi lao đến ôm chặt lấy ba. Tôi khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba bế tôi lên. Vòng tay ba thật ấm. Tôi hôn khắp mặt ba, hôn cả vết thẹo nữa. Tôi hôn tất cả như muốn xin lỗi tất cả, nhất là vết thẹo.

- Ba đi rồi ba về với con.

- Không.

Tôi hét lên. Tôi sợ ba khó giữ được lời hứa của mình. Tôi quấn chặt lấy người ba bằng cả 2 tay 2 chân. Má tôi bảo:

- Thu! Để ba con đi. Thống nhất rồi ba con về.

Bà ngoại dỗ tôi:

- Cháu ngoại giỏi lắm mà! Cháu để ba cháu đi rồi ba sẽ mua về cho cháu một cây lược.

Tôi biết là tôi không thể giữ ba lại được nữa, liền mếu máo:

- Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba. Nói vậy chứ tôi chẳng cần một cây lược làm gì. Tôi chỉ cần ba mà thôi. Thế rồi ba đi.

Bao nhiêu năm qua đi, một hôm, lúc ấy tôi khoảng mười tám, tôi nghe tin ba tôi mất. Tôi suy sụp, tôi đã khóc rất nhiều. Nhưng tôi biết đó là điều khó có thể tránh khỏi. Tất cả là vì chiến tranh, vì bọn giặc tàn bạo kia. Tôi nuôi chí căm thù và sau đó tôi đi làm giao liên.

Một lần chặn địch tôi đã gặp được bác Ba. Sau một vài lời làm quen, bác đã nhận ra tôi. Bác run run đưa cho tôi cây lược ngà, bác đã thực hiện lời hứa với ba tôi. Lúc ấy tôi ngạc nhiên và xúc động lắm. Tôi biết ba đã mất nhưng tôi không ngờ ba vẫn giữ lời hứa với tôi - một cây lược. Tôi đón nhận cây lược ngà như đón nhận một kỉ vật. Đó là tấm lòng của ba tôi, là tình phụ tử thiêng liêng. Bác Ba nói dối tôi rằng ba tôi còn sống. Tôi biết bác sợ tôi buồn nên nói vậy. Lòng tôi đau thắt khi nhớ tới ba.

Nhưng cuộc gặp gỡ chỉ trong phút chốc rồi mỗi người lại đi mỗi ngả. Trước khi đi bác Ba chợt chào.

- Thôi, ba đi nghe con.

Tôi giật mình, câu ấy hơn mười năm về trước tôi đã được nghe. Giờ nó sống lại trong tôi. Một cảm giác ấm áp lạ thường.

Sau ngày đất nước thống nhất, tôi gặp lại bác Ba. Bác kể cho tôi về ba. Bác bảo ba từ khi làm được cây lược cho tôi, lúc nào cũng lấy ra chải cho cây lược thêm bóng, và cho đỡ nhớ tôi. Trước khi ra đi, ba không nói được gì. Nhưng ánh mắt của ba làm bác Ba hiểu rằng cần phải mang cây lược cho tôi. Trước khi mất, ba vẫn nghĩ đến tôi. Mãi mãi, tôi không bao giờ quên được ba.

0
25 tháng 12 2019

Câu chứa hàm ý: cơm chín rồi

Hàm ý: cơm chín, ông vô ăn cơm.

27 tháng 3 2017

Câu nói " cơm sôi rồi, nhão bây giờ!" Hàm ý: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão

Bé Thu nói hàm ý vì không chịu gọi ông Sáu là ba, và vì tính cách của bé Thu bướng bỉnh.

- Việc sử dụng hàm ý trong trường hợp này không hiệu quả vì người nghe không tiếp nhận, từ chối cộng tác bằng cách " ngồi im" vờ như không nghe thấy.

22 tháng 1 2018

 Nguyễn Quang Sáng là một nhà văn Nam Bộ nên trong văn thơ của ông có cái chất hồn hậu, mộc mạc mà thấm tình người như chính con người Nam Bộ vậy. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ gay gắt, quyết liệt ở chiến trường miền Nam. Trong không khí chiến tranh, tình cảm cha con trong truyện ngắn được nhà văn làm nổi bật tạo sự xúc động mãnh liệt cho người đọc. Trong các nhân vật trong truyện ngắn, hình ảnh người cha, tức ông Sáu thật khiến người đọc cảm thấy thật bình dị song cũng thật đẹp, tình yêu ông dành cho bé Thu làm lay động tâm hồn của độc giả.

Ông Sáu sau tám năm chiến đấu ở chiến trường, khi được nghỉ phép về thăm nhà, lòng ông nôn nao vì biết sắp được gặp con gái của mình, khi ông đi, con gái của mình mới được hơn một tuổi. Vì vậy,lần này trở về không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, mong chờ. Có lẽ, tình cảm cha con thiêng liêng khiến ông nhận ngay ra bé Thu khi thuyền vừa mới cập bến, đó là một đứa bé khoảng lên chín, lên mười đang chơi ở gốc xoài. Sự xúc động, vui sướng khiến ông nghẹn ngào gọi tên con: “Thu! con” . Sự nôn nóng, xúc động của ông Sáu ta hoàn toàn có thể hiểu được. Với một người cha mà nói, sự xa cách, biệt li suốt tám năm ròng với chính đứa con gái mình hết mực yêu thương, nay được gặp lại vừa là niềm vui đoàn viên, vừa là niềm hạnh phúc vô bờ bến.

Tuy nhiên, mọi niềm vui của ông Sáu dường như không được lâu, bởi ngay sau đó, khi ông “bước tới vừa đưa tay đón chờ con” thì bé Thu không chạy lại ôm chặt lấy ông như ông từng mường tượng mà còn bé “tròn mắt nhìn”, cái nhìn “vừa lạ lùng, vừa ngơ ngác”. Sự xúc động làm cho vết thẹo trên mặt của ông “giật giật”, giọng nói run run không còn kìm chế được được sự xúc động: “Ba đây con! Ba đây con”. Vì sự nôn nóng, biểu hiện có phần gấp gáp, vồ vập của ông Sáu, lại thêm vết sẹo đỏ ửng trên mặt giật giật khiến cho bé Thu hoảng sợ , bé đã chạy đi, vừa chạy vừa kêu thét “má! Má”. Bé Thu là một đứa trẻ, trước mặt có người lạ, lại có phần đáng sợ bởi vết sẹo trên mặt, sự hoảng hốt của bé, ông Sáu cũng phần nào hiểu được.

Nhưng bởi vì quá hi vọng vào cuộc đoàn viên hạnh phúc này nên khi bị bé Thu khước từ đón nhận, hoảng sợ chạy vụt đi thì ông Sáu đã “ngạc nhiên, đau đớn và hụt hẫng”. Sự đau khổ của người cha bị chính con mình từ chối thừa nhận được nhà văn Nguyễn Quang Sáng miêu tả rất xúc động : “đau đớn khiến mặt anh sầm lại…hai tay buông thỏng như bị gãy”. Người cha náo nức vì niềm vui được gặp con gái,muốn ôm con vào lòng với tất cả sự âu yếm dành dụm bao năm xa cách nhưng lại bị đứa con hoảng sợ, chối từ. Đó chẳng phải nỗi đau đớn, tuyệt vọng nhất của một người cha hay sao?

Hai ngày ở nhà, ông Sáu cũng chẳng dám đi đâu xa, cứ quanh quẩn tìm mọi cách để được gần con, mong mỏi sự đón nhận của bé Thu. Tuy nhiên, hiện thực diễn ra khiến ông vô cùng đau lòng, bé Thu không những nhất quyết không chịu nhận ông, mà một chút quan tâm, chút lễ phép đối với ông cũng không có. Khi được má sai vào gọi ba xuống ăn cơm, bé Thu cũng gọi cộc lốc, trống không, gọi chỉ vì bắt buộc phải làm vậy: “cơm chín rồi”.Lúc ấy ông Sáu “vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười”. Tuy là cười đấy, nhưng sao nụ cười này thật buồn, còn man mác sự thất vọng, bất lực, khổ tâm của người cha. Vì dù bao nhiêu cố gắng đi nữa thì cũng đều vô vọng, chính đứa con gái ruột thịt mình yêu quý đều một mực khước từ, thậm chí còn phủ nhận sự xuất hiện của ông.

Tuy rất buồn nhưng chưa một phút giây nào ông Sáu thôi cố gắng, thôi chăm chút, lo lắng cho bé Thu. Trong bữa cơm gia đình, vì yêu thương con nên ông Sáu đã gắp cho con miếng trứng cá to nhất, ngon nhất. Nhưng đáplại cử chỉ ân cần ấy là sự chối bỏ quyết liệt của con bé, con bé không những không đón nhận nó mà còn dùng đũa hất miếng trứng ra ngoài. Vì quá tức giận, ông Sáu đã đánh con. Đánh con nhưng lòng người cha còn đau gấp bội. Vì hành động nóng nảy này mà đến lúc hi sinh, ông Sáu vẫn mang theo sự hối hận. Đến tận lúc chia tay, lên đường vào chiến trận, ông Sáu vẫn “buồn nẫu ruột”, ông không dám chạy lại ôm con, bế con vì sợ con bé hoảng sợ. Ông chỉ đưa mắt lên nhìn, cái nhìn cũng “buồn rầu”. Nhưng thật bất ngờ,vào giây phút cuối cùng, khi sắp phải chia tay, ông Sáu lại vỡ òa trong hạnh phúc vì tiếng gọi ba bất ngờ từ bé Thu “b…a..”. Ông Sáu sững sờ, một lần nữa không kìm nén được xúc động, người đàn ông ấy một tay ôm con, một tay lau nước mắt. Có thể nói, đây là món quà ý nghĩa nhất mà ông Sáu nhận được trước giây phút lên đường.

Vào chiến trường, ông Sáu không giây phút nào thôi nhớ con, vì lời hứa mua cho bé Thu một chiếc lược, nên khi nhặt được một mảnh ngà, ông đã vui sướng như nhặt được một thứ gì lớn lao lắm. Rồi cũng tự tay ông làm món quà này tặng cho con. Trên chiếc lược ông còn kì công khắc lên những dòng chứa đầy yêu thương: “Yêu nhớ, tặng Thu con của ba”. Khi chiến đấu, vào giây phút cuối cùng của cuộc đời mình, ông Sáu vẫn nhớ đến con. Thu hết tàn lực, ông lấy ra cây lược, trao cho ông Ba, bạn chiến đấu thân thiết của mình, cũng là người ông tin tưởng nhất lúc này. Không đủ sức chăng chối điều gì, ông Sáu chỉ nhìn ông Ba thật. Ánh nhìn ấy ám ảnh và thiêng liêng hơn một lời di chúc. Và đến lúc nhận được lời hứa từ ông Ba: “Tôi sẽ mang về trao tận tay cháu”, ông mới nhắm mắt đi xuôi. Ông Sáu ra đi, nhưng kỉ vật là cây lược ngà, vật chứa đựng biết bao tình cảm của ông dành cho con thì vẫn còn mãi đó. Tấm lòng của người cha dành cho con đến phút cuối của cuộc đời vẫn bao la như vậy, da diết như vậy.

Thông qua nhân vật ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ khắc họa được sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại, cùng với tình yêu to lớn dành cho con của mình. Mà còn đánh động vào sâu thẳm trãi tim mỗi độc giả tình cảm cha con. Tôi tin rằng đọc tác phẩm này, nhiều độc giả nhớ về cha mình, nhớ về những hi sinh thầm lặng của cha trong suốt cuộc đời để dành cho chúng ta. Ta cảm nhận được sự thiêng liêng, vĩ đại nơi ông Sáu, ông không chỉ dành cho bé Thu tình cảm tuyệt vời nhất mà còn lưu giữ lại cho bé Thu một kỉ vật, đó chính là chiếc lược ngà, để khi nhìn vào đó, bé Thu có thể nhớ về cha mình, biết được tình cảm của cha dành cho mình sâu đậm đến mức nào

Không chỉ là một người cha hết lòng yêu thương con, ông Ba còn là một người chiến sĩ cách mạng kiên trung, dũng cảm. Ông gắn bó với chiến trường, ngày ngày đối đầu với mưa bom bão đạn cũng chỉ mong mỏi đất nước được hòa bình, đất nước được tự do. Ông đã dành hơn nửa cuộc đời của mình để chiến đấu, dù có thương nhớ con nhưng ông cũng chưa bao giờ từ bỏ, vẫn sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến bất cứ lúc nào về Tổ quốc, quê hương của mình. Ta có thể thấy, dù yêu con nhưng ông Sáu cũng biết được trách nhiệm lớn lao của mình đối với Tổ Quốc. Vì vậy mà ông gác lại mong muốn được gặp con, được ôm con vào lòng, thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc thân yêu. Không chỉ chịu nhiều nỗi đau về thể xác khi chiến đấu, vết tích còn để lại đó là vết thẹo dài trên mặt mà ông cũng đã hi sinh tính mạng của mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Như vậy, thông qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ làm nổi bật lên sự thiêng liêng của tình cha con, nỗi đau, nỗi mất mát mà chiến tranh mang lại cho mỗi gia đình. Mà nhà văn còn khắc họa thành công nhân vật ông Sáu, người chiến sĩ kiên trung, song cũng là một người cha dành cho con mình tình cảm yêu thương vô bờ bến. Câu chuyện về ông Sáu thật khiến người đọc xúc động, bồi hồi, bởi hình ảnh ấy quá đẹp, nó chạm vào phần tình cảm sâu thẳm trong trái tim mỗi độc giả, đó là tình phụ tử thiêng liêng

22 tháng 1 2018

"Chiếc lược ngà" là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha - con và nỗi đau trong chiến tranh do quân giặc gieo rắc thời chống Mĩ. Ông Sáu là một trong những nhân vật thể hiện sâu sắc chủ đề ấy.

Ông Sáu, một nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia 2 cuộc kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh. Ra đi đánh giặc từ năm 1946 mãi đến năm 1954, hòa bình lập lại, ông mới được về thăm quê một vài ngày. Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con đã 8, 9 luổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi "ba" một tiếng cũng không trọn vẹn! Đó là bi kịch thời chiến tranh. Lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào một cuộc chiến đấu mới, ông mới được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ "nhận ra" ba mình và kêu thét lên: "Ba... ba!". Ông ôm con "rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc con". Ông Sáu đã ra đi với nỗi nhớ thương vợ con không thể nào kể xiết. Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông. Vết thẹo dài trên má phải - vết thương chiến tranh - đã làm cho đứa con gái thương yêu, bé bỏng không nhận ra gương mặt người cha nữa! Ông đã ra đi, mang theo hình ảnh vợ con, với lời hứa mang về cho con gái chiếc lược cùng với nỗi ân hận day dứt "sao mình lại đánh con " cứ giày vò ông mãi. Nỗi đau, nỗi nhớ thương và mất mát... do quân giặc đem đến cho ông Sáu, cho bao người lính, cho bao bà mẹ, em thơ trên khắp mọi miền đất nước ta có bao giờ nguôi! Sự hi sinh của thế hệ đi trước để làm nên độc lập, thống nhất, dân chủ, hòa bình là vô giá.

Sau năm 1954, ông Sáu không tâp kết ra Bắc, ông nhận nhiệm vụ mới ở lại miền Nam "nằm vùng" hoạt động bí mật. Trong những ngày ở rừng, ở cứ bị giặc ruồng bố triền miên. Thiếu gạo phải ăn bắp. Gian khổ và nguy hiểm. Cái chết bủa vây cuộc chiến đấu thầm lặng. Ông Sáu vẫn không nguôi nhớ vợ con. Ông đã biến vỏ đạn 20 li của giặc Mĩ thành chiếc cưa nhỏ, đã tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo như một người thợ bạc chế tác khúc ngà voi thành một chiếc lược ngà xinh xắn có khắc dòng chữ: "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Chiếc lược ngà với dòng chữ ấy mang theo bao tình cảm sâu nặng của người cha đối với đứa con bé bỏng. Tình thương con của ông Sáu thật vô cùng tha thiết. Điều đó cho thấy, ông Sáu cũng như hàng triệu chiến sĩ, đồng bào ta hi sinh chiến đấu vì đất nước và dân tộc, vì hạnh phúc gia đình, vì tình vợ chồng, tình cha con.

Chiếc lược ngà như một vật kí thác thiêng liêng của người lính về tình phụ - tử sâu nặng mà bom đạn quân thù không thể nào tàn phá được. Chính vì thế, khi bị trúng đạn máy bay Mỹ bắn vào ngực, lúc hấp hối, ông "đưa tay vào túi, móc cây lược" đưa cho bạn, nhìn bạn hồi lâu rồi tắt thở... Ông Sáu đã hi sinh trong những ngày đen tối và gian khổ. Ngôi mộ ông là "ngôi mộ bằng phẳng như mặt rừng". Nhưng chỉ có "tình cha con là không thể chết được!"

Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha trong truyện "Chiếc lược ngà" sâu nặng tình cha - con, chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương trong lòng ta. Ông Sáu là người lính của một thế hệ anh hùng đi trước mở đường đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh.

Truyện "Chiếc lược ngà" và hình ảnh ông Sáu, bé Thu đã khơi gợi trong lòng ta bao ý nghĩ về tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Và bài học "uống nước nhớ nguồn "càng thêm thấm thía.