K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 3 2016

Nhân dân ta thường nói;: Rừng vàng, biển bạc. Rừng đối với cuộc sống con người quan trọng biết bao. Trong cuộc sống chúng ta, biết bao nhu cầu gắn liền với tài nguyên rừng núi. Rừng là một trong những nguồn sống, sự ưu đãi của thiên nhiên đối với chúng ta.

Rừng mang lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người

 

Từ thuở xa xưa, rừng là môi trường sống eủa bầy người nguyên thủy. Rừng cho cha ông ta hoa thơm quả ngọt, cho ta những tâm vỏ cây làm vật che thân, cho ta củi đốt sáng, sưởi ấm sau một ngày hái lượm về quây quần, nhảy múa. Con người càng tiến bộ, rừng cho ta tre nứa làm nhà, cho ta gỗ quý đóng bàn ghế, bắc cầu qua sòng, qua suối. Rừng cho lá chằm nên chiếc nón lá che nghiêng qua cầu, múa đều trong ngày lễ hội. Rừng cho ta song mây làm quang gánh thóc về kho, cho mẹ ta gánh hàng ra chợ đỏ thắm miệng nhai trầu…

Rừng còn cho ta kho dược liệu vô tận làm thuốc chữa bệnh, cho ta các loài vật quý phục vụ lợi ích con người như hổ, báo, hươu, nai, voi và nhiễu loài chim quý. . 

Cuộc sống ngày nay đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao, rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu làm ra giấy viết, tơ sợi nhân tạo dệt vải, gỗ quý làm cửa làm nhà, bắc cầu lớn qua sông, đóng những con tàu đồ sộ vượt đại dương.

Rừng còn giúp cho việc điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí do khói tỏa từ các nhà máy, xe cộ, ngăn bớt sự hung dữ của những con thác đầu nguồn. Rừng cho ta những thung lùng đẹp, những thảm cây xanh, những thác nước bạc làm nên những thắng cảnh đề con người nghỉ ngơi và là nguồn lợi du lịch to lớn.

Rừng vô cùng quan trọng trong đời sống con người. Yêu quý rừng, chăm lo trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

 
16 tháng 3 2016

Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã... đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối lien quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.
Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vuecj dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố. Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chon quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa
Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.
Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy. Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.
Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình ti vi, các cuộc vận động,… đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.
Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

11 tháng 3 2019

Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.  

Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?

Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.

26 tháng 11 2019

Đáp án: A. Điều hòa khí hậu

Giải thích: Lợi ích quan trọng nhất của cây rừng đối với con người là: Điều hòa khí hậu

6 tháng 2 2021

Lợi ích của chim:

Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm: chim sâu, chim chích, gà, vịt, ngan, đại bang, chim cắt,…

Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh: gà, vịt, ngan, ngỗng,…

Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).

Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng).

Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...).

Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng, chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây ...). 

Tuy nhiên chim cũng có một số tác hại:

Chim ăn các sản phẩm nông nghiệp: chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá ...

Chim di cư là nguyên nhân lây truyền một số bệnh.

Một số chim là nguồn gây bệnh cho con người: cúm gà.

6 tháng 2 2021

Lợi ích của chim:

-Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm: chim sâu, chim chích, gà, vịt, ngan, đại bang, chim cắt,…

-Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh: gà, vịt, ngan, ngỗng,…

-Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí (lông đà điểu).

-Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc đế, chim ưng, đại bàng).

-Chim phục vụ du lịch, săn bắt (vịt trời, ngỗng trời, gà gô...).

-Chim có vai trò trong tự nhiên (vẹt ăn quả rụng phát tán cây rừng, chim hút mật ăn mật hoa giúp cho sự thụ phấn cây ...).

Chim cũng có một số tác hại:

-Chim ăn các sản phẩm nông nghiệp: chim ăn quả, chim ăn hạt, chim ăn cá ..

.-Chim di cư là nguyên nhân lây truyền một số bệnh.

-Một số chim là nguồn gây bệnh cho con người: cúm gà.

 

2 tháng 5 2016

Thiên nhiên ưu đãi cho nước ta không chỉ biển bạc mà còn cả rừng vàng. Rừng mang lại cho con người chúng ta những nguồn lợi vô cùng to lớn về vật chất. Và hơn thế nữa, thực tế cho thấy rằng, cao hơn cả giá trị vật chất, rừng còn là chính cuộc sống của chúng ta.

2 tháng 5 2016

Nhân dân ta thường nói “rừng vàng biển bạc”.. Bởi rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú, nó tiểm ẩn kho báu vô tận và lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ cho đời sống con người. Chính vì vậy, rừng quý giả vì mang nhiều lợi ích cho con người.

12 tháng 8 2023

Tham khảo
Hình 1: con gà có ích đối với con người. Con gà đẻ trứng và cung cấp thịt để làm thức ăn cho con người.
Hình 2: Con bò sữa có ích đối với con người. Còn bò sữa cung cấp sữa cho con người.
Hình 3: Con mèo có ích đối với con người. Con mèo giúp con người bắt chuột.
Hình 4: Con chuột có hại đối với con ngời. Chuột thường gặm nhấm thức ăn, đồ vật trong nhà.
Hình 5: Con trâu có ích đối với con người. Con trâu cung cấp sức kéo và thịt để làm thức ăn cho con người.
Hình 6: Con ong có ích đối với con người. Ong hút mật và phấn hoa để làm mật ong.
Hình 7: Con ruồi có hại cho con người. Nó làm ôi nhiễm thức ăn gây lên các bệnh đường tiêu hóa,...
Hình 8: Con gián có hại cho con người. Nó làm thức ăn bị ôi nhiễm, gặm nhấm các đồ dùng,...
Hình 9: Con chim sâu có ích đối với con người. Nó có tác dụng bắt sâu cho các loại cây trồng
. Hình 10: Con muỗi có hại cho con người. Nó gây nên các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét,...

12 tháng 8 2023

Tham khảo

Hình 1: con gà có ích đối với con người. Con gà đẻ trứng và cung cấp thịt để làm thức ăn cho con người.

Hình 2: Con bò sữa có ích đối với con người. Còn bò sữa cung cấp sữa cho con người.

Hình 3: Con mèo có ích đối với con người. Con mèo giúp con người bắt chuột.

Hình 4: Con chuột có hại đối với con ngời. Chuột thường gặm nhấm thức ăn, đồ vật trong nhà.

Hình 5: Con trâu có ích đối với con người. Con trâu cung cấp sức kéo và thịt để làm thức ăn cho con người.

Hình 6: Con ong có ích đối với con người. Ong hút mật và phấn hoa để làm mật ong.

Hình 7: Con ruồi có hại cho con người. Nó làm ôi nhiễm thức ăn gây lên các bệnh đường tiêu hóa,...

Hình 8: Con gián có hại cho con người. Nó làm thức ăn bị ôi nhiễm, gặm nhấm các đồ dùng,...

Hình 9: Con chim sâu có ích đối với con người. Nó có tác dụng bắt sâu cho các loại cây trồng.

Hình 10: Con muỗi có hại cho con người. Nó gây nên các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét,...

Hình 1: con gà có ích đối với con người. Con gà đẻ trứng và cung cấp thịt để làm thức ăn cho con người.

Hình 2: Con bò sữa có ích đối với con người. Còn bò sữa cung cấp sữa cho con người.

Hình 3: Con mèo có ích đối với con người. Con mèo giúp con người bắt chuột.

Hình 4: Con chuột có hại đối với con ngời. Chuột thường gặm nhấm thức ăn, đồ vật trong nhà.

Hình 5: Con trâu có ích đối với con người. Con trâu cung cấp sức kéo và thịt để làm thức ăn cho con người.

Hình 6: Con ong có ích đối với con người. Ong hút mật và phấn hoa để làm mật ong.Hình 7: Con ruồi có hại cho con người. Nó làm ôi nhiễm thức ăn gây lên các bệnh đường tiêu hóa,...Hình 8: Con gián có hại cho con người. Nó làm thức ăn bị ôi nhiễm, gặm nhấm các đồ dùng,...Hình 9: Con chim sâu có ích đối với con người. Nó có tác dụng bắt sâu cho các loại cây trồng.Hình 10: Con muỗi có hại cho con người. Nó gây nên các bệnh nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét,...
23 tháng 2 2022

Không có lợi ích của động đất mà chỉ có tác hại thôi =')

23 tháng 2 2022

Mà cô mình kêu kiếm lợi ích

14 tháng 4 2021

vai trò của lớp thú là:
Nhiều loài Thú ăn thịt như chồn, cày, mèo rừng tiêu diệt gặm nhấm phá hoại mùa màng. Dơi, chuột chù, tê tê tiêu diệt những sâu bọ có hại, hoặc mối phá gỗ. Nhiều loài gia súc (trâu, bò, ngựa) cho sức kéo.
Tuy nhiên xét cho đến cùng không có một loài Thú nào hoàn toàn có hại. Ví dụ những loài chồn, cầy, mèo rừng có ích và đã tiêu diệt gậm nhấm có hại, song lại có hại cho nhiều động vật quí có lợi cho sản xuất nông nghiệp (gà rừng, chim ăn sâu bọ phá hại mùa màng…)
Nhiều loài Thú được thuần hoá từ lâu đời để làm thực phẩm cho thịt, trứng, sữa như trâu, bò, lợn, dê cừu… Hoặc là đối tượng săn bắn để lấy thực phẩm như hưu, nai, hoẵng, lợn rừng, sơn dương, chồn, cày, dím…
Các loài Thú cho da, lông và những nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ, đẹp và quý như da lông của báo hoa, báo gấm, mèo rừng, chồn sóc, rái cá, ngà voi, sừng móng trâu bò, vuốt hổ…
Mật các loài gấu, cao xương khỉ, xương hổ, xương sơn dương, sừng hưu nai…là những dược liệu quí
Nhiều loài Thú có ích cho khoa học như chuột, thỏ. Khỉ là đối tượng dùng trong những bộ môn sinh lý và sinh lý bệnh.

- Làm thực phẩm cho con người

-Làm thuốc chữa bệnh

-Diệt sâu bọ

..................

6 tháng 5 2016

Lợi ích của động vật đối với con người:

- Làm thuốc
- Làm thức ăn cho con người.
- Dùng cho việc nghiên cứu khoa học.
- Dùng sức kéo của động vật vào nông nghiệp.
- Duy trì ổn định hệ sinh thái.
- Phục vụ cho việc tham quan, du lịch.

6 tháng 5 2016

- Cung cấp thức ăn

- Cân bằng hệ sinh thái 

- Động vật quý làm thuốc và đồ lưu nghệ : sừng trâu , bò , tê giác .......

- .........

23 tháng 4 2022

Tác hại:

- Một số loại hoang dã khi chết sẽ gây thối, ô nhiễm môi trường.

- Một số loài ăn thịt động vật nuôi của con người, có một số loài ăn cả con người lẫn động vật.

- Một số loại là động vật là trung gian truyền bệnh,...

Lợi ích:

- Làm đa dạng hệ sinh thái.

- Cung cấp thực phẩm cho con người.

- Tiêu diệt động vật có hại.

- Cung cấp sức kéo. 

- Cung cấp dược liệu.

- Làm cảnh.

- Làm thức ăn cho động vật khác.

- Có giá trị xuất khẩu.

23 tháng 4 2022

Lợi ích:tham khảo

- Đối với tự nhiên:

+ Góp phần làm đa dạng hệ sinh thái.

+ Nhiều loại làm đất tơi xốp, cải tạo môi trường.

+ Vỏ của các động vật nhỏ góp phần hình thành lớp vỏ bọc đại dương.

- Đối với con người:

+ Cung cấp thực phẩm.

+ Cung cấp sản phẩm công nghiệp.

+ Tiêu diệt động vật có hại.

+ Cung cấp sức kéo.

+ Cung cấp dược liệu.

+ ....

Tác hại:

- Đối với môi trường:

+ Một số loại hoang dã khi chết sẽ gây thôi, ô nhiễm môi trường.

+ Một số động vật biển lớn tiến đến thuyền chở dầu làm đổ dầu, gây ô nhiễm nước.

- Đối với con người:

+ Một số loài ăn thịt động vật nuôi của con người.

+ Có loại ăn thịt cả con người.

+ Một số loại lây bệnh truyền nhiễm như cúm,...

+ ......