K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 4 2018

Toàn bộ khu chùa là một quần thể kiến trúc lớn, gồm cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa, tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch, tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương, tòa Phục quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ… Ngoài ra, là hai dãy hành lang dài hai bên, từ chùa Hộ trở vào.Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu "tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06m nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột niên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo. Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình đôn lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dui bay phía ngoài vươn ra, choãi  xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phượng! Tôi đã thấy những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi!Trong gác chuông có treo hai quả chuông niên đại: Hoàng Triều Cảnh Thịnh Tứ Niên, một di tích quý về sự nghiệp “văn trị” của triều Tây Sơn trên đất Thái Bình. Quai đỉnh chuông đúc từ thời Tây Sơn rất đẹp, chạm hình hai con rồng hối đuôi nhau. Ớ gác một chùa Keo có một khánh đá rất to, không biết đục từ bao giờ, tiếng khánh âm vang

25 tháng 4 2018

Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.

Tương truyền, nguyên thủy chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Tuy nhiên, theo Thánh tổ thực lục diễn ca lưu giữ ở chùa thì ban đầu chùa Keo có tên gọi là Nghiêm Quang tự, sư tổ của chùa chính là Lý Triều Quốc Sư: Thiền sư Nguyễn Minh Không (pháp hiệu là Không Lộ)[1].

Ban đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang tự, đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang tự. Vì Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.

Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới, thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện (nay ở xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định). Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng), chính là ngôi chùa Keo đang nói tới ở đây.

Công việc xây dựng ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc Lễ (Lại Thị Ngọc Lễ vốn thuộc dòng quyền quý, quê gốc ở làng Quang Lãng, huyện Tống Sơn, xứ Thanh Hoa, cụ tổ là quan huyện thừa Lại Thế Tương. Lại Thị Ngọc Lễ cùng em Lại Thế Nghĩa là con quan Phò mã Lãng quận công Lại Thế Thời, chắt nội Thái tể Khiêm quốc công Lại Thế Khanh, cháu ngoại Thanh Đô vương Trịnh Tráng.), vợ Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941... Lần trùng tu năm 1941, có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp.

Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng khoảng 58.000 m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc".

Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê.

Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.

Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.

Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ - Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.

Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.

Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.

Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.

Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.

Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc.

Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng.

Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 1000 năm ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 Âm lịch).

Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.

Có câu ca dao về hội chùa Keo:

Dù cho cha đánh mẹ treo,

Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.

25 tháng 4 2018

I. DÀN Ý

1. Mở bài:
   Giới thiệu chung:
- Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
- Sau Tết Nguyên Đán là dịp chùa Hương mở hội. Hội chùa Hương kéo dài gần như suốt mùa xuân.
2. Thân bài:
* Thuyết minh về chùa Hương.
+ Vị trí của chùa Hương:
- Thắng cảnh chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Nay thuộc Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 70 km về phía Tây Nam.
- Từ Hà Nội đi qua Hà Đông, qua Vân Đinh... đến bến Đục thì dừng xe, xuống đi dọc theo dòng suối Yến Vĩ chừng 3 km là đến đền Trinh.
+ Đặc điểm:
- Điều hấp dẫn của chùa Hương là sự kết hợp hài hoà giữa núi non, sông suối và đồng ruộng, tạo nên khung cảnh thiên nhiên đa dạng, đẹp như một bức tranh sơn thuỳ.
- Khách hành hương đủ mọi thành phần, lứa tuổi, từ khắp mọi miền đất nước tấp nập đến với chùa Hương.
- Các ngôi chùa nằm rải rác từ chân núi lên đỉnh núi.

- Động Hương Tích lớn nhất, đẹp nhất, được chúa Trịnh Sâm ban tặng 5 chữ: “Nam thiên đệ nhất động" (động đẹp nhất trời Nam).
- Cảnh sắc kì diệu trong lòng động hiện ra trong ánh sáng huyền ảo. Chính giữa động có pho tượng Quán Thế Âm Bổ Tát. Xung quanh là những nhũ đá hình cây vàng, cây bạc, buồng tằm, nong kén, núi Cô, núi Cậu... và đặc biệt là hình chín con rồng trên vòm động.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của bản thân.
- Du khách đi chùa Hương không chỉ để lễ Phật cầu phúc mà còn để hoà mình với thiên nhiên tươi đẹp. Từ đó càng thêm yêu mến quê hương, đất nước.

BÀI LÀM

   Lễ hội chùa Hương đã có từ lâu đời. Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán là lễ hội bắt đầu và kéo dài gần như suốt mùa xuân. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, Việt kiều và du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một năm mới tốt lành, vừa để được đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn. Thắng cảnh Hương Sơn thuộc huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, cách trung lâm Thủ đô khoảng 70 km về phía Tây Nam. Đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đinh, thẳng đến bến Đục thì dừng. Bắt đầu từ đây đã là địa phận Hương Sơn. Du khách xuống đò đọc, lướt theo dòng suối Yến trong xanh chảy giữa hai bên là cảnh đồng lúa mơn mởn. Trước mắt là dãy núi trập trùng tím biếc, ẩn hiện trong mây trắng, đẹp vô cùng!

   Có thể nói quần thể Hương Sơn là sự kết hợp tuyệt vời giữa kì công của Tạo hoá với bàn tay khéo léo, tài hoa của con người. Các ngôi chùa được xây dựng rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng dưới rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi trèo ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo, gập ghềnh, khách hành hương sẽ lần lượt thắp nhang ở chùa Ngoài, rồi vào chùa Trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Trù với động Hinh Bổng... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, đèn nến chập chờn giữa làn khối hương mờ mờ, ảo ảo, tạo nên không khí huyền bí, linh thiêng. Mỗi người đến chùa Hương với một tâm trạng, một ước nguyện riêng tư, nhưng điều chung nhất là cảm giác trút bỏ được những vướng bận hằng ngày của đời thường, cả thể xác lẫn tâm hổn đểu lâng lâng, thoát tục. Trên con đường dốc quanh co, dòng người nối theo nhau lên xuống. Già, trẻ, gái, trai đủ mọi lứa tuổi, đủ mọi miền quê. Lạ hoá thành quen qua câu chào: “Nam mô A Di Đà Phật". Nhiều cụ bả chít khăn mỏ quạ, áo tứ thân bằng the nâu thắt vạt, tràng hạt đeo trên cổ, tay chống cây gậy trúc, chân bước thoăn thoắt chẳng kém thanh niên. Tiếng “Nam mô” râm ran suốt mọi nẻo đường. 

   Hương Sơn có rất nhiều hang động nhưng lớn nhất, kì thú nhất vẫn là động Hương Tích. Lên đến đây, du khách phóng tầm mắt nhìn bốn phía, mọi mệt nhọc sẽ tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi lạ thường. Trập trùng núi, trập trùng mây. Trên triền núi, dưới thung sâu, hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió xuân. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách văng vẳng lúc gần, lúc xa. Quả là một bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tinh. Du khách khoan khoái hít căng lổng ngực không khí thơm tho, trong lành trước khi xuống động. Động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm ca ngợi là “Nam thiên đệ nhất động”. Nhìn từ bên ngoài, cửa động giống như miệng một Con rồng khổng lồ đang há rộng. Động ăn sâu vào lòng núi. Đáy động bằng phẳng, có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh. Những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cẩu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng, cót thóc... Khách hành hương muốn cầu phúc, cầu lộc, cầu duyên... cứ việc thắp nhang rổi thành tâm khấn vái, biết đâu Trời sẽ thương, Phật sẽ độ trì cho được như ý.

   Đi hội chùa Hương ít nhất phải hai ngày mới thăm hết được các chùa. Ngồi trong động Hinh Bổng, lắng tai nghe tiếng gió thổi tạo thành điệu nhạc du dương trầm bống, ta sẽ đắm minh trong không khí mơ màng của cõi mộng. Trên đỉnh núi có tảng đá lớn và phẳng, tương truyền rằng đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần, các vị Tiên ông lại xuống trần, đọ tài cao thấp ở đó. Còn biết bao huyền thoại khác gắn liền với chùa Hương, tô đậm thêm vẻ kì bí và linh thiêng của danh lam thắng cảnh này.

   Tạm biệt chùa Hương, trong tay mỗi du khách đểu có vài thứ mang về làm kỉ niệm. Chiếc khánh xà cừ buộc bằng chỉ đỏ đeo vào cổ lấy may, cây gậy trúc đã theo chân suốt cuộc hành trình, chuỗi hạt bồ đề, gói trà lão mai hay bó rau sắng xanh mướt mà nhà thơ Tản Đà đã nhắc đến trong thơ ông từ những năm ba mươi, bốn mươi của thế kỉ trước : Muốn ăn rau sắng Chùa Hương. Tiền đò ngại tốn, con đường ngại xa... Du khách lên xe ra về mà lòng bâng khuâng, lưu luyến, mong cho chóng đến mùa lễ hội năm sau. Chẳng ai bảo ai, mọi người cùng ngoái lại nhìn để in đậm thêm trong tâm tưởng bức tranh tuyệt mĩ của phong cảnh Hương Sơn, để càng thêm yêu mến, tự hào về giang sơn gấm vóc.


 

25 tháng 4 2018

Chùa Keo, một khu chùa cổ tuyệt vời, một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam.

Chùa Keo tên chữ là chùa Thần Quang, nằm ở Vũ Thư, Thái Bình. Theo sử cũ, chùa Keo được xây dựng từ thời nhà Lý Thánh Tông, đến nay đã nhiều lần trùng tu.

Trong những di tích còn lại thì chùa Keo là một di tích có quy mô to lớn. Có lẽ ở nước ta chưa có một ngôi chùa nào lại được tới 57.000m2 với 107 gian chùa lớn (trước là 154 gian) làm toàn bằng gỗ lim. Những con đường dài hàng trăm mét, lát toàn đá xanh rộng gần 2m và 350 vây cột lim lớn nhỏ, đều được kê trên những hòn đá tảng lớn, cổ bồng, chạm cánh sen.

Toàn bộ khu chùa là một quần thể kiến trúc lớn, gồm cột cờ, sân lát đá, tam quan ngoài, ao trước chùa, tam quan trong, sân đất, chùa Hộ, chùa Phật, sân gạch, tòa Giá Roi, tòa Thiên Hương, tòa Phục quốc, tòa Thượng Điện, gác chuông, nhà Tổ… Ngoài ra, là hai dãy hành lang dài hai bên, từ chùa Hộ trở vào.

Tổ chức không gian kiến trúc ở đây thật tài tình, phức tạp một cách trật tự, theo kiểu "tiền Phật hậu Thần”. Khu chùa phía trước và khu đền thờ Không Lộ thiền sư phía sau. Bố cục kiến trúc dường như là phá quy luật, như việc đặt gác chuông ba tầng vào cuối dây chuyền của quần thể. Kiến trúc của gác chuông là sự đồ sộ của hình khối, sự phong phú hài hòa của nhịp điệu và chi tiết, chỉ ba tầng cao 11,06m nhưng lại gây được ấn tượng đồ sộ. Bốn cây cột lim chính cao suốt hai tầng, cùng với hệ thống cột niên và những hàng lan can con tiện, đã được kết nối khéo léo. Các tảng cột gác chuông thuần bằng đá, tạc kiểu hình đôn lớn, chạm hình hoa sen kép rất đẹp. Độc đáo nhất là hệ thống dui bay, tầng tầng lớp lớp vươn lên đỡ mái. Các đầu dui bay phía ngoài vươn ra, choãi  xuống theo chiều mái, làm tăng thêm chiều cao của công trình. Đứng xa trông như 200 cánh tay Phật Bà Quan Âm từ mái tầng hai, tầng ba vươn ra vẫy chào khách thập phượng! Tôi đã thấy những người khách nước ngoài dừng lại hàng giờ trước tòa gác chuông ba tầng này, sửng sốt và ngắm nghía mãi tầng tầng lớp lớp mái cong cổ kính và hàng ngàn bộ phận chạm trổ tinh vi, mà ngay đến những người thợ lành nghề nhất được mời đến trùng tu cũng không biết hết tên gọi!

Trong gác chuông có treo hai quả chuông niên đại: Hoàng Triều Cảnh Thịnh Tứ Niên, một di tích quý về sự nghiệp “văn trị” của triều Tây Sơn trên đất Thái Bình. Quai đỉnh chuông đúc từ thời Tây Sơn rất đẹp, chạm hình hai con rồng hối đuôi nhau. Ớ gác một chùa Keo có một khánh đá rất to, không biết đục từ bao giờ, tiếng khánh âm vang.

Hầu như bất cứ bộ phận kiến trúc nào của chùa Keo cũng thấy dấu vết của những bàn tay chạm khắc khéo léo. Ngay ở tam quan nội, một công trình tưởng như nhỏ, nhưng hai cánh cửa trung quan cung được chạm khắc rất công phu. Cánh cửa cao 2,4m, mỗi cánh rộng 1,2m, được chạm một đôi rồng chầu bán nguyệt. Rồng ở đây to, khỏe. Con lớn vươn cổ lên, miệng ngậm hạt châu, râu bờm uốn sóng, rồi choái ra thành những hình lưỡi mác, ngực rồng ưỡn về phía trước, đuôi vắt lên đỉnh tấm cửa. Hàng trăm đám mây lửa ngùn ngụt bốc lên. Rồng như bay lượn trong biển lửa. Có lẽ những người thợ tài ba muốn kí thác những dấu vết của lịch sử trong bức chạm gỗ này. Khép hai cánh cửa lại, chúng ta nhìn thấy một bức tranh hoàn chỉnh: rồng chầu nguyệt. Cái khéo của bức chạm này là trên cùng một mặt phang, người thợ đã chạm những vết nổi, hét chìm, con rồng to, rồng nhỏ, gần xa, như cả một bầy rồng bay thong dong trong mây.

Hàng năm, “xuân thu nhị kì” vào ngày 4 tháng giêng và trung tuần tháng 9 âm lịch, khách thập phương cuồn cuộn đổ về dự hội chùa. Từ xa, trên đế sông Hồng, mọi người đã nhìn thấy lá cờ thần to bằng gian nhà, bay trên đỉnh cột cờ cao 21m. Cột cờ lớn chốt vào bệ đá sâu hàng mét, vậy mà cờ bay còn rúng cả cột!

Dù cho cha đánh, mẹ treo 
Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm…
Chưa đến chùa Keo, xin mời bạn hãy đến một lần…

chúc bạn hok tốt

11 tháng 6 2021

Tham khảo nha:

         Thien Mu Pagoda, also known as Linh Mu Pagoda, is an ancient temple located in Hue. A symbol associated with the image of Thien Mu pagoda is Phuoc Duyen tower. Thien Mu Pagoda has long been a popular tourist destination for spirituality in Hue. This temple not only has a beautiful ancient architecture but also attracts the mysterious stories behind it. Compared with temples in Hue, Thien Mu Pagoda was built with the bold ancient architecture of the ancient capital. If you look down from above you will see the temple has a shape like a turtle. Around this ancient temple is surrounded by stone formwork. The front overlooking the poetic and peaceful Perfume River, above, you can see the beauty and mystery of Thien Mu Pagoda, if you want, in the future you can visit this wonderful temple.

11 tháng 6 2021

same time nhá cj

25 tháng 4 2018

mk chua di lan nao thong cam nha -_-

25 tháng 4 2018

Đền Tiên La là ngôi đền thờ Bát Nàn tướng quân (tướng quân phá nạn cho dân, có nơi gọi là "bát nạn" hay "bát não") Vũ Thị Thục (sinh năm 17, mất năm 43), một nữ tướng của Hai Bà Trưng có công đánh Tô Định.

Đền Tiên La tọa lạc tại thôn Tiên La, xã Đoan Hùng (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) trên một diện tích khoảng 4000 m². Mặt trước đền hướng ra phía con sông Tiên Hưng.

Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay đền có quy mô lớn và đẹp, bao gồm nhiều công trình như hệ thống cổng đền, tòa tiền tế, tòa trung tế, thượng điện và hệ thống sân đền... Tòa điện bái đường và thượng điện của đền được kiến trúc bằng vật liệu gỗ tứ thiết, nội thất được chạm trổ long - lân - quy - phượng, đan xen với thông - trúc - cúc - mai.

Tòa điện trung tế là công trình kiến trúc đặc sắc được xây dựng theo kiểu phương đình, kiến trúc theo lối "chồng diêm cổ các". Điều đặc biệt là toàn bộ vật liệu xây dựng ở tòa bái đường đều làm bằng đá như hệ thống cột, xà, kèo... Tất cả đều được chạm trổ công phu. Ngoài ra, đền Tiên La còn lưu giữ được nhiều đồ tế khí có giá trị thẩm mỹ niên đại từ thời Lê, các tài liệu như thần tích và sắc phong thần thời Lê đến thời Nguyễn, bia đá, minh chuông.

Lễ hội đền Tiên La để tưởng nhớ công ơn Bát Nạn Tướng Quân, được tổ chức vào các ngày 15 đến 17 tháng 3 âm lịch. Ngày nay để phục vụ đông đảo du khách về dự hội ban tổ chức lễ hội đã mở hội từ ngày 10 đến 20 tháng 3 âm lịch. Chính hội là ngày 17, trùng ngày hy sinh của bà tướng là ngày 17 tháng 3 năm Quý Mão (năm 43)[1]. Phần hội có trò chọi gà, đấu vật, múa rồng, múa sư tử, đặc biệt là phần rước kiệu và một số trò chơi dân gian khác như đánh đáo, trọi gà, thổi sáo trúc.Ngoài ra, vào dịp lễ hội còn có nhiều đoàn văn hoá nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận cũng đến biểu diễn các tiết mục văn hoá đặc sắc như các vở chèo: Quan âm Thị Kính; Lưu Bình - Dương Lễ, Phạm Tải - Ngọc Hoa...

7 tháng 11 2017

Một trong những công trình tiêu biểu cho vẻ đặc sắc nghệ thuật kiến trúc Việt Nam là chùa Một Cột - Hà Tây.

Được dựng năm 1049, chùa có tên chữ là Diên Hựu, nghĩa là phúc lành dài lâu. Theo truyền tụng, sau khi Lý Thái Tông nằm mộng được Phật Bà dắt đi lên tòa sen ngự tọa, quần thần cho là điềm gở, xin vua cho xây ngôi chùa như bông sen nở trên mặt nước để cầu phúc. Quy mô chùa không nhỏ như hiện nay mà to lớn, lộng lẫy hơn nhiều. Trên một tấm bia ở chùa Long Dọi (Hà Nam Ninh dựng năm 1121 có ghi rõ điều đó).

Chùa còn có một trong bốn đại khí là Chuông Quy Điền do Ỷ Lan phu nhân cho đúc, nhưng làm xong đánh không kêu, cho là hóa khí nên để ở ruộng Mùa. Sau này, đến thếkỷ thứ XV, giặc Minh đã phá hủy để lấy đồng đúc đạn khi bị nghĩa quân Lam Sơn vây Đông Quan (Hà Nội). Không rõ chuông to lớn đến bậc nào, chỉ biết rằng để treo chuông, người ta dựng một phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng, chuông phải nặng cỡ chục tấn.

Về sự bề thế, chùa Một cột có thể xếp vào hàng những ngôi chùa lớn của nước ta, mà ngôi chùa hiện nay qua nhiều lần trùng tu, chỉ còn phảng phất hình bóng xưa mà thôi.

Sự độc đáo của kiến trúc chùa Một Cột là toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá cao 20m. Ởđây, có sự kết hợp táo bạo của trí tưởng tượng lãng mạn đầy thi vị qua hình tượng bông sen và những giải pháp hoàn hảo về kết cấu kiến trúc gỗ, bằng hệ thống móng giằng đặc biệt là sử dụng các cột chống chéo lớn từ cột đến sàn, vừa tạo thế vững chắc, vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ như đường lượt của cánh sen, thiết lập sự hài hòa giữa mái và sàn bởi một đối xứng ảo. Cùng với ao hình vuông phía dưới, có thể là biểu tượng cho đất (trời tròn, đất vuông), ngôi chùa như vươn lên cái ý niệm cao cả: “lòng nhân ái soi tỏ thế gian”, mà với quan niệm này, nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam có kiệt tác: “Tượng Phụt nghìn mắt nghìn tay” - Chùa Bút Tháp.

Khối kiến trúc được phụ trợ bởi cảnh quan, có ao, có cây cối, đã tạo nên sự gần gũi, tinh khiết mà vẫn thanh tịch. Cảm giác choáng ngợp củahình tượng kiến trúc như chia sẻ, hòa đồng vào trời, nước, vào màu xanh ẩn hiện của cây, là khiến người đến rũ sạch ưu phiền để đạt tới sự thanh cao của tâm hồn.

Thượng phương thú dạ nhất chung lan, Nguyệt sắc như ba phong thư đan.

27 tháng 6 2019

My name is Long and I’m a Vietnamese. I am twenty-four years old. I live in Ho Chi Minh city in the south of Vietnam.

I have a big family with six people. I have two sisters and a brother. My sisters are older and my brother is younger than me. My father is a teacher at a secondary school. He has worked for 35 years in the field and he is my biggest role model in life. My mother is a housewife. She is nice and she is really good at cooking. I love my family so much.
I’m a generous and easy-going person but when it comes to work I’m a competitive perfectionist. I’m also an optimis and outgoing person so I have many friends and other social relationships. I enjoy reading, writing and doing math. I decided to become a Civil Engineer because I have always been fascinated by bridges, buildings, and skyscrapers. A degree in Civil Engineering enables me to achieve my goals and also gives me an opportunity to make a difference in the community.

Five years from now, I want to become a project manager of a construction project. As a project manager, my primary goals are managing people, set budgets, and making decisions of all kinds. I also want to speak English fluently so I can work with people from different countries.

k mình nha!

Hello everyone, my name is Doraemon. This year I am 12 years old, I live in Hirosima, Japan. There are four members in my family, including my parents, elder sister and me. Now, I am studying in class 6B at ... school. At school I have a lot of friends, they are all docile and lovely. Everyone says that I am a very active and energe child so they love me so much. My favorite subject is Physics and English. My hobbies are cooking and reading books. Some of the favorite books are science fiction, detective, history and art. In my spare time, I also take an online piano course. In the future, I will try to get more experience to pursue the dream of becoming a famous pianist performing in the world.

10 tháng 5 2021

    Thien Mu Pagoda, also known as Linh Mu Pagoda, is an ancient temple located in Hue. A symbol associated with the image of Thien Mu pagoda is Phuoc Duyen tower. Thien Mu Pagoda has long been a popular tourist destination for spirituality in Hue. This temple not only has a beautiful ancient architecture but also attracts the mysterious stories behind it. Compared with temples in Hue, Thien Mu Pagoda was built with the bold ancient architecture of the ancient capital. If you look down from above you will see the temple has a shape like a turtle. Around this ancient temple is surrounded by stone formwork. The front overlooking the poetic and peaceful Perfume River, above, you can see the beauty and mystery of Thien Mu Pagoda, if you want, in the future you can visit this wonderful temple

10 tháng 5 2021
 

Thien Mu Pagoda is located on a hill of Ha Khe on the bank of Huong River, about 5km from Hue city center. According to the legend, when Lord Nguyen Hoang walked along the banks of the Huong River, examining the terrain here to prepare a great fortune, building a village overlooking Ha Khe hill with a dragon-shaped earth turned and looked back. to build a temple on the hill towards the Huong river and named it "Thien Mu". In the year of Tan Suu 1601, Thien Mu pagoda was officially started construction under the reign of Tien - Nguyen Hoang, in the period of 1691 - 1725, the pagoda was built on a larger scale and restored with many massive architectural works such as: Dai Hung Palace. , the Theory house, the Tang Kinh floor, ... there are many works that cannot be kept to this day. In 1844, the pagoda was reconstructed with Phuoc Duyen octagonal tower and Huong Nguyen communal house. The historic storm in 1904 destroyed the pagoda with many damaged works until 1907 to be rebuilt but not as before. Through many phases of architecture and restoration, today the pagoda still retains many large-scale and massive works and many valuable antiques such as Buddha statues, non-parallax panels. Phuoc Duyen Tower becomes the symbol of Thien Mu Pagoda, the 21m high tower consists of 7 floors, each floor has a Buddha statue. The Tang Kinh floor is home to 1000 sets of Buddhist scriptures that the Lord gave people to China to buy. The temple grounds are quite large, clear and airy with flower gardens, rockery, a series of stone steles inscribed on the history of the construction of the pagoda and poems of the king, especially the poem "Thien Mu common. bar "composed by King Thieu Tri is placed at the gate of the pagoda. There is no doubt that Thien Mu Pagoda is considered the most beautiful temple in Hue in particular and in general, this place not only has the spiritual meaning of worshiping Buddha, but has become the place of the Te Dat altar under the Western dynasty. Paint. At Thien Mu pagoda, there is also a relic of the late Venerable Thich Quang Duc's car, which is left after setting a self-immolation fire on the way to protest against the persecution of Buddhism.

17 tháng 11 2017


Write a paragraph introduce classroom in English
Viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu lớp học bằng tiếng anh
It is said that a good classroom creates friendly environment for student to learn and discover the world. It must be designed with wood desk and chair, large board, fan or air condition system, fresh atmosphere, as well as modern projector and other needed equipment. At the top of the board is always a photo of Ho Chi Minh. It’s a fundamental rule of every class so that students look up to their good example and learn from him. High tech devices are necessary for classroom because it is easier for teacher to apply new teaching method; moreover, student is more interested in studying through tablets. I want to describe in detail my classroom in primary school. Beside all the things I listed out, it is decorated with ornamental trees to create natural greenery. In the end of the room there are a lot of vivid picture, which pick up a child’s curiosity and imagination. The photos are about several topics in life : wild animal, nature, universe, number and math,… Besides, there is often a clock hang on the wall. It consists of 1 door and 4 windows; therefore, we can save electricity from light and fan when opening all the windows. A classroom must be equipped with wastebasket, towel, bloom and mop in order for student to clean, tidy up their learning environment. Facility of a classroom has great effect on the way student’s think and behave. Hence, it is highly recommend that government construct more school and pay more attention on education.

Bản dịch
Một phòng học tốt tạo nên môi trường than thiện cho học sinh học tập và khám phá thế giới. Nó được trang bị bàn ghế gỗ, bảng lớn, quạt hay hệ thống máy lạnh, không khí trong lành, máy chiếu hiện đại và những công cụ cần thiết khác. Phía trên tấm bảng là hình Bác Hồ . Đó là quy tắc chung cua mọi lớp học khi treo hình để nhắc học sinh ngưỡng mộ ông và học hỏi từ ông. Dụng cụ điện tử là cần thiết cho một lớp học bởi vì sẽ dễ dàng hơ cho giáo viên áp dụng phương pháp dạy học mới, hơn nữa học sinh hứng thú hơn trong học tập với máy tính bảng. Tôi muốn giới thiệu chi tiết hơn về phòng học ở trường cấp 1 của tôi. Ngoài những thứ tôi đã kể, nó được tô điểm bằng cây cảnh để tạo nên thiên nhiên xanh mát. Cuối lớp học có rất nhiều bức tranh sinh động có thể kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ con. Nững bức tranh về nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống như: động vật hoang dã, thiên nhiên, vũ trụ, con số và toán học. Ngoài ra, thường có một cái đồng hồ nhỏ treo trên tường. Lớp học bao gồm 1 của chính và 4 cửa sổ, cho nên chúng ta có thể tiết kiệm điện từ quạt và đèn khi mở hết các cửa sổ. Một phòng học cũng được trang bị thùng rác, khan, chổi và cây lau nhà để học sinh dọn dẹp môi trường học của họ. Cơ sở vật chất tác động rất nhiều lên cách học sinh suy nghĩ và hành động. Cho nên chính phủ nên xây dựng nhiều trường và chú ý thêm nền giáo dục.

16 tháng 11 2017

                                                                                     Task

His class is on the first floor of the school, his class is decorated with lovely pictures and slogans on the wall.

My classroom has four rows of tables, neatly arranged, with a blackboard on the top, and a teacher's desk on the left. Next to the teacher's desk is a study cabinet for us. We it whenever we open the closet to get the learning tools to illustrate our lesson. Because the lesson is vividly illustrated with pictures, sometimes the story is made of pictures shown on the board.

I love my class, love my teacher, love my friends because we have been together for 4 years. I love the teacher because she often makes learning tools so beautiful that she is always easy to remember when studying.

                                                           k nha thanks

16 tháng 11 2017
Viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu lớp học bằng tiếng anh It is said that a good classroom creates friendly environment for student to learn and discover the world. It must be designed with wood desk and chair, large board, fan or air condition system, fresh atmosphere, as well as modern projector and other needed equipment. At the top of the board is always a photo of Ho Chi Minh. It’s a fundamental rule of every class so that students look up to their good example and learn from him. High tech devices are necessary for classroom because it is easier for teacher to apply new teaching method; moreover, student is more interested in studying through tablets. I want to describe in detail my classroom in primary school. Beside all the things I listed out, it is decorated with ornamental trees to create natural greenery. In the end of the room there are a lot of vivid picture, which pick up a child’s curiosity and imagination. The photos are about several topics in life : wild animal, nature, universe, number and math,… Besides, there is often a clock hang on the wall. It consists of 1 door and 4 windows; therefore, we can save electricity from light and fan when opening all the windows. A classroom must be equipped with wastebasket, towel, bloom and mop in order for student to clean, tidy up their learning environment. Facility of a classroom has great effect on the way student’s think and behave. Hence, it is highly recommend that government construct more school and pay more attention on education. Bản dịch Một phòng học tốt tạo nên môi trường than thiện cho học sinh học tập và khám phá thế giới. Nó được trang bị bàn ghế gỗ, bảng lớn, quạt hay hệ thống máy lạnh, không khí trong lành, máy chiếu hiện đại và những công cụ cần thiết khác. Phía trên tấm bảng là hình Bác Hồ . Đó là quy tắc chung cua mọi lớp học khi treo hình để nhắc học sinh ngưỡng mộ ông và học hỏi từ ông. Dụng cụ điện tử là cần thiết cho một lớp học bởi vì sẽ dễ dàng hơ cho giáo viên áp dụng phương pháp dạy học mới, hơn nữa học sinh hứng thú hơn trong học tập với máy tính bảng. Tôi muốn giới thiệu chi tiết hơn về phòng học ở trường cấp 1 của tôi. Ngoài những thứ tôi đã kể, nó được tô điểm bằng cây cảnh để tạo nên thiên nhiên xanh mát. Cuối lớp học có rất nhiều bức tranh sinh động có thể kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của trẻ con. Nững bức tranh về nhiều chủ đề khác nhau trong cuộc sống như: động vật hoang dã, thiên nhiên, vũ trụ, con số và toán học. Ngoài ra, thường có một cái đồng hồ nhỏ treo trên tường. Lớp học bao gồm 1 của chính và 4 cửa sổ, cho nên chúng ta có thể tiết kiệm điện từ quạt và đèn khi mở hết các cửa sổ. Một phòng học cũng được trang bị thùng rác, khan, chổi và cây lau nhà để học sinh dọn dẹp môi trường học của họ. Cơ sở vật chất tác động rất nhiều lên cách học sinh suy nghĩ và hành động. Cho nên chính phủ nên xây dựng nhiều trường và chú ý thêm nền giáo dục.
16 tháng 11 2017

Lớp em gồm 40 bạn: 22 nam và 18 nữ, chia làm 4 tổ. Mỗi tổ 10 bạn, trong đó có một bạn tổ trưởng và một bạn tổ phó. Ban cán sự lớp gồm 4 bạn: một lớp trưởng và ba bạn lớp phó. Trong tháng thi đua vừa qua, lớp em đã đạt được một số thành tích về học tập cũng như về các mặt hoạt động khác. 100% các bạn trong lớp học tập chuyên cần, luôn làm bài, học bài đầy đủ trước khi đến lớp. Vì vậy, kết quả học tập trong tháng thi đua của các bạn đều đạt điểm từ loại khá trở lên. Ngoài ra, 100% các bạn đều hăng hái tham gia đầy đủ, nhiệt tình các phong trào đền ơn đáp nghĩa do nhà trường phát động.

16 tháng 11 2017

đây nhé : 

ớp học của em nằm ở tầng 1 của trường, lớp học của em được trang trí với nhiều tranh ảnh xinh xắn và các câu khẩu hiệu ở trên tường.

Lớp học của em có 4 dãy bàn ghế, được sắp xếp rất ngay ngắn, phía trên là bảng đen và bên trái là bàn của cô giáo. Kế bên bàn của cô giáo là tủ đựng dụng cụ học tập cho chúng em. Chúng em rất thích mỗi khi được cô mở tủ để lấy dụng cụ học tập minh họa cho bài học của chúng em. Vì bài học được minh họa rất sinh động với tranh ảnh, đôi khi là câu chuyện được cô làm bằng hình ảnh được chiếu trên bảng.

Em rất yêu lớp em, yêu cô giáo, yêu các bạn của em vì chúng em học cùng nhau đã 4 năm. Em yêu cô giáo vì cô thường làm dụng cụ học tập rất đẹp khiến em luôn dễ nhớ mỗi khi học bài. Em rất yêu quý lớp học của em