K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 5 2022

Up

11 tháng 5 2022

up

21 tháng 12 2022

Bạn Tham Khảo:
Cuộc sống ngày càng được nâng cao do các công trình công nghệ, khoa học – kĩ thuật ngày càng tiên tiến nhằm phục vụ cho đời sống của con người . Song cùng với sự phát triển ấy là cái hậu quả mà trong tương lai chính con người chúng ta phải gánh chịu bởi sự thiếu ý thức về việc bảo vệ môi trường . Môi trường là những gì bao quanh chúng ta, từ những thảm cỏ xanh rì trùng trùng, những con sông uốn lượn dài mãi hay những dãy núi cao tận chân trời, tất cả đều trong một thế giới đang sống quanh ta . Nhưng thực tế cho thấy, con người chính là những kẻ sát nhân đã cướp đi sự sống của chính mình bằng cách làm môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở những thành phố lớn, những trung tâm công nghiệp . Mọi trường ngày một chết đi do sự thiếu ý thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nạn chặt phá rừng bừa bãi làm thủng lá phổi xảnh của Thế giới hay việc xả rác, chất thải, các loại khí độc từ nhà máy, xí nghiệp ra các kênh rạch, và ra bầu không khí của chúng ta đang là một việc đáng báo động . Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nhân loại . Hội nghị Thượng đỉnh được tổ chức ở Brazil vào năm 1992 đã đưa ra lời kêu gọi toàn Thế giới cùng nhau bảo vệ Trái đất – hành tinh của chúng ta, xây dưng môi trường xanh – sạch – đẹp . Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành những chính sách bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trên Thế giới để bảo vệ môi trường . Học sinh chúng ta cũng phải ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực tham gia các hoạt động phong trào như “ngày chủ nhật xanh”, tổng vệ sinh trường lớp, khu phố, tham gia trồng cây gây rừng, không xả rác bừa bãi nơi công cộng… Tóm lại, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
28 tháng 12 2022

Câu chủ đề này có thể đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn tùy vào cách triển khai đoạn văn của em.

Nội dung đoạn:

- Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ bao bì ni lông thế nào?

- Ý thức của con người trong việc bảo vệ môi trường ngày nay ra sao?

- Vì sao nói bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta?

3 tháng 9 2021
           Môi trường sống xung quanh cho ta sự sống, là điều kiện để ta tồn tại và phát triển. Vậy nên bảo vệ môi trường sống cũng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Giờ đây, bảo vệ môi trường không phải là công việc của riêng ai nữa, mà là trách nhiệm của cả cộng đồng, của mỗi một con người tồn tại trên hành tinh này và trước hết nó phải bắt đầu từ mỗi gia đình - tế bào của xã hội.            Hơn bao giờ hết, mỗi thành viên trong gia đình, từ người già đến trẻ em, phải xây dựng được tác phong làm việc, sinh hoạt gắn với bảo vệ môi trường. Tất cả mọi người phải luôn coi đây như việc làm hằng ngày như đánh răng, rửa mặt vậy. Do đó, vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong gia đình trở nên rất quan trọng. Nó phải được đặt ra một cách thường xuyên, mọi lúc mọi nơi. Chúng ta nên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng cả lời nói đến việc làm, bằng tuyên truyền thuyết phục gắn với nêu gương. Ông bà, bố mẹ phân tích, chỉ bảo, làm gương cho con cháu. Mọi phương pháp giáo dục con trẻ sẽ chẳng có giá trị gì khi người lớn không làm gương trong việc bảo vệ môi trường hoặc thấy con trẻ sai mà không nhắc nhở đến nơi, đến chốn.             Một đứa trẻ biết vứt rác đúng chỗ mà được người lớn tán dương, khen ngợi thì đó sẽ là lời cổ vũ, động viên to lớn để định hướng hành vi của chúng sau này. Hoặc hôm nay chúng vứt rác chưa đúng nơi quy định mà được người lớn nhắc nhở tận nơi hành vi đó là sai thì ngày mai chúng sẽ không làm như thế nữa. Còn ngược lại, nếu như hành vi đó chỉ nhận được một thái độ thờ ơ, vô cảm của người lớn hoặc chính bố mẹ, ông bà chúng cũng vứt rác bừa bãi thì ngày mai, ngày kia và cả sau này nữa chúng vẫn vứt rác bừa bãi. Nói rộng ra, sau này khi chúng lớn lên, có thể chúng sẽ lại vô cảm, thờ ơ như bố mẹ chúng vậy. Rồi theo phản ứng dây chuyền, chúng sẽ lại có cách dạy con của chúng như thế, giống như cái cách mà thế hệ trước đã dạy chúng. Như vậy cả mấy thế hệ trong nhà chúng đều có cách hành xử với môi trường sống giống nhau.Đó chỉ là một cách liên tưởng hơi xa của tác giả bài viết trong hàng trăm, hàng nghìn cách ứng xử khác nhau của con người đối với môi trường sống xung quanh. Đi vào từng trường hợp cụ thể sự việc có thể xảy ra theo nhiều cách khác nhau. Song theo lôgíc của toàn xã hội thì điều đó sẽ là hiện hữu. Nói như vậy để thấy rằng, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống trong từng gia đình nhỏ có tầm quan trọng như thế nào đến môi trường sống của toàn xã hội.                Sự phát triển nhanh chóng của xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường có thể đang làm xâm hại đến các giá trị truyền thống, hay làm con người ta trở nên vô cảm hơn trước những người xung quanh và công việc chung của cộng đồng. Nhưng đã đến lúc mỗi chúng ta đều phải thay đổi từ trong cách nghĩ đến cách làm. Môi trường sống là của chung chúng ta, chúng ta có quyền lợi được hưởng song cũng có trách nhiệm phải bảo vệ nó, cũng như bảo vệ cho chính cuộc sống của chúng ta vậy. Và tôi muốn gửi đi một thông điệp rằng: Bảo vệ môi trường sống - hãy bắt đầu từ trong mỗi gia đình chúng ta.
3 tháng 9 2021

e ơi , đây là TK à???

17 tháng 12 2018

Môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng do rác thải từ túi ni lông. Túi nilông lẫn vào đất ngăn cản oxy đi qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilông lọt và cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Nếu chúng ta không có những biện pháp hạn chế sử dụng túi nilông ngay thì không bao lâu nữa kênh rạch, ruộng đồng, mọi nơi sẽ tràn ngập rác nilông, môi trường sẽ bị ô nhiễm nặng nề. Ý thức sử dụng bao bì ni lông của con người rất bừa bãi, thiếu trách nhiệm. Sử dụng tràn lan, quá tải, làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường tử bao bì ni lông mới trở nên trầm trọng như thế. Vì vậy, việc đầu tiên chúng ta cần làm là nâng cao ý thức sử dụng bao bì ni lông của mỗi người, nếu có thể thay thế túi ni lông bằng vật liệu nào khác thì rất tôi. Ví dụ, khi sử dụng các túi đựng nhất là gói thực phẩm, các bạn hãy dùng các vật liệu thay thế như giấy, lá. Chúng ta cần tuyên truyền cho mọi người xung quanh về tác hại của túi nilông đối với môi trường và cùng nhau thay đổi thói quen xấu này.

- Trợ từ: nhất

Tham khảo

 

Học tập là điều không thể thiếu trên con đường thành công của mỗi con người. Khi thời đại ngày càng thay đổi, cách học con người cũng theo thế mà thay đổi để có thể mang về kết quả tốt nhất. Nhưng trong đó, luôn luôn không thể thiếu tinh thần tự giác trong học tập.

Ý thức tự giác trong học tập là nhìn nhận hiểu rõ tầm quan trọng của việc học. Ý thức tự giác học tập được thể hiện qua hành động, cách thức, mục đích chính của việc học.

  

So với các thế hệ trước thì theo ta thấy: tinh thần tự giác học tập của học sinh ngày càng kém hơn. Không phải do học sinh không hiểu bài mà do sự chủ quan và sự lơ là việc học và rèn luyện đạo đức. Khi chúng ta suy nghĩ bài thầy giao hôm nay dễ, mai sẽ làm. Chúng tạo cho ta thói quen lười biếng và từ từ dần quen thuộc.

Ở trường, ta thấy rõ là trong mỗi tiết học, học sinh có vẻ lơ là nói chuyện nhiều hơn là học, việc học trở nên chán nản. Đến lớp là chỉ cho vui, để không uổng công bố mẹ. Thực sự học sinh không thể hiểu rõ mục đích học tập. Thiếu nghiêm túc, không quan tâm thầy cô đang giảng gì, mỗi năm trôi qua, các hiện tượng ngày càng tăng.

Các năm 2010 trở lại đây, những vụ bạo lực học đường ngày càng gia tăng, vài trường hợp đã có em thôi học do chấn thương khá nặng. Nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn, xung đột cá nhân, yêu đương nhăng nhít.

Một nguyên nhân nữa khá thực tế là mạng xã hội và game điện tử. Chúng như “mực” vậy, khi ta tiếp xúc với chúng một thời gian sẽ từ từ gây nghiện và cuối cùng bỏ học và thời gian cho vào chúng. Các học sinh ngày càng đua đòi theo phong trào.

Một số bài báo ghi rằng Bill Gates bỏ học rồi trở thành tí phủ mà không ghi rõ thời gian ông đã luyện tập như thế nào để trở thành tỉ phú vào đó, học sinh không hiểu ý nghĩa rõ và mất niềm tin học tập. Một số gia đình không quan tâm việc học, ăn chơi cờ bạc rồi kéo con cái vào. Giáo viên còn có hiện tượng khó tính quá mức và “đì” một số học sinh, thiên vị học sinh khiến học sinh chán nản, trầm cảm. Và hậu quả của các việc trên là kết quả học sinh ngày càng kém, chất lượng giáo dục giảm, vi phạm tội trong học tập tăng.

Học sinh cần có suy nghĩ rõ mục đích học tập, giáo viên cần làm cho mỗi tiết học thêm vui nhộn như Thầy Dương Lê, học sinh giỏi khá hỗ trợ các bạn yếu kém, gia đình cần thật sự quan tâm đến việc học và tâm lí của con cái.

 

Học sinh ta thì cần rèn luyện ý thức học tập, phấn đấu trong học tập, không sợ thất bại, tránh sa vào tệ nạn xã hội, bỏ dần thói quen chơi game và lướt mạng xã hội. Cần tham gia các diễn đàn học tập, rèn luyện thêm bài tập thêm ở nhà và thời gian rảnh rỗi.

 

Học tập giúp ta trở thành người tốt và tạo cho ta sự nghiệp, làm đẹp nhân cách, khiến ta có sự tôn trọng với xã hội. Lênin đã nói: "Học, học nữa, học mãi”.

25 tháng 1 2022

ngủ đuy nèo , mụn ròi đoá