K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 1 2022

Nửa thế kỷ đã trôi qua, kể từ khi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu thân 1968 kết thúc, nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi...

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là một đòn giáng mạnh vào chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược “chiến tranh cục bộ” bằng chiến lược “Phi Mỹ hoá chiến tranh” rồi “Việt Nam hoá chiến tranh”. Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tưởng rằng, với chiến lược “chiến tranh cục bộ”, ồ ạt đưa hơn 50 vạn quân viễn chinh Mỹ vào trực tiếp chiến đấu với Quân giải phóng miền Nam, Mỹ có thể cứu vãn chế độ ngụy quyền Sài Gòn đang trên đà sụp đổ, làm thay đổi cục diện chiến trường sau thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”. Thế nhưng, toàn bộ những cố gắng của “Nhà Trắng” trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” đã bị phá sản do quân và dân miền Nam anh dũng chiến đấu, mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968 - đêm Giao thừa Tết Mậu Thân, quân dân miền Nam đồng loạt Tổng tiến công đánh vào 4 thành phố lớn, 37 thị xã, hàng trăm thị trấn, 04 bộ tư lệnh quân đoàn, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần-kỹ thuật của My-ngụy. Trong đó có những trận gây chấn động lớn trong giới cầm quyền Mỹ và có tiếng vang mạnh mẽ trên thế giới như: Trận đánh vào tòa Đại sứ Mỹ, Dinh Độc Lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Đài phát thanh ở Sài Gòn và 25 ngày đêm làm chủ thành phố Huế… Đòn tiến công Mậu Thân 1968 đã gây kinh hoàng cho cả nước Mỹ. Trên hầu hết các bang của Mỹ rộ lên những cuộc biểu tình chống chiến tranh, đặc biệt là của giới sinh viên, học sinh. Nhiều người trong chính giới Mỹ đòi xét lại chính sách của Mỹ đối với cuộc chiến này. Trong nội bộ các cố vấn thân cận của Tổng thống Mỹ gây ra sự chia rẽ gay gắt. Ngày 31/3/1968, Tổng thống Giôn- xơn thông báo quyết định đơn phương ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, nhận ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Pa-ris và tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ hai.

Đánh giá về giá trị lịch sử, ý nghĩa thời đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và sức mạnh của toàn dân đoàn kết quyết chiến, quyết thắng giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Bộ Chính trị đánh giá: Thắng lợi có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng tạo ra bước ngoặt quyết định của cuộc chiến tranh, đánh dấu sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ, buộc Mỹ phải chuyển sang chiến lược phòng ngự trên toàn chiến trường, phải ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Hội nghị Paris, chấm dứt ném bom không điều kiện, chủ trương “phi Mỹ hoá chiến tranh”, mở đầu thời kỳ xuống thang chiến tranh.

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là rất to lớn, có ý nghĩa chiến lược và là bài học lịch sử làm thay đổi cục diện trên chiến trường miền Nam. Đó là:

Thứ nhất, Đảng ta đã sớm đánh giá đúng kẻ thù, có chủ trương, lựa chọn phương pháp tác chiến phù hợp, lãnh đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 thắng lợi. Với tầm nhìn xa trông rộng, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy rằng: Ðương đầu với kẻ thù có tiềm lực và sức mạnh kinh tế, quân sự lớn hơn ta gấp nhiều lần, chúng ta phải biết thắng từng bước và đánh vào ý chí xâm lược của kẻ thù. Tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị họp dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra chủ trương chiến lược và quyết định mở cuộc tổng công kích và tổng khởi nghĩa trên toàn miền Nam. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 14 khóa III (tháng 1 năm 1968) chỉ rõ: “Trong quá trình tổng công kích và tổng khởi nghĩa, chúng ta phải quán triệt nguyên tắc: Tập trung lực lượng quân sự và chính trị đến mức cao nhất; kiên quyết tiến công, liên tục tiến công nhằm vào những nơi xung yếu của địch mà đánh những đòn quyết định; phải tuyệt đối giữ cho được yếu tố bất ngờ; phải biết giành thắng lợi từng giờ, từng phút và không ngừng mở rộng thắng lợi; kiên quyết chống trả và bẻ gẫy các cuộc phản công của địch và truy kích địch đến cùng để giành thắng lợi cao nhất” .

Thứ hai, cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 ta thực hiện đồng loạt tiến công kết hợp với nổi dậy ở nhiều thành phố; sử dụng lực lượng với quy mô lớn, kết hợp cả đấu tranh quân sự và chính trị bất ngờ tiến công đồng loạt thẳng vào cơ quan đầu não của địch, vào tận hậu phương, sào huyệt của chúng, nơi chúng cho là an toàn nhất. Lần đầu tiên, Quân giải phóng miền Nam thực hiện việc “đưa chiến tranh vào tận trung tâm các thành phố lớn”, nơi tập trung các cơ quan đầu não trung ương và địa phương của chính quyền nguỵ Sài Gòn; thực hiện đòn đánh hiểm, đánh đau, đánh vào yết hầu của địch.

Thứ ba, tạo yếu tố bất ngờ về thời cơ, thời điểm tiến hành tiến công và nổi dậy. Chọn thời cơ và thời khắc giao thừa Tết Nguyên Đán đồng loạt nổ súng mở màn là nét đặc sắc của nghệ thuật tạo bất ngờ; bởi đây là lúc địch sơ hở và chủ quan nhất. Cân nhắc, nghiên cứu và tính toán rất kỹ, cụ thể từng chi tiết, phong tục tập quán Tết cổ truyền của dân tộc trên đất phương Nam; việc “điều binh, khiển tướng” của Quân lực Việt Nam cộng hòa từ nhiều năm trước đó, sau khi có sự thống nhất giữa cơ quan chỉ đạo tối cao và chỉ huy các chiến trường, Bộ thống soái quyết định chọn thời điểm Giao thừa là “giờ G” làm hiệu lệnh nổ súng mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân.

Với sự tính toán mưu lược chu tất như vậy, nên khi ta tiến công, địch hoàn toàn bị bất ngờ, không kịp đối phó. Ngay sau khi sự kiện Tết Mậu Thân diễn ra, giới chỉ huy quân sự và học giả Mỹ cũng như phương Tây đã xác nhận: Vào những ngày Tết Mậu Thân, các đơn vị của Quân đội Việt Nam cộng hòa chỉ có một nửa quân số, khiến cho Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ ở Sài Gòn vô cùng lúng túng trong việc ứng phó. Từ thực tế đó, càng khẳng định: Việc chọn thời điểm Tết Nguyên Đán mở cuộc Tổng tiến công có ý nghĩa chiến lược, góp phần tạo bất ngờ về thời gian, thời điểm quan trọng làm nên thắng lợi của Xuân Mậu Thân 1968.

50 năm đã trôi qua, với niềm tự hào chính đáng thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, đó là thắng lợi của một quá trình đánh giá đúng tình hình, có tầm nhìn chiến lược, lựa chọn phương hướng tiến công đánh đòn quyết định, thực hiện phối hợp chiến trường trên quy mô toàn miền, cả nước đã làm cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta Tết Mậu Thân 1968 là một trận quyết chiến chiến lược chưa từng có trong cuộc kháng chiến. Nó thực sự là một sáng tạo độc đáo trong tư duy chiến lược của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một mẫu mực về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng Việt Nam.

@minhnguvn

9 tháng 1 2022

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 có ý nghĩa lịch sử  bài học to lớn cho toàn dân tộc Việt Nam về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong hòa bình, đổi mới, xây dựng  bảo vệ Tổ quốc

25 tháng 4 2022

refer

 

a) Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)

- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).

- Địa bàn hoạt động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

- Lực lượng tham gia: nông dân, tri thức.

- Hoạt động: Năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nông dân khởi nghĩa chống địa chủ quan lại, đánh nhiều trận lớn với quân triều đình.

- Kết quả: Năm 1827, quân triều đình bao vây tấn công. Khởi nghĩa bị đàn áp.

b) Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)

- Địa bàn: miền núi Việt Bắc.

- Lực lượng tham gia: nông dân, người dân tộc thiểu số.

- Nhà Nguyễn nhiều lần cử quân đội đàn áp. Năm1835, khởi nghĩa bị dập tắt.

Mục c, d

c) Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)

- Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

- Năm 1834, Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay.

- Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

d) Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

- Năm 1854, Cao Bá Quát đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê" kêu gọi nhân khởi nghĩa.

- Đầu năm 1855, Cao Bá quát hy sinh, nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.


 

25 tháng 4 2022

Tham khảo:

a) Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 - 1827)

- Căn cứ: Trà Lũ (Nam Định).

- Địa bàn hoạt động: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.

- Lực lượng tham gia: nông dân, tri thức.

- Hoạt động: Năm 1821, Phan Bá Vành kêu gọi nông dân khởi nghĩa chống địa chủ quan lại, đánh nhiều trận lớn với quân triều đình.

- Kết quả: Năm 1827, quân triều đình bao vây tấn công. Khởi nghĩa bị đàn áp.

b) Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 - 1835)

- Địa bàn: miền núi Việt Bắc.

- Lực lượng tham gia: nông dân, người dân tộc thiểu số.

- Nhà Nguyễn nhiều lần cử quân đội đàn áp. Năm1835, khởi nghĩa bị dập tắt.

c) Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)

- Năm 1833, Lê Văn Khôi khởi binh chiếm thành Phiên An tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên soái, được đông đảo nhân dân hưởng ứng.

- Năm 1834, Lê Văn Khôi qua đời, con trai ông lên thay.

- Năm 1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.

d) Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)

- Năm 1854, Cao Bá Quát đưa một người chắt của vua Lê là Lê Duy Cự làm minh chủ gương cao lá cờ "Phù Lê" kêu gọi nhân khởi nghĩa.

- Đầu năm 1855, Cao Bá quát hy sinh, nghĩa quân tiếp tục chiến đấu. Cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.



 

2 tháng 5 2016

nguyên nhân: +đời sống của tầng lớp nhân dân ngày càng cơ cực  vì địa chủ hào lí chiếm đoạt ruộng đất; quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

                        +nạn dịch bệnh , nạn đói hoành hành khắp nơi

kết quả: đều thất bại.

ý nghĩa: +góp phần vào sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà nguyễn

               +thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta

3 tháng 5 2016

doi song cuA CAC TANG LOP NHAN DAN NGAY CANG KHO CUC ,DIA CHU CUONG HAO CUOP BOC HET RUONG DAT CUA NHAN DAN KHIEN NHAN DAN KHO CUC TRAM BE.

NAN DICH BENH ,NAN DOI HOANH HANH KHAP NOI 

KET QUA CAC CUOC KHOI NGHIA NO RA NHUNG CHUA CO SU LIEN KET DAN DEN THAT BAI

Y NGHIA GOP PHAN VAO SU SUY YEU CUA CHE DO PHONG KIEN NHA NGUYEN

THE HIEN TINH THAN DAU TRANH ANH DUNG VA CAO CA CUA NHAN DAN 

3 tháng 4 2022

refer

3 tháng 4 2022

refer

 

 

 

21 tháng 4 2022

Tham khảo:

Diễn biến:

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt gọn quân địch ở đồn tiền tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hà Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

Ý nghĩa lịch sử:

 + Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.

 + Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

 

21 tháng 4 2022

cảm ơn cậu nhiều

 

13 tháng 4 2022

Góp phần vào sự suy yếu của chế độ phong kiến nhà Nguyễn.

Thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân ta.

5 tháng 5 2021

Nguyên nhân :
+ Phong trào đấu tranh đã nổ ra ngay từ khi nhà Nguyễn vừa mới thành lập và kéo dài liên tục, Chỉ tính đến riêng trong nửa đầu thế kỉ XIX, đã có gần 400 cuộc khởi nghĩa, như vậy trung bình mỗi năm có khoảng 10 cuộc khởi nghĩa. Thời vua Minh Mạng, thời kì phát triển của nhà Nguyễn, đã nổ ra 250 cuộc Khởi nghĩa.
+ Phong trào đấu tranh đã lôi cuốn đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, nhiều cuộc khởi nghĩa do các quan lại của nhà Nguyễn lãnh đạo, thậm chí lực lượng binh lính cũng chống lại triều đình.
+ Phong trào đấu tranh có quy mô khắp trong cả nước từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược.
+ Các cuộc khởi nghĩa diễn ra liên tục song mang nặng tư tưởng cục bộ địa phương nên chưa tạo thành một phong trào chung, vì vậy nhà Nguyễn có điều kiện để tập trung lực lượng đàn áp.
Ý nghĩa :
+ Phong trào đấu tranh đã chứng tỏ sức mạnh của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột.

5 tháng 5 2021

mục tiêu ??

 

6 tháng 11 2021

.

 

6 tháng 11 2021

Tháng 10/1075 LTK cùng Tông Đang chỉ huy họ 10 vạn quân tiến vào đất Tống.

Đánh vào Châu Khâm,Châu Liêm và bao vây Ung Châu.

Làm tướng giác tự tử , quân giặc hoang mang.

Tạo điều kiện quân ta rút lui.

Ý nghĩa : làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống vào nc ta