K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 2 2021

Cô vi thì đã là dịch

Việt nam gắng sức diệt trừ cô vi

học tốt

20 tháng 2 2021
Ở nhà cách ly nhiều cũng chán Lòng lại nhớ về tình yêu thương Nơi chôn rau cắt rốn của mình Thơ không xin đừng chê nhé

Lòng mẹ yêu con

Bao la biển rộng 

Vất vả tháng ngày

Cho con cuộc sống

cái đó m ăn cắp mak 

10 tháng 2 2019

Đã bao giờ khi dạo quanh trên một con phố quen, bạn bất chợt nghe đâu đó những âm thanh thật trong trẻo và tươi mới mang chút dư vị quê hương khiến bạn thấy lòng xốn xang, rồi bạn nhận ra từ bao lâu bạn đã để lòng mình lơ đễnh và có lúc nào đó đã quên mất những hương vị quê nhà. Bất chợt, một chiếc lá vàng rụng, thật nhẹ nhưng cũng đủ để bạn cảm nhận sự chuyển mình của đất trời, để được tận hưởng cái nắng nồng nàn đong đầy trong những làn gió dịu nhẹ. Đúng rồi, hè đang về. 

Những ngọn gió giao mùa rủ nhau về hong ấm từng vạt mưa ẩm ướt, làm những nỗi muộn phiền ngơ ngác chợt bốc hơi, lẩn khuất đâu đó rồi tan nhanh dưới vòm trời xanh đầy gợi cảm. Cái nắng đầu hè cũng thật là lạ, nhưng cũng thật đẹp. Không phải là cái nắng run rẩy nép mình trong cái se lạnh của mùa xuân nữa, cái nắng cũng chưa tới mức chói chang gay gắt, cái nắng làm tô thêm vẻ lẳng lơ, khiêu gợi của những chùm phượng rực đỏ, và tôn lên vẻ đằm thắm, sâu lắng của sắc tím bằng lăng. 

Dường như có một làn hương dịu dàng len nhẹ giữa thời gian mang theo chút hồn quê phảng phất đâu đây, để lòng ta lại xốn xang với bao cảm xúc bộn bề về một điều gì đó chẳng thể gọi thành tên. Và rồi bạn thấy nhớ, nhớ cái hương vị quê nhà, nhớ hương lúa ngọt mát, nét thanh bình, yên ả, không chút ồn ào, vội vã. Bạn nhớ hương cau, hương bưởi thoang thoảng mỗi buổi sớm thức dậy. 

Nhớ lắm cái hương thơm ngào ngạt của cánh đồng lúa trổ bông mà mỗi sáng vẫn đạp xe tới trường trên con đường đê quen thuộc. Nhớ cả những chiều cùng lũ bạn thả diều, đánh đáo, nhớ cả những tiếng kẽo kẹt, tiếng gió đưa xào xạc nơi những gốc tre già… Và bạn nhớ tới bố mẹ, nhớ ông bà, nhớ căn nhà nơi tôi đã gắn bó cả một thời tuổi thơ … 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà cô giáo dạy phải yêu 
Quê hương là gì hả mẹ? 
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều". 

Đúng là, đã bao lần, khi bước đi trong dòng đời hối hả, ta bỗng thấy chồn chân mỏi gối, thấy nhớ quê và muốn trở về. Phải rồi, quê hương nơi in dấu tháng ngày thơ ấu luôn dang rộng vòng tay đón ta như một người mẹ hiền ôm đứa con thơ vào lòng, cho ta một cảm giác bình yên và êm đềm thuở nào. Đó như một bến đỗ để tâm hồn ta tìm về. Ta bỗng mong được là đứa trẻ và được thấy mình hồn nhiên vui đùa giữa mùa hè quê hương. 

Lâu lắm rồi tôi mới lại có được những cảm giác rạo rực khi hè về, hè về trong đất trời, hè về trên quê hương. Thích thú biết nhường nào những buổi sáng mùa hè, sau cơn mưa, được ngắm thảm lúa vàng mênh mông như bỗng chợt rùng mình rũ sạch những giọt nước mưa còn bám lại trên lá, được thả hồn cùng những làn gió mát long lanh rạng rỡ nắng mai. 

Yêu lắm hình ảnh của những đứa trẻ chăn trâu, yêu cái cảm giác thanh bình, yên ả khi nghe tiếng bước chân của đàn trâu nện xuống nền đất đều đều. Thấy nhớ quá cái vẻ tần ngần của những bụi tre bên đường, nhớ tiếng gọi gà về văng vẳng đâu đây. Tiếng nước giếng khơi dội ào ào. Nhớ tiếng bát đũa, tiếng lũ trẻ con nô đùa vang xa trong xóm. 

Và kìa, những chú ve con vừa lột xác, bắt đầu vang lên những khúc ca mùa hè dài bất tận, ngân nga khắp không gian. Bạn sẽ thấy yêu cả những tiếng chẫu chuộc, tiếng ếch kêu râm ran bên ao bèo khi chiều muộn và suốt đêm khuya, tiếng côn trùng kêu rỉ rả, nỉ non hòa lẫn trong tiếng gió vi vu. Thật yên bình biết bao khi được ngồi ngắm sao trời hằng hà sa số, lại được nghe những âm thanh quen thuộc của những ngày ấu thơ mà suốt những năm tháng học tập và làm việc xa nhà bạn không cảm nhận được. 

Và rồi, bạn sẽ chợt nhận thấy mình bé lại khi văng vẳng đâu đây tiếng dỗ con của người mẹ trẻ, tiếng ru ầu ơ ngọt ngào trên cánh võng đong đưa. Tất cả hòa âm lại thành một bản giao hưởng rộn rã, vui tươi của tự nhiên, của đất trời như một đặc ân của tạo hóa chỉ ban tặng riêng cho mùa hạ quê mình. Có thể mọi thứ vẫn lặng lẽ diễn ra bình yên như ngàn đời vẫn thế. 

Có thể tất cả chỉ còn là hoài niệm bởi mọi việc đã thay đổi quá nhiều. Nhưng những âm thanh trong trẻo của mùa hè thì vẫn còn đây, đầy đủ và nguyên vẹn như khi tôi ấu thơ, và rồi đến tận khi xa quê hương, tôi mới thực sự nhận ra, tất cả đều đã ở trong tim mình tự bao giờ. 

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.( Cao Xuân Sơn )Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.Câu 2(1,0...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

( Cao Xuân Sơn )

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2(1,0 điểm): Em bé trong bài thơ  reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì ?

Câu 3(2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4(2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

1
12 tháng 12 2021

Câu 1: Thể thơ: lục bát

Câu 2: Em bé trong bài thơ reo lên: "Cả nhà đi học, vui thay!" vì phát hiện ra: Cả nhà ai cũng đi học, ai cũng cắp sách tới trường, đều chào cô thưa thầy giống mình

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: 

+ Biện pháp so sánh: so sánh mẹ chào giáo viên giống con.

+ Điệp cấu trúc câu: "hèn chi"

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Nhấn mạnh nội dung tác giả cần diễn đạt: niềm vui của nhân vật khi biết cả nhà đều đến trường.

Câu 4:

- Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em đã cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà. Đó là một sự hân hoan, hạnh phúc với những kỉ niệm khi được cắp sách tới trường ùa về, gia đình cùng ở bên con, ấm áp lạ thường đầy tình thương và trìu mến

24 tháng 1 2019

chị mùa xuân đã về

từng cành hoa khoe sắc 

cây non thay áo mới 

lão mùa đông sợ hãi

nhường chỗ cho chi xuân

từng cành quất đu đưa 

ẵm lũ con xinh xắn 

người người đi tấp nập 

mùa xuân ở muôn nơi

16 tháng 11 2021

Tham khảo/:

 

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh đã đem đến cho người đọc những lí giải thú vị về nguồn gốc của loài người qua khổ thơ đầu tiên. Tác giả đã cho chúng ta hình dung được cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người “chỉ toàn là trẻ con”. Trái đất vẫn còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”:

“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”

Đó là khi trái đất vẫn còn trần trụi, không có một dáng cây hay ngọn cỏ. Ánh sáng của mặt trời cũng chưa xuất hiện, chỉ toàn là bóng đêm. Trời đã sinh ra trẻ em đầu tiên - đây chính là cách lý giải nguồn gốc có phần trái ngược với thực tế. Sau đó, tác giả lại lí giải cho người đọc về sự ra đời của mọi vật. Tất cả bắt nguồn từ trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Để giúp trẻ con nhận biết màu sắc thì cây mới có màu xanh, hoa mới có màu đỏ. Không chỉ màu sắc mà còn có âm thanh được trẻ con cảm nhận khi loài chim được sinh ra với tiếng hót. Dòng sông, biển cả, đám mây, con đường ra đời cũng là để phục vụ cuộc sống của trẻ con. Qua việc lí giải này, người đọc thấy được tình yêu thương sâu sắc của nhà thơ dành cho trẻ em.

16 tháng 11 2021

      Chuyện cổ tích về loài người là bài thơ đặc biệt và thật độc đáo khi thuật lại sự ra đời của loài người qua lời kể đầy sáng tạo của nhà thơ Xuân Quỳnh: Mọi thứ trên đời này sinh ra là vì trẻ em, trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ và hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ con. Lúc đầu, nhà thơ đã vẽ ra một thế giới hoang sơ, lạnh lẽo và thế giới lúc bấy giờ chỉ có màu đen. Khi trẻ em được sinh ra, thế giới đó đã hoàn toàn thay đổi và tất cả những điều thay đổi đó đều dành cho trẻ con. Sự xuất hiện của thiên nhiên, mặt trời, cỏ cây, hoa lá, … đều dành cho trẻ em, cho trẻ em cảm nhận được thế giới thiên nhiên rất tươi đẹp. Để trẻ em được sống trong một thế giới hạnh phúc thì khi trẻ em sinh ra đã có mẹ bế bồng trong lời ru và tình yêu thương của mẹ bao la, rộng lớn, mênh mông. Có mẹ, có bà và có bố, tình yêu thương của mọi người chính là cái nôi chắp cánh những ước mơ cho con trẻ. Để trẻ em được học hành, được giáo dục thì đã có những thầy cô giáo gieo vào tâm hồn trẻ thơ những bài học đầu tiên, những ước mơ, … Trẻ em đã được lớn lên trong một thế giới thật hạnh phúc. Qua bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh còn gửi gắm tới những người thân: Hãy luôn yêu thương, chăm sóc và che chở cho trẻ em vì trẻ em chính là tương lai của đất nước. Và nhắc nhở trẻ em rằng hãy luôn yêu thương những người thân của mình vì họ đã dành cho mình những điều tốt đẹp nhất. Có thể nói, lòng yêu thương trẻ con của tác giả đã được thể hiện, đã được bộc lộ qua bài thơ Chuyện cổ tích về loài người hết sức đằm thắm và nồng hậu.

Hình tượng Thánh Gióng gợi cho em những suy nghĩ về trách nghiệm của thế hệ trẻ Việt Năm hiện nay chúng ta cần phải tích cực rèn luyện sức khỏe cả về thể chất và tinh thần để trở thành hậu phương vững chắc bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời bên cạnh sự bảo vệ chúng ta phải có trách nghiệm giúp đất nước phát triển mạnh mẽ và bền vững.

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.(Cao Xuân Sơn)Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm


Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

0