K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xin chào mọi người. Chúc mọi người một buổi chiều vui vẻ. Các bạn có thể hỗ trợ cho mình 5 câu này được không nhỉ. Cảm ơn bạn nhé! 

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa lớn?
A. Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ
B. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
C. Diễn ra trong thời gian lịch sử dài
D. Hình thành các đơn vị phân loại trên loài
Câu 2: Các nhóm loài khác nhau được phân thành các nhóm phân loại theo đúng thứ tự
A. Chi → họ → lớp → bộ → ngành → giới.
B. Họ →chi → bộ → lớp → ngành → giới.
C. Chi → họ → bộ → lớp → ngành → giới.
D. Chi → bộ → họ → lớp → ngành → giới
Câu 3: Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng
A. Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp
B. Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn
C. Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
D. Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung
Câu 4: Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:
A. Quá trình đột biến
B. Quá trình giao phối
C. Quá trình chọn lọc tự nhiên
D. Quá trình phân li tính trạng
Câu 5: Vì sao có sự song song tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao?
A. Vì trong những điều kiện xác định, có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ của chúng hoặc đơn giản hoá tổ chức mà vẫn đảm bảo sự thích nghi thì vẫn tồn tại và phát triển.
B. Vì các sinh vật có tổ chức thấp vẫn không ngừng phát sinh.
C. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển.
D. Vì các sinh vật có tổ chức thấp không có nhu cầu nhiều về năng lượng cho các hoạt động sống.

0
13 tháng 6 2018

Đáp án D

Phát biểu đúng là (1)

(2) sai vì diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp là đặc điểm của tiến hoá lớn

(3) sai vì tiến hoá nhỏ hình thành loài mới

(4) sai vì tiến hoá nhỏ diễn ra trên mọi quần thể

31 tháng 5 2017

Đáp án: D

Phát biểu đúng là (1)

(2) sai vì diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp là đặc điểm của tiến hoá lớn

(3) sai vì tiến hoá nhỏ hình thành loài mới

(4) sai vì tiến hoá nhỏ diễn ra trên mọi quần thể

16 tháng 7 2021

: Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về tiến hoá nhỏ?

(1)       Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.

(2)       Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian.

(3)       Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.

(4)       Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp.

(5)       Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...).

(6) Tiến hóa nhỏ chỉ làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen.

                               A. 2.               B. 3.               C. 4.            D. 5.

Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ NST lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra traoi đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp NST đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào. Quan sát một tế bào X của một một cây Y thuộc loài nói trên đang thực hiện phân bào, người ta xác định trong 1 tế bào có 14 NST đơn đang chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang...
Đọc tiếp

Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ NST lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra traoi đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp NST đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào. Quan sát một tế bào X của một một cây Y thuộc loài nói trên đang thực hiện phân bào, người ta xác định trong 1 tế bào có 14 NST đơn đang chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới, tế bào X phân chia bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng

(1) Tế bào lưỡng bội của loài nói trên có 16 NST

(2) Tế bào X có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân

(3) Cây Y có thể thuộc thể một nhiễm

(4) Khi quá trình phân bào của một tế bào X kết thúc, tạo ra hai nhóm tế bào con có bộ NST khác nhau.

(5). Nếu quá trình giảm phân của một tế bào lưỡng bộ thuộc loài nói trên diễn ra bình thường và không có TĐC có thể tạo ra tối đa 512 loại giao tử.

(6) Nếu xét trên mỗi cặp NST của loài mang 1 cặp gen dị hợp, giả sử trong quần thể tồn tại các dạng thể ba khác nhau sẽ có tối đa 231 kiểu gen trong quần thể

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
29 tháng 4 2019

Đáp án B

Nếu k cặp trong n cặp có trao đổi chéo 1 điểm thì số giao tử = 2n+k

Ta có: 2n+2 = 1024 à n = 8 à 1 đúng

Tế bào X của cây Y có 14 NST đơn đang di chuyển về 2 cực của tế bào à kì sau giảm phân II, kết thúc phân bào tạo giao tử có n-1 = 7 NST à 2 sai, 3 đúng

4 đúng, kết thúc quá trình sẽ tạo ra 2 nhóm tế bào có 7 và 8 NST

5 sai, nếu quá trình giảm phân của 1 tế bào lưỡng bội của loài nói trên diễn ra bình thường và không có trao đổi chất tạo ra 2n = 256 loại giao tử.

(6) Nếu xét trên mỗi cặp NST của loài mang 1 cặp gen dị hợp, giả sử trong quần thể tồn tại các dạng thể ba khác nhau sẽ có tối đa 4x37x8 kiểu gen trong quần thể

(Cụm các trường THPT Chuyên – lần 1 2019): Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ NST lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp NST đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong 1 tế...
Đọc tiếp

(Cụm các trường THPT Chuyên – lần 1 2019): Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ NST lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp NST đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong 1 tế bào có 14 NST đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào. Cho biết không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào X diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?

(1) Tế bào lưỡng bội của loài nói trên có 16 NST.

(2) Tế bào X có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân

(3) Cây Y có thể thuộc thể một nhiễm

(4) Khi quá trình phân bào của tế bào X kết thúc, tạo ra hai nhóm tế bào con có bộ NST khác nhau

(5) Nếu quá trình giảm phân của một tế bào lưỡng bội thuộc loài nói trên diễn ra bình thường và không có TĐC có thể tạo ra tối đa 512 loại giao tử

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

1
27 tháng 12 2017

Đáp án C

Phương pháp:

Nếu k cặp trong n cặp có TĐC ở 1 điểm thì số giao tử tối đa là 2n + k

Cách giải:

Gọi n là số cặp NST của loài đang xét ta có 2n +2 = 1024 → n= 8 → (1) đúng

Tế bào X của cây Y có 14 NST đơn đang đi về 2 cực của tế bào, đây là kỳ sau của GP II, kết thúc phân bào tạo giao tử n-1 =7→ (2) sai, (3) đúng

(4) đúng,  kết thúc sẽ tạo 2 nhóm tế bào có 7 NST và tế bào có 8 NST

(5) sai, nếu quá trình giảm phân của một tế bào lưỡng bội thuộc loài nói trên diễn ra bình thường và không có TĐC có thể tạo ra tối đa 2n = 256 loại giao tử

Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong tế bào (X)...
Đọc tiếp

Ở một loài thực vật, khi tế bào của một cây mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội thuộc loài này giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng đã tạo ra tối đa 1024 loại giao tử. Quan sát một tế bào (gọi là tế bào X) của một cây khác (gọi là cây Y) thuộc loài nói trên đang thực hiện quá trình phân bào, người ta xác định trong tế bào (X) có 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và quá trình phân bào của tế bào X diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Tế bào lưỡng bội bình thường của loài nói trên có 16 nhiễm sắc thể.

(2) Tế bào (X) có thể đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.

(3) Cây (Y) có thể thuộc thể một nhiễm.

(4) Kết thúc quá trình phân bào của tế bào (X) có thể tạo ra hai nhóm tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
24 tháng 6 2019

Đáp án B

(1) Đúng. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là 2n.

→ Có n cặp nhiễm sắc thể, trong đó:

+ (n-2) cặp nhiễm sắc thể giảm phân không xảy ra trao đổi chéo tạo ra 2n-2 loại giao tử.

+ 2 cặp nhiễm sắc thể giảm phân xảy ra trao đổi chéo tại một điểm duy nhất tạo ra 42 = 16 loại giao tử.

Cây trên tạo ra tối đa 1024 loại giao tử → 16 x 2 n - 2 = 1024 → n = 8 → 2 n = 16 .

(2) Sai. Tế bào X đang thực hiện quá trình phân bào có 14 nhiễm sắc thể đơn (2n-2) chia thành 2 nhóm đều nhau mỗi nhóm đang phân li về một cực của tế bào.

→ sau khi kết thúc sẽ tạo ra 2 tế bào, mỗi tế bào chứa 7 nhiễm sắc thể (n-1).

→ Tế bào X đang ở kì sau của giảm phân II.

(3) Đúng. Tế bào X là tế bào thực hiện giảm phân II được sinh ra từ giảm phân I cùng một tế bào khác nữa (gọi là tế bào A).

Cây (Y) có thể mang bộ nhiễm sắc thể  2n = 15 (dạng một nhiễm); sau giảm phân I, tế bào A nhận được 8 nhiễm sắc thể kép và tế bào X nhận được 7 nhiễm sắc thể kép.

(4) Sai. Kết thúc quá trình giảm phân, tế bào X mang 14 nhiễm sắc thể đơn chia thành 2 nhóm đều nhau mỗi nhóm đang phân li về một cực tế bào → tạo ra 2 giao tử giống nhau, mỗi giao tử mang 7 nhiễm sắc thể.

12 tháng 11 2017

Đáp án B

Kết quả của tiến hóa nhỏ là hình thành nên loài mới → 3 sai

3 là kết quả của quá trình tiến hóa lớn

Có 4 đáp án đúng là 1,2,4,5

Cho các phát biểu sau: (1) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. (2) Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa, vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới. (3) Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò tăng cường sự khác nhau...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau:

(1) Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa.

(2) Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa, vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

(3) Trong quá trình tiến hóa nhỏ, sự cách li có vai trò tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ.

(4) Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.

(5) Đối với quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có vai trò làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu đúng? 

A. 2. 

B. 3. 

C. 4. 

D. 5. 

1
2 tháng 5 2018

Chọn A.

(1) Đúng. Vì quần thể luôn chịu tác động từ nhân tố tiến hóa (ít nhất là có sự tác động của CLTN).

(2) Sai. Không có nhân tố tiến hóa, vốn gen không biến đổi, cũng không có sự sắp xếp lại trật tự gen và điều hòa gen nên không thể hình thành loài mới.

(3) Sai. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành loài. Ý này sai ở “sự cách li có vai trò tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài”, sự khác nhau giữa các nòi mới đúng.

(4) Sai. Chọn lọc tự nhiên luôn tác động lên quần thể kể cả môi trường thay đổi hoặc không thay đổi.

(5) Đúng.

4 tháng 10 2018

Đáp án là C

20 tháng 6 2017

Đáp án là C