K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 4 2020

mik gợi ý cho bạn này( ko có t/g viết bài) :

Viết cảm nhận về những bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch và cũng cho thấy sự chung tay góp sức của m.n

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùi nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là một chàng trai, anh ta muốn tỏ tình với cô gái trong làng mà anh ta để ý, vì vậy anh ta đã tìm ra bối cảnh để dãi bày cái tâm sự ấy. Cái hay của ca dao là việc sử dụng các hình ảnh tưởng chừng như không liên quan để thể hiện tình cảm của mình. Đó cũng chính là cách để ướm lòng hay thử lòng tình cảm của các cô gái mà các chàng trai thường sử dụng. Với bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình ta cảm nhận được tình cảm và cũng chính có thể là sự trêu đùa của chàng trai dành cho cô gái. Và nó cũng có thể là bài ca để thổ lộ tình cảm của chàng trai. Bài thơ chính là nét đẹp của tình yêu đôi lứa đầy lãng mạn sâu sắc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùng nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lí do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen. Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. Táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng. Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi. Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy. Qua bài ca dao, chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.

24 tháng 3 2021

Ông Trời thì khen rất nhiệt thành:

   Trời lại phê cho: “Văn thật tuyệt!

   Vãn trần được thế chắc có ít!

   Nhời văn chuốt dẹp như sao băng!

   Khí văn hùng mạnh như mây chuyển!

   Ếm như gió thoảng, tình như sương!

   Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết!

   Để rồi tác giả còn được mời để xưng tên tuổi nữa. Đoạn thơ này thể hiện khá rõ cá tính và niểm khao khát chân thành của thi sĩ. Tản Đà đã rất ý thức vể tài năng của mình và cũng là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ bản ngã “cái tôi” đó. Tản Đà rất ngông khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình trước Ngọc Hoàng thượng đế và chư tiên. Đó là niềm khao khát chân thành trong tâm hổn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới văn chương rẻ như bèo, thân phận nhà văn bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ tri âm, phải lên tận cõi tiên này mới có thể thoả nguyện. Vào đầu những năm 20, khi thơ phú nhà nho tàn cuộc mà thơ mới chưa ra đời, Tản Đà là nhà thơ đầu tiên trong văn học Việt Nam đã dám mạnh dạn hiện diện bản ngã “cái tôi” đó. Giọng kể của Tản Đà rất phong phú, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh,  tự đắc.

13 tháng 1 2019

Khổ thơ đặc sắc nhất là khổ thơ cuối bài Từ ấy: diễn tả sự chuyển biến sâu sắc

- Trước khi được giác ngộ Tố Hữu vẫn là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản giúp nhà thơ có được lẽ sống mới, vượt ra ngoài sự ích kỉ, hẹp hỏi của bản thân để có được tình hữu ái giai cấp. Tác giả tự nguyện gắn bó và biết liên hệ mình với mọi người bằng mối quan hệ của tình thân, ruột thịt. Đó chính là mối quan hệ tình cảm ruột thịt giữa những người cùng trong một đất nước, những người lao động thống khổ cùng đoàn kết đứng lên đấu tranh.

Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ còn thể hiện xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp phôi pha, những em nhỏ “cù bất cù bơ”. Qua lời thơ ấy thấy được niềm hăng say hoạt động cách mạng của tác giả

27 tháng 4 2020

Tố Hữu là “lá cờ đầu tiên của thơ ca cách mạng” Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Trong 60 năm sáng tác, Tố Hữu đã cho ra đời bảy tập thơ trong đó “Từ ấy” được rút từ phần “Máu lửa” của tập thơ cùng tên. Đến với bài thơ đặc biệt là khổ thơ đầu tiên, người đọc sẽ bắt gặp niềm say mê lý tưởng và niềm khát khao được chiến đấu, hi sinh cho các mạng trên tinh thần lạc quan chiến thắng của một người thanh niên cộng sản.

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim..."

Một vấn đề chính trị, vấn đề lí tưởng sống, nhưng đã được tác giả thể hiện bằng một hình thức “rất đỗi trữ tình”. Niềm vui ấy được thể hiện một cách tự nhiên và thành thực. “Từ ấy” là thời điểm không xác định nhưng được coi là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Đó là thời điểm tác giả được giác ngộ cách mạng, được dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng dân tộc. Bên cạnh đó, động từ “chói” vừa diễn tả độ chói sáng, sức xuyên thấu mạnh mẽ kì diệu của ánh sáng lý tưởng; vừa diễn tả được cảm xúc rất đỗi thiêng liêng tự hào khi được giác ngộ. Hai động từ mạnh đã cho thấy ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan cái giá lạnh và sự u ám bởi bóng tối của xã hội cũ và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. Lí tưởng cộng sane được nhà thơ gọi tên bằng các hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” và “mặt trời chân lý”. Không phải những tia nắng mùa xuân ấm áp, duyên dáng, “nắng hạ” mang ánh vàng rực rỡ, chói lòa khiến con người không khỏi bỡ ngỡ ngượng ngùng. Ánh nắng ấy được vầng thái dương ban phát muôn loài, để vạn vật được tồn tại và cống hiến hết mình cho cuộc đời. Cũng chỉ có ánh nắng ấy mới toả được sự chói chang rực rỡ của lí tưởng cách mạng, mới diễn tả được hết sự sửng sốt và choáng váng của nhà thơ khi đứng trước cái lí tưởng rực rỡ như thế. Soi tỏ vào bài thơ này ta mới thấy hết được nguồn cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước ánh sáng huy hoàng của chân lý “Mặt trời chân lý chói qua tim”. Không phải “Mặt trời chân lí” chói qua óc mà chói qua tim: lí tưởng ấy có ý nghĩa với cả người chiến sĩ Tố Hữu, bởi khi nó đã “chói qua tim” thì có nghĩa là nó đã lay động đến phần sâu xa nhất của con người, làm bừng sáng con người và ở lại mãi mãi trong con người ấy. Tác động tới “trái tim” của nhà thơ, điều ấy nói lên lí tưởng cộng sản là 1 lí tưởng nhân văn, nhân bản, gần gũi con người, đem lại hạnh phúc cho con người, được con người đón nhận – mà ở đây là đón nhận bằng “trái tim”, bằng cả tấm lòng thiết tha và tự nguyện. Hai câu thơ tiếp theo đem lại cảm giác thỏa mãn giác quan cho người đọc:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”.

Câu thơ thật bay bổng và lãng mạn, diễn đạt trọn vẹn niềm vui sướng tột độ của một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết khi bắt gặp chân lí, tìm ra con đường lí tưởng của cuộc đời. Đó là gắn trọn cuộc đời với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng đất nước vĩ đại của dân tộc. Nhịp thơ sôi nổi cùng với hai tính từ “đậm”, “rộn” được dùng thật thẩm mỹ, đặc biệt với lối vắt dòng đặc sắc, hai câu thơ của Tố Hữu diễn tả chân thực, tinh tế bao cảm xúc dâng trào, niềm vui, niềm hạnh phúc vô hạn trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng. Chỉ với hai câu thơ này đã cho thấy Tố Hữu đón nhận ánh sáng của cách mạng bằng tâm hồn lãng mạn, trẻ trung với tất cả khát vọng và say mê náo nức. Khổ đầu bài thơ là tiếng hát dạo đầu thể hiện niềm vui sướng tột độ của người con đất Việt gặp được chân lí, tìm được con đường lí tưởng của đời mình. Đặt trong bối cảnh nước nhà bấy giờ, có một bộ phận thanh niên chán ngán xã hội đương thời, tù túng với cuộc sống thực tại mà không tìm được con đường đi đúng đắn, họ chìm đắm trong thuốc phiện và rượu cồn, từng bước từng bước hủy hoại bản thân cả về thể lực lẫn lí trí thì “Từ ấy” như một lời tuyên ngôn của bản thân Tố Hữu. Nó tác động sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của độc giả. Chiến tranh đã lùi vào quá khứ song mỗi khi “Từ ấy” vang lên, mỗi người trẻ hôm nay đều có những cảm xúc tích cực và quyết tâm tu thân, rèn luyện, bảo vệ Tổ quốc.