K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2019

 Tiểu sử tóm tắt nhà văn Nam Cao.

Nam Cao là người con duy nhất trong một gia đình đông con được học hành tử tế. Học xong bậc thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn giúp việc cho một hiệu may và bắt đầu sáng tác văn chương. Sau đó ông bị bệnh, trở về quê. Có một thời gian Nam Cao dạy học ở một trường tư ở Hà Nội. Quân Nhật vào Đông Dương, trường ông phải đóng cửa. Nam Cao thất nghiệp, chuyển sang viết văn. Năm 1943 ông tham gia Hội văn hóa cứu quốc do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo. Kháng chiến bùng nổ (12 - 1946) Nam Cao về làm công tác tuyên truyền ở tỉnh Hà Nam. Từ năm 1947 lên Việt Bắc tiếp tục viết báo, sáng tác tuyên truyền cho kháng chiến. Năm 1950 tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 - 1951 Nam Cao hi sinh khi đi công tác vào vùng địch hậu.

Trước Cách mạng Tháng Tám, sáng tác của Nam Cao xoay quanh đề tài về cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân nghèo. Dù viết về đề tài nào, tác phẩm của ông cũng thể hiện nỗi đau đớn day dứt trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, bị hủy diệt nhân tính. Qua tác phẩm của mình, Nam Cao phê phán xã hội phi nhân đạo đương thời. Sau CMT8 sáng tác một số tác phẩm: Đôi mắt, Ở rừng, Chuyện biên giới… đó là những sáng tác có giá trị của nền văn xuôi cách mạng lúc bấy giờ.

Trong nền văn xuôi hiện đại của nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ông đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

20 tháng 6 2019

Tóm tắt tiểu sử: Nguyễn Du

- Sống ở cuối thế kỉ XVIII, đây là giai đoạn lịch sử đầy bão táp, sôi động với biến cố lớn lao

- Nguyễn Du hướng ngòi bút của mình tới hiện thực xã hội

- Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống khoa bảng. Cha là Nguyễn Nghiễm (từng làm tể tướng), anh trai là Nguyễn Khản làm quan to dưới triều Lê

Năm 1783: Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) sau đó không đi thi nữa, Nguyễn Du làm một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên

Năm 1789, Nguyễn Du trở về Quỳnh Côi Thái Bình, sống nhờ người anh vợ danh sĩ Đoàn Nguyễn Tuấn

Năm 1796, Trở về Tiên Điền Hà Tĩnh, ông sống chật vật một thời gian tới 1802, ông ra làm quan cho nhà Nguyễn (tri huyện Phù Dung – Khoái Châu, Hưng Yên)

Năm 1820 trước khi đi sứ lần hai thì ông mất tại Huế

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùi nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là một chàng trai, anh ta muốn tỏ tình với cô gái trong làng mà anh ta để ý, vì vậy anh ta đã tìm ra bối cảnh để dãi bày cái tâm sự ấy. Cái hay của ca dao là việc sử dụng các hình ảnh tưởng chừng như không liên quan để thể hiện tình cảm của mình. Đó cũng chính là cách để ướm lòng hay thử lòng tình cảm của các cô gái mà các chàng trai thường sử dụng. Với bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình ta cảm nhận được tình cảm và cũng chính có thể là sự trêu đùa của chàng trai dành cho cô gái. Và nó cũng có thể là bài ca để thổ lộ tình cảm của chàng trai. Bài thơ chính là nét đẹp của tình yêu đôi lứa đầy lãng mạn sâu sắc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùng nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm. Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lí do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen. Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. Táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng. Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi. Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo đáp công lao ấy. Qua bài ca dao, chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Đọc tác phẩm “Dương phụ hành” ta thấy được cái nhìn đa sầu, đa cảm và tiến bộ của tác giả Cao Bá Quát. Với người Phương Đông, khi thấy hành động âu yếm, thể hiện cảm xúc tại nơi công cộng thì cho là khiếm nhã, thiếu tôn trọng người khác nhưng trái lại, tác giả thấu hiểu văn hóa phương Tây và hiểu rằng đối với họ đó là chuyện hết sức bình thường. Ông còn miêu tả hết sức kỹ lưỡng từng hành động của người thiếu phụ để làm nổi bật lên sự ngưỡng mộ, ghen tị của mình. Ông cũng ao ước mình được như vậy, sống trong những cảm xúc thật và không cần phải để ý đến cái nhìn của người khác. Nhưng không, số phận không cho phép ông được như vậy, ông nhìn cảnh hai vợ chồng họ âu yếm, hạnh phúc và thương thay cho số phận, hoàn cảnh của chính mình.