Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Sự yêu thương và sẻ chia là điều cần thiết để gắn kết những trái tim lại với nhau.Sự sẻ chia là gì? Đó là một dạng tình cảm được trao đi xuất phát từ trái tim, đồng cảm, thương yêu, san sẻ cùng với những người xung quanh cuộc sống của mình. Sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. Khi chúng ta san sẻ yêu thương, san sẻ niềm vui hay cùng đồng cảm với nhau trong những nỗi buồn, giúp nhau vượt qua khó khăn thì chúng ta sẽ nhận lại được rất nhiều thứ. Dù nó không phải là những thứ hiển hiện nhưng ít nhất bản thân mình sẽ cảm thấy an yên và vui vẻ hơn. Sự sẻ chia không phải là một khái niệm quá xa lạ trong cuộc sống này. Bởi nó luôn tồn tại và hiển diện trong chính lời nói và hành động của chúng ta với những người xung quanh. Một trong những điều nho nhỏ, bình dị mà bạn có thể nhận ra sự san sẻ chính là sự chia sẻ công việc của bố mẹ trong nhà. San sẻ từ công việc đến tình cảm dành cho con cái. Đó là một sự chia sẻ hiện hữu, rất dễ dàng nhận biết. Đối với một xã hội, sự sẻ chia yêu thương là điều vô cùng cần thiết. Nó chính là sợi dây nối liền tình cảm giữa người với người. Nó khiến cho chúng ta cảm thấy cho đi yêu thương không bao giờ là điều lãng phí. Lãng phí nhất là chúng ta để thừa yêu thương trong lòng mà không biết gửi gắm nơi đâu. Khi trao đi yêu thương với người khác, bản thân mình sẽ nhận lại được yêu thương từ ánh mắt ấm áp, từ nụ cười chân thành và lời cảm ơn nặng nghĩa tình. Chỉ như vậy thôi chúng ta cũng đã thấy được rằng sẻ chia chưa bao giờ “lỗ” với trái tim mình.
Tham khảo:
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đấùt Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động tạo cho người đọc cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi vẽ lên một khung cảnh quê hương “rất Tế Hanh”.
Thực chất của nghị luận là bàn bạc, đánh giá, trình bày ý kiến của m về một vấn đề nào đó. Đề bài trên là kiểu nghị luận văn chương( đánh giá về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích). Mình nghĩ bạn nên tự viết. Mình gợi ý dàn bài nhé:
1. Mở bài: Giới thiệu về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích
VD: Hình ảnh người nông dân trong xã hội phong kiến được các nhà văn khai thác nhiều. Họ là những con người bị áp bức nặng nề, nhưng trong họ vẫn mang những nét phẩm chất đáng quý. Tiêu biểu là nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố.
2. Thân bài: Trình bày những nhận xét đánh giá về nhân vật chị Dậu bàng các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng. Cụ thể :
+ Đọc tác phẩm ta thấy hiện lên hình ảnh người phụ nữ giàu lòng yêu thương chồng con
Dẫn chứng: nấu cháo cho chồng, quạt cho chồng ăn-> cử chỉ dịu dàng thể hiện sự quan tâm
+ Không chỉ yêu thương chồng con, chị còn là người mạnh mẽ, bản lĩnh cứng rắn nhưng cũng biết xử lí mềm mại, có tình có lí.
-Dẫn chứng : khéo léo trong cách xử lí tình huống: nói nhẹ nhàng, xưng "cháu-ông " lễ phép
Khi người nhà Lí trưởng xông vào đánh chồng chị, chị kiên quyết: túm cổ hắn ấn dúi ra cửa, hắn ngã chỏng quèo dưới đất.->Tinh thần phản kháng, không cam chịu.
+hình ảnh chị Dậu là một điểm sáng trong toàn bộ tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng: Chị là người phụ nữ đầu tiên dám đứng lên chống lại thế lực của xã hội PK. Hành động của chị Dậu dù còn mang tính tự phát nhưng hiện lên ở chị một tinh thần lạc quan
Nguyễn Tuân đa nói về chị Dậu" Trên cái tối giời tối đất của cánh đồng lúa ngày xưa thấy sừng sững cái chân dung lạc quan của chị Dậu"
+ Chị dậu vừa mang nét thuần phác đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam vừa mang nét hiện đại.Chị mang nét truyền thống của các nhân vật cúc Hoa, Phương Hoa trong truyện Nôm khuyết danh, nhưng lại hiện đại ở chỗ chị không thụ động, lệ thuộc mà chủ động giải quyết tình huống, có tinh thần đấu tranh bảo vệ công lí.
3. Kết luận: Đánh giá chung về nhân vật
Chúc bạn làm bài tốt nhé
2, Trong giới học sinh ngày nay không thể tránh khỏi việc học tủ, học vẹt. Nhưng cách học này không đem đến lợi ích cho chĩnh bản thân các bạn mà còn gây hại cho xã hội, vậy học tủ là gì học vẹt là gì? Học vẹt là nói đi nói lại như một con vẹt mà trong đầu không hiểu gì cả.Học tủ là học những câu ngắn, câu tủ, học chỗng đối không có hiệu quả. Vậy tại sao ta phải tránh học tủ học vẹt. Học tủ học vẹt có thể khiến chúng ta không hiểu bài đi thi khoong làm được và ảnh hưởng đến cuộc sống về sau. Là học sinh em cần tránh học tủ học vẹt và tìm cho mình một cách học hiệu quả nhất