K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

Tham khảo:

Kính gửi các nhà lãnh đạo của đất nước Việt Nam,

Tôi viết thư này để trình bày quan điểm của mình về các giải pháp nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam mạnh mẽ hơn. Để đạt được mục tiêu này, tôi đề xuất các biện pháp sau đây:

Đầu tiên là tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, trong đó chủ yếu là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế của nền hành chính nhà nước.  

Thứ hai là bảo đảm an ninh trật tự thời kỳ mới. Xây dựng công tác phòng ngừa, chống tội phạm, giúp cho vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

Ba là, xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh. Cở sở hạ tầng không chỉ giúp cho đất nước phát triển về mặt đời sống, du lịch, sức khỏe, kinh tế mà còn giúp cho việc các công ty nước ngoài tìm đến đầu tư nhiều hơn.

Thứ thứ là nên tiếp thu ý kiến của người dân về mọi lĩnh vực. Từ đó chắt lọc và thực hiện để đáp ứng nguyện vọng ấy.

Trên đây là những góp ý nho nhỏ của tôi trong việc xây dựng một đất nước. là một công dân, tôi luôn móng muốn được góp sức mình vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Mong rằng các vị lãnh đạo sẽ tiếp thu ý kiến của tôi và cân nhắc thực hiện theo nguyện vọng của một công dân trong đất nước.

31 tháng 8 2023

Kính gửi các nhà lãnh đạo của đất nước Việt Nam,

Tôi viết thư này để trình bày quan điểm của mình về các giải pháp nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam mạnh mẽ hơn. Để đạt được mục tiêu này, tôi đề xuất các biện pháp sau đây:

Đầu tiên là tăng cường xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, trong đó chủ yếu là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế của nền hành chính nhà nước.  

Thứ hai là bảo đảm an ninh trật tự thời kỳ mới. Xây dựng công tác phòng ngừa, chống tội phạm, giúp cho vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

Ba là, xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh. Cở sở hạ tầng không chỉ giúp cho đất nước phát triển về mặt đời sống, du lịch, sức khỏe, kinh tế mà còn giúp cho việc các công ty nước ngoài tìm đến đầu tư nhiều hơn.

Thứ thứ là nên tiếp thu ý kiến của người dân về mọi lĩnh vực. Từ đó chắt lọc và thực hiện để đáp ứng nguyện vọng ấy.

Trên đây là những góp ý nho nhỏ của tôi trong việc xây dựng một đất nước. là một công dân, tôi luôn móng muốn được góp sức mình vào công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Mong rằng các vị lãnh đạo sẽ tiếp thu ý kiến của tôi và cân nhắc thực hiện theo nguyện vọng của một công dân trong đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Ví dụ cụ thể về câu nói của nhân vật lịch sử thể hiện niềm ước mơ về hạnh phúc cho nhân dân, bình yên cho đất nước trong những câu thơ, câu văn hoặc những lời phát biểu đầy tâm huyết:

- “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, xây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới làm thành công. Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh là cả nước khỏe mạnh.”

(Hồ Chí Minh – Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục).

10 tháng 1 2021

Tham khảo:

Phan Bội Châu vị lãnh tụ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Mặc dù mang trong mình tâm huyết lớn lao song sự nghiệp của ông lại không thành, nhưng lòng yêu nước nồng nàn, cháy bỏng của ông vẫn lưu mãi muôn đời. Ông dùng thơ văn của mình như một thứ vũ khí đắc lực để cổ vũ, tuyên truyền cách mạng. Xuất dương khi lưu biệt là một trong những bài thơ như vậy.

Thực dân Pháp xâm lược nước ta, đã có nhiều phong trào nổ ra, trong đó nổi bật nhất là phong trào Cần Vương nhưng cuối cùng vẫn bị dập tắt, nó là sự báo hiệu cho việc cứu nước theo con đường phong kiến đã không còn thích hợp. Trước thực trạng chưa tìm được con đường cứu nước đúng đắn, phong trào cách mạng mới của Phan Bội Châu đã hé mở một hy vọng mới, ông cùng những người cùng chí hướng đã lập ra Duy tân hội. Đầu năm 1905, Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật, mở đầu cho phong trào Đông Du. Tác phẩm Xuất dương lưu biệt được viết trước khi ông lên đường. Tác phẩm thể hiện lòng yêu nước sâu lặng của tác giả.

Hoài bão cuộc đời, chí khí làm trai của Phan Bội Châu được bộc lộ trực tiếp ngay trong câu thơ đầu tiên của tác phẩm:

Làm trai phải lạ ở trên đờiHá để càn khôn tự chuyển dời.

Câu thơ bắt đầu bắt motip rất phổ biến trong văn học trung đại đó là “làm trai” tức để nói về nghĩa vụ, trách nhiệm của một nam nhi đối với cuộc đời, đối với đất nước. Đây là quan niệm nhập thế tích cực của Nho giáo. Câu thơ gợi cho ta nhớ đến rất nhiều bài thơ nói chí phổ biến trong văn học trung đại như: “Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu” (Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão) hay “Đã mang tiếng ở trong trời đất/ Phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ). Đến đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tiếp tục nhắc lại quan niệm về chí làm trai, nhưng trong cách thể hiện của ông mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn. Làm trai là “phải lạ” tức là phải biết sống một cách phi thường, hiển hách, dám xoay vần, chuyển đất, không thể là một kẻ sống cuộc đời tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi theo thời thế, để con tạo tự xoay vần cuộc đời mình. Bởi vậy mà:

Trong khoảng trăm năm cần có tớSau này muôn thuở há không ai?

Trong khoảng trăm năm là cả một đời người với biết bao biến cố có thể xảy ra, Phan Bội Châu tự tin khẳng định: “cần có tớ” cái tôi cái nhân xuất hiện thật ngạo nghễ, thật chủ động. Cần có ông không phải để được vui chơi, hưởng lạc mà là để cống hiến tận lực, tận tâm cho đời, để tiếng thơm còn lưu danh muôn thuở. Trong thời cuộc lúc bấy giờ đầy rối ren, thử hỏi mấy ai có thể chủ động đứng ra nhận lấy trách nhiệm vừa cao cả, vừa nặng nề ấy cho bản thân. Câu thơ của ông càng khiến ta cảm phục hơn về nhân cách cao đẹp, lớn lao ấy.

Với bốn câu thơ đầu người đọc có thể thấy hình tượng người chí sĩ hiện lên là người có khát vọng làm những việc lớn lao, trọng đại. Đồng thời ông cũng đầy ý thức về cái tôi của bản thân nhưng không phải là cái tôi hưởng thụ mà là cái tôi công dân đầy trách nhiệm. Có ý thức cống hiến cho đời. Giữa thời buổi tối tăm đó ý thức làm chai, khát vọng xoay chuyển vũ trụ và hoài bão lớn lao của Phan Bội Châu có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Bốn câu thơ cuối thể hiện chí làm trai trong hoàn cảnh thực tế:

Non sông đã chết sống thêm nhụcHiền thánh còn đâu học cũng hoàiMuốn vượt biển đông theo cánh gióMuôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Câu thơ là nỗi đau đớn, xót xa quặn thắt của nhân vật trữ tình trước thực tế nước nhà đã bị mất chủ quyền, nhân dân phải sống trong vòng nô lệ. Phan Bội Châu cũng ý thức rõ về sự hết thời của Nho học, sách vở thánh hiền không còn có ý nghĩa gì cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Ông vốn xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, vậy nhưng ông không hề bao biện mà thấy rõ sự bất lực, vô ích của lối học cũ, mang trong mình quyết tâm tìm ra con đường mới để giải phóng đất nước. Đây là một ý tưởng hết sức mạnh mẽ, táo bạo. Sự táo bạo đó bắt nguồn từ nhiệt huyết nồng cháy, lòng yêu nước nồng nàn, muốn nhanh chóng thực hiện sự nghiệp cứu nước. Đồng thời cũng do ông chịu ảnh hưởng từ những cuốn “tân thư” được truyền bá bí mật vào nước ta lúc bấy giờ. Chính những yếu tố đó đã thôi thúc ông tìm một hướng đi mới, con đường mới để cứu nước, cứu dân.

Với giọng điệu tràn đầy nhiệt huyết và cảm xúc, bài thơ đã khắc họa một cách chân thực và đầy đủ khí phách ngang tàng, táo bạo quyết liệt của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Đồng thời tác phẩm này cũng cho người đọc thấy nét tính cách nổi bật trong con người ông đó là cá tính mạnh mẽ, ưa hành động, lòng yêu nước nồng nàn, sâu đậm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Các từ ấy là: rạch, xẻo, con lươn, bùng binh, tắt, rỏng, vàm, lung, láng, bưng, bàu, cù lao, cồn, giồng...; nước lớn, nước ròng, nước rong, nước nổi, nước kém, nước đứng, nước nhửng, nước ương,...; ghe, tam bản, xuồng, vỏ lãi, tắc ráng,...

25 tháng 2 2019

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn:

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

+ Yêu thương và căm ghét có mối quan hệ khăng khít như hai mặt của một vấn đề.

+ Càng xót thương cảnh người dân lầm than, người tài bị vùi dập thì tác giả càng căm ghét những kẻ hại dân bán nước.

+ Sự yêu ghét rạch ròi, phân minh trong trái tim của tác giả.

+ Phía sau lẽ ghét thương đó chính là tình thương dân, thương đời sâu sắc, bao la

31 tháng 1 2018

Câu thơ hay trong bài gây ấn tượng: “Con không nói Trời đã biết/ Trời dẫu ngồi cao, Trời thấu hết/ Thôi con cứ về mà làm ăn/ Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!”

Đây cũng chính là ước nguyện của tác giả Tản Đà, được thấu hiểu, cảm thông. Lòng khi đã thông tường, mọi chuyện sương gió không còn ngại ngùng.

15 tháng 8 2023

tham khảo

Để làm sáng tỏ nhận xét: “Số từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến sông nước vì vậy vô cùng phong phú [...]", tác giả đã dẫn ra một số từ ngữ như: rạch, xẻo, con lươn, bùng binh, tắt, rỗng, vàm, lung, láng, bưng, bàu, cù lao, cồn, giồng...; nước lớn, nước ròng, nước rong, nước nổi, nước kém, nước đứng, nước nhửng, nước ương,...; ghe, tam bản, xuồng, vỏ lãi, tắc rằng,...