K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2022

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .
Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.
Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

18 tháng 4 2022

mở bài:

Ngỡ tưởng game chỉ là trò chơi giúp học sinh giải toả căng thẳng sau giờ học, nhưng hiện nay game trở thành “cơn nghiện” của học sinh.

II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Game: trò chơi điện tử trên máy tính
Nghiện game: là hiện tượng quá đam mê, bỏ mặc mọi thứu xung quanh, chỉ chăm chú vào đánh điện tử, chơi các trò trên mạng
Hiện trạng:

Phổ biến Các hàng internet ngày càng nhiều, số lượng học sinh chơi liên tục nhiều giờ tăng

Nguyên nhân:

Tính đa dạng của game thu hút giới trẻ Ý thức chưa cao, nhận thức còn kém Cha mẹ quản lý lỏng lẻo, nhiều bậc phụ huynh mải mê kiếm tiền mà quên mất thời gian dành cho con

Tác hại:

Ảnh hưởng xấu tới mắt: cận, loạn,… Tốn tiền, thời gian,… Học hành dễ sa sút Sinh ra nhiều tật xấu: ăn cắp, nói dối,…

Biện pháp:

Nhà trường, gia đình phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thói quen xấu này Học sinh tự có ý thức, chơi vừa đủ, dành nhiều thời gian vào hoạt động bổ ích ngoài trời,…

kết bài
Xã hội phát triển, nhu cầu giải trí tăng. Tuy nhiên không thể để hiện tượng nghiện game gia tăng vì nó là thói hư ảnh hưởng xấu tới học sinh.

20 tháng 5 2021

Trong cuộc sống hàng ngày, ở bất kì ai, bất kì đâu, ta cũng bắt gặp những con người lười biếng: Người thì lười ăn, lười nói chuyện, lười đánh răng rửa mặt, lười tắm, có người lười đọc sách, lười suy nghĩ,... nhưng căn bệnh phổ biến nhất là lười làm việc, lười học ở giới trẻ hiện nay. Nhìn chung, bệnh lười tồn tại ở nhiều dạng, hình thái khác nhau và dần dần ngấm vào con người, trở thành một căn bệnh vô cùng nguy hại, bào mòn nhân cách của mỗi chúng ta. Lười ăn, lười tập thể thao, lười rèn luyện, vận động sẽ khiến ta trở nên suy nhược về thể chất, người trở nên ì ạch gây ra nhiều loại bệnh tật. Lười lao động, lười làm việc sẽ khiến ta không có cái ăn, cái mặc... Lười học, lười đọc sách, lười trau dồi tri thức sẽ khiến đầu óc tăm tối, trở nên ngu muội, không theo kịp xã hội. Căn bệnh này nếu không được "điều trị" một cách đúng đắn, sẽ trở thành thói xấu khó bỏ. Vậy nên, mỗi chúng ta khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cần rèn luyện cho mình tác phong, nề nếp, kỉ luật tốt, luôn chăm chỉ, cố gắng và nỗ lực không ngừng nghỉ vươn tới những điều tốt đẹp để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân có ích cho gia đình, xã hội, bởi "Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng

20 tháng 5 2021

hơi dài nhưng cm ơn cậu nha yeu

22 tháng 5 2021

Trong thời gian gần đây xảy ra rất nhiều vụ bạo lực học đường. Như lột đồ, đánh hội đồng rồi đăng clip lên mạng xã hội. Là một người học sinh em cảm thấy đây là hành động quá mức cho phép. Việt Nam nói riêng cũng như các nước nói chung cũng đang đau đầu về vấn nạn này. Bạo lực học đường là một hiện tượng học sinh dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Biểu hiện là đánh nhau giữa cá nhân học sinh và một nhóm học sinh khác. Nguyên nhân dễ thấy do tự bản bản thân các bạn học trò quá lớn, lúc nào cũng muốn thể hiện mình. Thêm đó là sự thiếu giáo dục của người thân, gia đình và nhà trường khiến các kẻ xấu có cơ hội tiếp cận các bạn hơn.Vì vậy mọi hành vi bạo lực học đường đều được gia đình nhà trường lên án mạnh mẽ. Việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường không chỉ có gia đình và nhà trường mà mỗi cá nhân đều phải ngăn chặn vấn nạn này.

 

22 tháng 5 2021

Bạo lực học đường gây nên nhiều hậu quả cho người bị hại. Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Sẽ trở thành ám ảnh trong cuộc đời các em. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có con bị hại. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường, khi không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đến với người học sinh. Hãy cùng chung tay để nói không với bạo lực học đường.

6 tháng 8 2018

uân Quỳnh (1942 – 1988) là nhà thơ nữ dược nhiều người yêu thích. Thơ chị trẻ trung, sôi nổi, giàu chất trữ tình, vốn xuất thân từ nông thôn nên Xuân Quỳnh hay viết về những đề tài bình dị, gần gũi của cuộc sống đời thường như tình mẹ con, bà cháu, tình yêu, tình quê hương, đất nước. Ngay từ tập thợ đầu tay Tơ tầm – Chồi biếc (in chung – 1963), Xuân Quỳnh gây được sự chú ý bởi phong cách thơ mới mẻ. Hơn hai mươi năm cầm bút, chị đã sáng tác nhiều tập thơ có giá trị, tạo ấn tượng khó quên trong lòng người đọc.
Bài thơ Tiếng gà trưa được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ trên phạm vi cả nước. Bị thua đau ở chiến trường miền Nam, giặc Mĩ điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng máy bay, bom đạn… ra miền Bắc, hòng tàn phá hậu phương lởn của tiền tuyến lớn. Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng ấy, hàng triệu thanh niên đã lên đường với khí thế xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ, Mà lòng phơi phới dậy tương lai. Nhân vật. trữ tình trong bài thơ là người chiến sĩ trẻ đang cùng đổng đội trên đường hành quân vào Nam chiến đâu.
Tiếng gà trưa đã gợi nhớ về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình, quê hương đã làm sâu sắc thêm tính yêu đất nước.
Bao trùm bài thơ là nỗi nhớ cồn cào, da diết. Nhớ nhà, đó là tâm trạng tất yếu của những người lính trẻ vừa bước qua hoặc chưa bước qua hết tuổi học trò đã phải buông cây bút, cầm cây súng ra đi đánh giặc cứu nước. Nỗi nhớ ở đây thật giản dị và cụ thể. Chỉ một tiếng gà trưa bất chợt nghe thấy khi Dừng chân bèn xóm nhỏ là đã gợi dậy cả một trời thương nhớ. Tiếng gà nhảy ổ làm xao động nắng trưa và cũng làm xao xuyến hồn người. Nghe tiếng gà mà như nghe thấy tiếng quê hương an ủi, vỗ về và tiếp thêm sức mạnh. Điệp từ nghe được nhắc lại ba lần, mở đầu ba câu thơ liên tiếp thể hiện sự rung cảm cao độ trong tâm hồn chiến sĩ:
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bèn xóm nhỏ
Tiếng gà cũ nhảy ổ
Cục… cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đờ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.
Suốt một đời lam lũ, lo toan, bà chẳng bao giờ nghĩ đến bản thân mà chỉ lo cho cháu, bởi đứa cháu đối với bà là tất cả. Bà thầm mong đàn gà thoát khỏi nạn dịch mỗi khi mùa đông tới: Để cuối năm bán gà, Cháu được quần áo mới. Ao ước của đứa cháu có được cái quần chéo go, Cái áo cánh chúc bầu còn nguyên vẹn lần hồ sột soạt và thơm mùi vải mới được nhân lên gấp bội trong lòng bà yêu cháu. Hạnh phúc gia đình giản dị, đầm ấm mà rất đỗi thiêng liêng cùng bao khát vọng tuồi thơ dường như gói gọn cả trong tiếng gà trưa:
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiều hạnh phúc,
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng.
Thông qua nỗi nhớ được khơi dậy từ tiếng gà trưa, nhà thơ Xuân Quỳnh đã miêu tả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tình cảm yêu mến, kính trọng bà của một em bé nông thôn. Tình bà cháu thắm thiết đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người chiến sĩ hôm nay đang trên đường hành quân chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Khổ thơ cuối cùng là lời tâm sự chân thành của đứa cháu chiến sĩ trên đường ra tiền tuyến gửi về người bà kính yêu ở hậu phương. Từ tình cảm cụ thể là tình bà cháu đến tình cảm lớn lao như lòng yêu Tổ quốc, yêu xóm làng thân thuộc đều được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật giản dị, mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày; ấy vậy mà nó lại gây xúc động sâu xa bởi nhà thơ đã nói giúp chúng ta những điều thiêng liêng nhất của tâm hồn.
Đọc bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh, một lần nữa chúng ta nhận thấy rằng nhà văn Nga I-li-a Ê-ren-bua thật sáng suốt khi đúc kết nên chân lí: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc

7 tháng 8 2018

ê bạn đùa mình à k cóp ma`

17 tháng 2 2021

Ai làm được mik tick cho

17 tháng 2 2021

I. Mở bài: giới thiệu hiện tượng lười học của học sinhDân tộc Việt Nam ta có tinh thần hiếu học và ham học qua bao đời, đến nay vẫn được lưu truyề. Thế nhưng trong xã hội vẫn còn một thành phần học sinh rất lười học, dung mọi cách để trốn học hay thậm chí bỏ học. để hiểu rõ hơn về vấn đề này ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng lười học của học sinh.II. Thân bài: nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay1. Giải thích hiện tượng lười học ở học sinh:- Không có tinh thần học tập- Chán nản trong học tập- Mơ màng đến những thứ khác khi đến trường- Đến trường thì không tập trung- Về nhà không chịu học2. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lười học ở học sinh hiện nay:- Do cá nhân học sinh: lười nhác học tập, bị lôi kéo, nghiện game, học tập đua đòi theo bạn bè, không có mục dích phấn đấu, không có ước mơ,….- Gai đình: cha mẹ không yêu thương chăm sóc con cái, tạo áp lực cho con trong học tập làm con chán nản, chưa có sự quan tâm đến con cái,….- Nhà trường: thầy cô giáo chưa tạo được sự hứng thú trong học tập đối với học sinh, có nhiều cách dạy bảo thủ, chương trình học nặng nề, áp lực thành tích,….- Xã hội: hòa nhịp với sự phát triển của xã hôi tiếp thu nền văn hóa không tốt của thế hệ học sinh, mê thế giới ảo,….3. Thực trạng của học sinh lười học hiện nay:- Tỷ lệ học sinh bỏ học, trốn tiết ngày càng nhiều- Có nhiều học sinh bỏ học, bị dụ dỗ vào tệ nạn xã hội ngày càng phổ biến- Thành tích học tập ngày càng giảm4. Biện pháp tránh hiện tượng lười học ở học sinh:- Cá nhân học sinh phải hiểu rõ trách nhiệm của mình, có niềm say mê học tập, không bị dụ dỗ bởi các trò chơi vô bổ- Gia đình quan tâm và chăm sóc con em nhiều lơn- Nhà trường chú ý tới học sinh, đưa các chương trình giảng dạy độc đáo và thú vị để gây hứng thú cho học sinhIII. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về hiện tượng lười học của học sinh hiện nay- Tự hiểu rõ mình là tương lai của đất nước- Ra sức học tập và làm việc

CC
Cô Châu Hạnh
Giáo viên
27 tháng 12 2022

Tham khảo một vài ý sau nhé!

- Hành động của bản thân đối với việc giữ gìn văn hóa dân tộc.

+ Tuyền truyền, tích cực tham gia các hoạt động, lễ hội truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Lưu giữ những vẻ đẹp về những di sản, truyền thống tốt đẹp.

+ Góp công quảng bá hình ảnh truyền thống, ẩm thực, đặc sản,... khắp tứ phương.

+...

2 tháng 3 2016

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo. Bác giản dị trong đời sống,trong việc làm,trong quan hệ với mọi người ,trong lời nói và bài viết.Bác mà chúng ta có thể biết, sự giản dị của Bác càng làm nổi bật đời sống nội tâm và tôn thêm vẻ đẹp con người Bác. Sự giản dị của Bác là tấm gương mà chúng ta phải học tập và noi theo.

mk tự viết nhaeoeo

nhớ tick mk nhaleuleu

 

27 tháng 8 2016

Hình như cái này là GDCD mà bn sao lại chọn nó là Ngữ Văn đc zay?

8 tháng 1 2022

Tham Khảo
Câu 1 

Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Con được mẹ đưa vào giấc ngủ say nồng giữa những chưa hè oi ả bằng những lời ru ngọt ngào .Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến đến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!

Câu 2
Tôi vẫn nhớ như in sinh nhật năm ấy, ba tặng cho tôi một cây bút máy và nói: “Con hãy giữ gìn và trân trọng cây bút này nhé! Nó sẽ giúp con học tốt và có chữ viết đẹp.” Tuy cây bút không phải là đẹp nhất nhưng nó là món quà có ý nghĩa nhất đối với tôi, cũng là món quà đầu tiên mà ba đã tặng cho tôi. 

Cây bút có màu đen, thân bút tròn, nhỏ nhắn, to bằng ngón tay trỏ. Nắp bút màu bạc có cái kẹp bằng sắt mạ bóng loáng. Ngòi bút hình lá tre sáng bóng như gương soi. Tôi rất quý cây bút, nó không chỉ giúp tôi trong việc học hành mà nó còn chứa đựng tình yêu thương của ba dành cho tôi. 

Trong những năm tháng cắp sách đến trường, bút, từ lúc nào, đã trở thành người bạn thân thiết của tôi. Bút giúp tôi viết bài, làm toán, làm văn, bút giúp tôi có được những dòng chữ đều đều trên trang giấy trắng tinh, bút còn rèn cho tôi tính kiên nhẫn mỗi khi viết... Bây giờ, tôi mới hiểu, ba tặng bút cho tôi là muốn tôi học được sự kiên trì, nhẫn nại trong học tập và làm việc, sự quyết tâm và ý chí vươn lên, không được gục ngã trước những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. 

Ba tôi vẫn thường nói “Nét chữ nết người” và bảo tôi luôn luôn ghi nhớ câu nói ấy. Ba tôi thật tuyệt vời, và bút cũng thế. Nếu thiếu một trong hai, ba tôi hoặc bút, chắc cuộc sống của tôi sẽ mất hết ý nghĩa. Bởi ba là người đã vạch.