K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2017

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng: 1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây giờ mới ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. Có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hay lưỡng ý của Trương Sinh. Chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện, nó góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

7 tháng 11 2017

nói là ko copy, điết hả

24 tháng 7 2018

“Thân em như tấm lụa đào

Phât phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Hình ảnh người phụ nữ sống dưới thời phong kiến xưa khi bước vào ca dao cũng như văn thơ luôn luôn có những điểm chung. Đó là những cô gái, những người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng luôn gặp phải những chắc chở, khó khăn, không được nói lên tiếng nói trong lòng mình do sự bất công trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ tồn tại lâu đời. Nếu Nguyễn Du có tác phẩm truyện Kiều, Đặng Trần Côn có “Trinh phụ ngâm khúc” thì Nguyễn Dữ cũng góp vào đề tài quen thuộc ấy một “chuyện người con gái Nam Xương”. Tác phẩm “chuyện người con gái Nam Xương” không chỉ mang giá trị hiện thực về người phụ nữ hiền thục xưa gặp phải bi kịch cuộc đời mà còn mang đến những ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.

Gía trị hiện thực trong tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương được tái hiện qua hình ảnh nhân vật Vũ nương – người con gái đẹp người đẹp nết nhưng lại gặp bi kịch, trái ngang trong cuộc đời.

Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp, hiền hậu, chung thủy và biết sống nhún nhường theo lễ giáo phong kiến. Nhà văn Nguyễn Dữ đã dùng những lời lẽ đẹp nhất khi nói về nàng “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Người con gái quê ở Nam Xương ấy cũng là một người khéo léo trong giao tiếp với mọi người, biết kính trên nhường dưới “nàng luôn giữ gìn khuôn phép, chưa từng sảy ra thất hòa”. Vũ Nương luôn yêu thương chồng hết mực, lo lắng cho người chồng chuẩn bị tòng quân, nàng nói “chàng đi chuyến này, thiếp không đeo được ấn phong hầu trở về quê cũ, chỉ mong ngày về mang theo hai chữ bình yên”. Ai có chồng đi lính cũng mong lập công danh hiển hách nhưng với Vũ Nương thì không, nàng không hề màng công danh võng lọng mà chỉ mong người phu quân của mình bình yên trở về. Bởi lẽ, nàng đã lường trước và cảm thông được những khó khăn, vất vả trên con đường trinh chiến mà chồng sẽ trải qua “giặc cuồng còn lẩn lút, quân chiều còn gian lao”. Mặc dù sống dười chế độ phong kiến, là phận gái không được đi học đàng hoàng như nam giới nhưng Vũ Thị Thiết lại rất hiểu đạo lý. Nàng nói những lời tiễn biệt rất ân tình, xúc động và đằm thắm “Nhìn trăng soi thành cũ lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang lại thổn thức tâm tình thương người đất thú. Dù có thư tín nghìn vàng cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Lời nói ấy của Vũ Nương khiến cho mọi người “ứa hai hàng lệ”. Trong lời nhắn gửi ấy là cả một tấm chân tình, cả một tình yêu thương vô bờ bến đối với người chồng của mình. Tình yêu ấy cùng nỗi nhớ thương chờ đợi của nàng cứ dài theo năm tháng. Sự thủy chung ấy cũng chính là phẩm chất chung của những người chinh phụ xưa. Không chỉ nết na, thủy chung, nàng Vũ nương còn là một người vợ người mẹ đảm đang, một người con dâu vô cùng hiếu thảo. Chàng Trương Sinh – phu quân của Vũ Nương đi chưa được bao lâu thì nàng sinh con. Nàng vừa chăm sóc cho người mẹ già lại vừa lo cho đứa con mọn. Một người phụ nữ hiền dịu, đảm đang ấy giờ trở thành trụ cột trong gia đình, nàng vừa là một người mẹ lại vừa là một người cha, mọi việc trong nhà nàng một tay lo liệu, quán xuyến tươm tất. Bà mẹ già vì nhớ Trương Sinh mà lâm bệnh, “Vũ Nương chạy chữa thuốc thang, lễ thần bái phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nàng không chỉ lo thuốc thang, lo lễ bái mà còn biết nói những lời ngọt ngào để mẹ chồng vui lòng. Qủa là một người con dâu khéo léo, biết chăm sóc gia đình. Rồi khi người mẹ chồng qua đời nàng lại lo việc “ma chay tế lễ như với cha mẹ đẻ mình”. Tất cả những điều đó càng cho thấy Vũ Nương vừa đẹp người đẹp nết, vừa dịu hiền, khéo léo, đảm đang, mang đầy đủ phẩm hạnh tốt của người phụ nữ chính thống xưa “Công dung ngôn hạnh”

Tuy là người con gái đẹp người đẹp nết như thế, nhưng Vũ Nương là có một số phận bi kịch đau đớn trước sự ghen tuông vô cớ của người chồng. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, cuối cùng Trương Sinh cũng trở về. Những tưởng gia đình đoàn tụ, Vũ Nương sẽ được sống những ngày hạnh phúc bù đắp những tháng ngày vất vả lo toan. Tưởng rằng sự nhớ nhung xa cách bấy lâu sẽ kết thành sợi dây tơ hồng để họ gắn bó, hiểu và cảm thông với nhau hơn thì ngờ đâu cuộc đời không chiều lòng người, một hồi chuông oan nghiệt vang lên khi Trương Sinh trở về. Khi đứa con không nhận Trương Sinh là cha và nói “Trước đây có một người đàn ông đến vào ban đêm, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Vốn tính đa nghi, Trương Sinh không hề xem xét gì cả đã vội mắng nhiếc vợ cho hả giận. Mặc cho nàng phân trần giải thích người chồng vẫn không nghe. Dù dân làng, hàng xóm có ra sức khuyên can nhưng nỗi ám ảnh về người vợ không chung thủy đã bám chặt vào đầu chàng đến mức không còn đủ tỉnh táo để xem xét sự việc. Vậy là sau bao ngày tháng một mình vất vả chăm lo cho gia đình thì giông tố kéo đến mang theo cái hi vọng đoàn viên hạnh phúc của Vũ Nương. Nàng quá đau đớn và tuyệt vọng khi chồng không hiểu lòng mình, tình cảm vợ chồng gắn bó lâu nay bỗng chốc tan vỡ “Nay đã bình rơi châm gãy, gió tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió, khóc tuyết bông hoa rụng xuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa đâu còn có thể lại lên núi vọng phu kia nữa”. Đằng sau câu nói của Vũ Nương là cả một sự đau đớn tột cùng, bao nhiêu dòng nước mắt đau thương của nàng. Tấm lòng chung thủy, sắt son của người chinh phụ không được ghi nhận, không được tin tưởng đã khiến nàng không còn muốn sống trên thế gian này. Nàng đã reo mình xuống dòng sông tự vẫn. Và vậy là người con gái với những phẩm chất “công dung ngôn hạnh” ấy đã lấy cái chết để giải nỗi oan ức của mình, chứng minh cho sự trong sạch. Một đêm ngồi trước ánh đèn, con trai chỉ cái bóng của Trương Sinh trên vách và gọi là cha. Lúc này chàng mới biết rằng đã nghi oan cho vợ. Nếu Trương Sinh tìm hiểu ngọn ngành và tin tưởng yêu thương vợ thì nỗi oan đã được giải nhưng tiếc rằng đã quá muộn rồi.Chính sự đa nghi của chồng đã giết chết Vũ Nương. Cái chết của Vũ Nương đã tố cáo xã hội phong kiến bất công khiến cho thân phận người phụ nữ trở nên nhỏ bé, không được nói lên tiếng nói của bản thân mình.

Bên cạnh giá trị hiện thực, tác phẩm còn đem đến giá trị nhân đạo sâu sắc. Điều đó được thể hiện qua chi tiết nàng tiên cứu và giúp đỡ Vũ Nương để nàng được hồi sinh một lần nữa. Chết trong uoan uổng và tủi nhục nên Vũ Nương vẫn không sao yên lòng. Nàng nhờ Phan Lang mang theo cây trâm cài tóc đưa cho Trương Sinh với lời nhắn mong Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng. Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương, nàng hiện về trên chiếc kiệu rực rỡ nguy nga ẩn hiện giữa dòng sông rồi biến mất. Tuy nàng không còn trở lại nhân gian nữa nhưng được giải oan đã thỏa ước nguyện của nàng. Chi tiết ly kỳ này không chỉ làm cho tác phẩm trở nên lôi cuốn mà còn mang ý nghĩa nhân vân sâu sắc. Nếu như ở một số tác phẩm văn học, người phụ nữ bị vùi dập, lênh đênh giữa dòng đời vô định không một lối thoát. Thì ở tác phẩm này, với sự xót thương vô cùng cho người phụ nữ, nhà văn đã xây dựng một chi tiết thật đẹp và đầy cảm xúc, phần nào giúp cho người phụ nữ được giải thoát, dù chỉ là giải thoát cho gánh nặng về nỗi oan khi đã chết.

Tác phẩm chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã khắc họa hình ảnh công dung ngôn hạnh và số phận tủi nhục của người phụ nữ sống dưới xã hội phong kiến đầy bất công ngày xưa. Qua đó nói lên tiếng lòng của họ. Tác phẩm tuy cách xa chúng ta hàng bao thế kỷ nhưng vẫn để lại giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, để lại dư vang tốt đẹp trong trái tim của triệu triệu người đọc.

Cái bóng là chi tiết có ý nghĩa và đáng giá nhất trong truyện. Vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và nói dối con đó là cha nó. Đó là lời nói dối hoàn toàn tốt đẹp nhưng cũng chính cái bóng ấy, nàng bị hàm oan không chung thủy và giữ gìn đạo làm vợ ( câu bị động ). Trương Sinh chưa kịp làm rõ ràng mọi chuyện đã vu khống Vũ Nương khiến nàng phải tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện mãi sau này Trương Sinh thấu hiểu nỗi oan khuất của vợ cũng. Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã tô đậm cái chết của Vũ Nương thêm oan ức. Có thể nói cái bóng ấy có giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn. Ôi! Thật tiếc thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh như Vũ Nương hết lòng vì chồng con lại nhận một cái kết ngang trái đến như vậy ( câu cảm thán). Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho minh oan cho sự trong sạch của Vũ Nương.

   Cái bóng là chi tiết có ý nghĩa và đáng giá nhất trong truyện. Vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và nói dối con đó là cha nó. Đó là lời nói dối hoàn toàn tốt đẹp nhưng cũng chính cái bóng ấy, nàng bị hàm oan không chung thủy và giữ gìn đạo làm vợ ( câu bị động ). Trương Sinh chưa kịp làm rõ ràng mọi chuyện đã vu khống Vũ Nương khiến nàng phải tự vẫn để chứng minh sự trong sạch của mình. Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện mãi sau này Trương Sinh thấu hiểu nỗi oan khuất của vợ cũng. Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng (một thứ mờ nhạt, vô nghĩa) đã tô đậm cái chết của Vũ Nương thêm oan ức. Có thể nói cái bóng ấy có giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn. Ôi! Thật tiếc thương cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh như Vũ Nương hết lòng vì chồng con lại nhận một cái kết ngang trái đến như vậy ( câu cảm thán). Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho minh oan cho sự trong sạch của Vũ Nương.

17 tháng 8 2021

Tham khảo nha:

I. Mở bài

Giới thiệu truyện Chuyện người con gái Nam Xương và chi tiết chiếc “cái bóng”:

“Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa.Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh “cái bóng”.II. Thân bài

- Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường qua ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra:

Vũ Nương đã nói với con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha.Sợ con buồn tủi và thiếu thốn tình cảm của cha mà nàng đã nói dối Đản, lời nói dối ấy là biểu hiện cao đẹp nhất của tình yêu mà Vũ Nương dành cho con.Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình, là điều có thể khỏa lấp nỗi mong chờ trong em.Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình.Câu chuyện về người cha khác từ bé Đản đã làm nảy ra trong Trương Sinh mối nghi ngờ không dứt

=> Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập nàng. Nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang.

- Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương.

Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng “cha” như những lần ngồi cùng mẹ.Trương Sinh hiểu được lỗi lầm của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ.

=> Chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh.

III. Kết bài

Chi tiết đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công tàn bạo, khi mà chế độ phụ hệ lên ngôi, sự nhẫn tâm đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng.
17 tháng 8 2021

Tham khảo nha:

Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa. Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh “cái bóng”.

Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường quà ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Là một người vợ có chồng ra chiến trận bão năm không chút tin tức, nàng thui thủi một mình chăm mẹ già con côi. Cuộc sống xa chồng đã vất vả khó khăn lại thiếu thốn tình cảm chắc chắn càng mệt mỏi, nhưng không vì thế mà nàng bận lòng, vẫn một mực chung thủy, son sắt. Hiểu được nỗi mong nhớ cha của đứa con thơ khi sinh ra chưa một lần gặp bố, nàng đã nói dối con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha con đó, người vẫn luôn đồng hành và dõi theo mẹ con ta. Sợ con buồn tủi và thiếu thốn tình cảm của cha mà nàng đã nói dối Đản, đó là lời nói dối ngọt ngào hằng mong điều tốt đẹp không có gì là xấu xa cả. Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình, là điều có thể khỏa lấp nỗi mong chờ trong em. Vì mới vừa lên ba còn thơ ngây, chưa biết quá nhiều điều nên em tin vào lời mẹ. Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình. Người cha ấy luôn quấn quýt bên mẹ, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, luôn im lặng mà chưa bao giờ bế Đản. Cậu bé ấy thật thà kể lại cho Trương Sinh nghề về câu chuyện người đàn ông đêm đến cùng mẹ, đó là lời nói vô tư của một đứa trẻ. Nhưng chính câu chuyện về người cha khác từ bé Đản đã làm nảy ra trong Trương Sinh mối nghi ngờ không dứt, bản tính ghen tuông cùng sự nóng nảy của hắn khiến cho Vũ nương phải đau khổ vô cùng. Từ cái bóng ấy mà Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập nàng mặc cho hàng xóm can ngăn. Hắn đã nhẫn tâm đuổi người phụ nữ đầu ấp tay kề, người đã chăm sóc mẹ già lúc ốm đau, chăm con khi non thơ, bé bỏng ra khỏi nhà. Đường cùng, nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh cho sự trong sạch, thủy chung của mình.

Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương. Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng “cha” như những lần ngồi cùng mẹ, bây giờ hắn mới hiểu được lỗi lầm của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ. Chính chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh để chàng nhận ra lỗi lầm của mình, mặc dù đó là lời hối hận muộn màng.

Một chi tiết tưởng chừng như bình thường đơn giản nhưng lại góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, hình thành nên tư tưởng cho tác phẩm. Chi tiết chiếc bóng đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công tàn bạo, khi mà chế độ phụ hệ lên ngôi, sự nhẫn tâm đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng.

Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho mọi oan khuất của Vũ Nương.

8 tháng 10 2021

Tham khảo:

undefined

undefined

undefined

Tham khảo !

Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo:

- Thể hiện đặc trưng của thể loại truyện truyền kì, đó là việc sử dụng các yếu tố ma mị, kì ảo.

- Làm nổi bật phẩm chất của Vũ Nương: chứng minh nàng trong sạch, dù bị chồng nghi oan nhưng vẫn trở về tạ từ: "Cảm tạ tình chàng nhưng thiếp chẳng thể trở về chốn nhân gian được nữa".

- Thể hiện bi kịch của nhân vật Vũ Nương: người con gái tư dung tốt đẹp như Vũ Nương nhưng phải chịu cuộc đời oan khuất. Dù được trở về nhưng chỉ xuất hiện trong chốc lát, mãi không thể có cuộc sống hạnh phúc ngay ở cõi trần. Đó là bởi nếu Vũ Nương có trở về sống thì những người độc đoán hồ đồ như Vũ Nương vẫn còn, xã hội phong kiến hà khắc vẫn còn tồn tại đó thì Vũ Nương có trở về cũng chẳng thể hạnh phúc. => chi tiết kì ảo không vì thế mà làm giảm bớt tính bi kịch cho câu chuyện.

- Thể hiện tài năng và tâm huyết của người cầm bút: Nguyễn Dữ rất trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ. Bởi vậy ông muốn nhân vật của mình, dù bị nghi oan thì sẽ được giải oan, ngay ở cõi này.