K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2017

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, và một trong số đó là đức tính trung thực. Vậy “tính trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật. Đức tính trung thực được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Riêng trong học tập, những biểu hiện của đức tính trung thực là các bạn học sinh không quay học, không mang tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra. Trung thực là đức tính cần thiết và quý báu của mỗi người. Nó mang đến một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa con người với nhau. Người trung thực luôn nhận được sự tin yêu và kính trọng của mọi người. Ngày nay, tính trung thực lại càng cần thiết hơn vì đức tính này sẽ giúp chúng ta trở thành những con người tốt, được người khác tin tưởng, như lời Bác Hồ đã từng dạy: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

5 tháng 5 2017

Tks bn nhé

4 tháng 3 2020

uk.ai gia đề mà khó thế!!

4 tháng 3 2020

giáo viên giao chứ còn ai

13 tháng 4 2022

TK ạ : Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.

13 tháng 4 2022

THAM KHẢO

Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống.

17 tháng 5 2022

làm ròi tặng coin nè:33

17 tháng 5 2022

Dàn bài tham khảo ạ:

1.Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: cách cư xử và hành động kỳ thị của một số người Việt với người đồng tính và tình yêu đồng giới

2. Thân bài

a. Giải thích và bàn luận về thực trạng của việc cư xử và hành động kỳ thị của một số người Việt với người đồng tính và tình yêu đồng giới

- Giải thích các khái niệm: "người đồng tính", "kỳ thị"
- Thực trạng của việc cư xử và hành động kỳ thị đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới:
+ Trong xã hội vẫn còn tồn tại rất nhiều định kiến và sự kỳ thị đối với người đồng tính và tình yêu đồng giới.
+ Người đồng tính thường bị chính những người thân ép buộc, sử dụng nhiều biện pháp ngăn cản các mối quan hệ tình cảm và thay đổi xu hướng tính dục.
+ Người đồng tính còn phải gánh chịu sự coi thường từ lời nói, hành động trêu chọc, giễu cợt từ người khác

b. Hậu quả của việc kỳ thị người đồng tính và tình yêu đồng giới
- Vi phạm nghiêm trọng đến những quyền cơ bản của con người như quyền bình đẳng và "mưu cầu hạnh phúc".
- Những hành vi giễu cợt, bàn tán vô tình gây ra cho người đồng tính những vết thương tinh thần không thể chữa lành.

c. Lí giải nguyên nhân
- Xuất phát từ những định kiến và quan niệm sai lệch về người đồng tính, cho rằng họ là những người dị biệt, khác thường
- Quan niệm cho rằng tình yêu đồng giới là sự vi phạm các quy tắc, chuẩn mực về đạo đức và đi ngược lại với quy luật tâm lý tình cảm của con người.

d. Bài học nhận thức và hành động
- Cần thay đổi nhận thức về cộng đồng người đồng tính thông qua các biện pháp tuyên truyền, phổ biến và tích cực bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ.
- Cần lên án, phê phán, bài trừ những hành vi xúc phạm, coi thường người đồng tính và tình yêu đồng giới.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề nghị luận.

17 tháng 4 2017

Đề 1: Bài Làm

Môi trường sống chính là căn nhà chung của con người, nó cho ta sự sống, cho ta một điều kiện để tồn tại, phát triển, khám phá, tận hưởng. Vậy, chúng ta hãy bảo vệ môi trường này vì điều đó cũng có nghĩa là bảo vệ chính cuộc sống của mình. Đây không phải là công việc của riêng bất kỳ một ai mà nó chính là trách nhiệm của tất cả cộng đồng người, những ai đang tồn tại trên trái đất này xin hãy chung tay, hãy bắt đầu từ chính gia đình của bạn, một tế bào của xã hội.

Hãy làm từ những việc nhỏ nhất, mỗi người trong gia đình, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ, ông bà, ba mẹ, con cái phải tự xây dựng cho mình một tác phong khoa học trong công việc cũng như sinh hoạt vì nó đang gắn trực tiếp đến môi trường. Mọi người hãy coi việc bảo vệ môi trường như công việc thường trực, như một thói quen thằng ngày vậy. Vì vậy, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là việc hết sức quan trọng, và hãy làm ngay trong gia đình chúng ta. Phải đặt việc này một cách thường xuyên, ở mọi lúc mọi nơi. Vận dụng tất cả mọi cách để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ lời nói đến hành động, hãy tuyên truyền thuyết phục và đưa ra những tấm gương.

Người lớn trong gia đình chính là tấm gương tốt nhất cho con cháu, do đó ông bà, bố mẹ hãy là người đầu tiên bảo vệ môi trường, hãy phân tích, chỉ bảo và hướng con cháu đến hành động thiết thực. Hãy chủ động nhắc nhở và khuyên răn nghiêm khắc với những hành động tưởng chừng như nhỏ nhất, đôi khi lại là khiến con trẻ lạc lối. Nếu bạn nhìn thấy một đứa trẻ biết vứt rác đúng chỗ, đúng nơi quy định, và bạn tán dương, vỗ tay khen ngợi, một lời động viên tưởng đơn giản nhưng với nhận thức của đứa trẻ thì nó vô cùng to lớn. Điều này sẽ định hướng đúng đắn hành vi của con trẻ sau này. Hoặc khi con trẻ nhận được một lời nhắc nhở của người lớn về việc mình vứt rác không đúng nơi đúng chỗ, chúng sẽ biết điều đó là sai, không nên làm, cứ như thế trong đầu trẻ hình thành ý thức và nhận định, chúng sẽ biết sau này phải làm điều gì và không nên làm điều gì. Nhưng tại thời điểm đó, nếu như hành vi của con trẻ là đúng hoặc sai nhưng người lớn, ông bà, cha mẹ lại làm ngơ, thờ ơ, bỏ mặc hoặc cũng chính người lớn thực hiện những hành động vô tội vạ đó thì trực tiếp chúng ta đã thu vào trong trí óc trẻ. Và rồi ngày mai, ngày kia, cả sau này chúng sẽ vứt rác bừa bãi, hành động bừa bãi giống như chúng ta đã làm. Nói cách khác, việc người lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa trẻ, vì vậy, hãy hành xử đúng đắn, cúng bảo vệ môi trường từ chính bản thân chúng ta.

Có hàng trăm hàng nghìn cách và hành động để bảo vệ môi trường xung quanh. Cộng đồng cùng thực hiện đó là cách tốt nhất để tạo ra một ngôi nhà chung trong sach và tươi xanh. Dù là cách nào đi chăng nữa, trước tiên hãy xuất phát từ bản thân và gia đình, hãy nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng giáo dục, bằng tuyên truyền, ngăn chặn. Gia đình là một tế bào trong cơ thể môi trường sống, tế bào có tốt thì môi trường mới mạnh khỏe được. Và khi tất cả các tế bào cùng hợp lại và xây dựng nên thì mới có thế bảo vệ được trái đất này. Đừng thơ ơ trước những hành động tưởng chừng như đơn giản nhất. Hãy lên án những hành vi sai trái, ngăn chặn những kẻ đang ngày ngày âm mưu hủy hoại môi trường. Dù chỉ là những việc làm nhỏ nhất.

Xã hội ngày càng phát triển đến chóng mặt, nhưng cũng kéo theo một hệ lụy đó là làm mất đi dần những giá trị truyền thống, hay chính là làm cho con người trở nên vô cảm, lãnh đạm hơn với những việc làm, những con người xung quanh và cộng đồng mà không biết việc làm đó ảnh hưởng to lớn đến thế nào với cuộc sống tương lai, sau này. Thức tĩnh ngay bây giờ là điều cần thiết vì một môi trường xanh-sạch- đẹp. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.

17 tháng 4 2017

đề 3:lấy luôn câu đầu làm câu mở bài

tb:-sau đó thì hãy nêu những tác hại mà facebook nêu ra như:

văng tục chửi bậy

nghiện nghập không thể bỏ

tàn phá về ý thức của mỗi con người

bị lừa bởi bọn cheat

không điều chỉnh được thời gian làm việc

hại mắt

không suy nghĩ về tương lai sau này

-rồi nêu cách khác phục:

nỗ lực tuyên truyền

phổ biến về tác hại của việc sử dụng Facebook quá nhiều cho mọi người, đặc biệt là học sinh

2 câu cuối thân bài:hực chất Facebook không xấu, chỉ là do ta không biết cách sắp xếp, sử dụng hợp lí mà thôi. Nếu biết cách sử dụng hợp lí, Facebook chắc chắn sẽ là một trang mạng xã hội thực sự hữu ích với tất cả mọi người.

KB:cứ nêu về tác hại khôn lường của facebook và bộc lộ cảm xúc của bạn về vấn đề này

đây là dàn bài ho bạn nhé tuy chưa từng dùng facebook

30 tháng 7 2020

Tham khảo:

I. Mở bài:

- Thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá phát triển đất nước ngày nay mọi người không chỉ quan tâm hơn tới vẻ đẹp bề ngoài của ngôi nhà, của đường phố mà bản thân mỗi người, đặc biệt là học sinh hiện nay cũng đang quan tâm chú ý hơn tới vẻ đẹp bên ngoài của mình.

- Tuy nhiên vấn đề ở đây là thực trạng trang phục của một bộ phận học sinh hiện nay lại đang làm mất dần phong cách và vẻ đẹp của con người Việt Nam truyền thống.

II. Thân bài

- Trang phục áo dài của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Đó quả là niềm tự hào của toàn nhân dân. Nhưng học sinh hiện nay đang làm mất dần vẻ đẹp ấy. Điều đó là đúng hay sai?

- Học sinh bây giờ là một "tập đoàn" lớn toàn là các thế hệ 8x, 9x năng động, trẻ trung, sôi nổi, sống theo một cách khác, nghĩ theo một cách khác, làm theo một cách khác....điều đó không sai, thậm chí là rất tích cực nhưng trong đó, có một số phần tử của xã hội đã sống, nghĩ và làm theo một hướng rất tiêu cực.

- Chính cái phong cách sống, nghĩ và làm của học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung ấy đã tác động không nhỏ tới nhận định của học sinh. Lớp trẻ bây giờ không thể mặc áo bà ba dịu dàng, không thể mặc áo dài duyên dáng....do cuộc sống của họ quá nhộn nhịp và sôi nổi, và họ cũng không thể theo suy nghĩ lạc hậu của các bà các mẹ, vì thế nên việc học sinh "diện" quần jean áo phông hiện nay được cho là rất trẻ trung, năng động.

- Không phải học sinh nào cũng có thể mặc áo dài khi đến trường hay trong những ngày hội, ngày lễ nhưng cũng không có nghĩa là được ăn mặc một cách tự do không có văn hoá.

+ Những chiếc áo, váy ngắn cũn cỡn, với vô vàn những hình ảnh không phù hợp bắt đầu xuất hiện.

+ Những chiếc quần thủng vá lỗ chỗ lại được học sinh diện bởi vì "mốt".

+ Việc xỏ lỗ mũi, lỗ tai bắt đầu trở thành một trào lưu

+ Đầu tóc nhuộm, ép....bắt đầu phổ biến

=> Hình ảnh người Việt Nam bắt đầu bị lu mờ trong mắt người quốc tế

- Các GSTS, các nhà văn, nhà phê bình....đã từng nói: "Giới trẻ đặc biệt là học sinh thời nay ăn mặc quá lố bịch,...", xã hội lên tiếng phê bình, cha mẹ suốt ngày trách mắng....

+ Những chiếc áo phông hình con thỏ hay chuôt Mickey ngộ nghĩnh, dễ thương được thay dần bằng những đầu lâu, xương người, hay những lời lẽ Tiếng Anh thô lỗ. Có bạn kịch liệt phản đối, phê bình, lên án, có bạn lại săn tìm những chiếc áo đó như là "mốt" để khoe bạn bè....

+ Những chiếc quần jean năng động thay dần bằng những quần rách lung tung, và cũng được ưa chuộng vì "mốt"

- Đâu phải mặc những chiếc áo không phù hợp là sành điệu? Đâu phải diện quần mốt mới là dân chơi? Chúng ta còn là những học sinh - chủ nhân tương lai của đất nước, cần phải gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Tuy nhiên không phải tất cả học sinh bây giờ đều đua đòi theo những "mốt" đó.

- Học sinh chúng ta chỉ cần ăn mặc thật thoải mái, miễn là không hở hang quá mức hay những bộ trang phục không phù hợp với lứa tuổi và cộng đồng.

- Nhưng các bậc phụ huynh, thầy cô cũng không nên quá khe khắt với việc trang phục của học sinh. Những suy nghĩ con gái phải nhẹ nhàng, dịu dàng, nữ tính với váy và màu hồng là những suy nghĩ quá cổ hủ và lạc hậu. Nhịp sống sôi động của lớp trẻ thời nay cho phép học sinh nữ được mặc những trang phục phù hợp, thậm chí là hơi...con trai. Các bậc phụ huynh và cha mẹ nên chấp nhận những nếp sống, suy nghĩ cũng như phong cách của con cái.

- Nhưng không vì thế mà muốn “diện” trang phục thế nào cũng được. Bởi vì kéo theo đó còn là mặt trái - tác hại của những phong cách ăn mặc của học sinh hiện nay:

+ Việc mặc những bộ trang phục theo ý thích không sai nhưng còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện kinh tế gia đình. Một “công tử” hay “tiểu thư” nhà nghèo chạy theo “mốt” hoàn toàn là tác hại, điều kiện gia đình không khá giả, cha mẹ làm nông chân lấm tay bùn để có từng đồng bạc cho con sắm quần mua áo, điều đó là k thể chấp nhận đc. Nhưng học trò bồng bột, áo đẹp quần xinh có khả năng “cám dỗ” hơn những công việc ướt đầm lưng áo ngoài ruộng. Đó k phải là hành động tốt, đó là hành động đua đòi những trang phục xa xỉ với điều kiện gia đình.

+ Một bộ phận nhỏ học sinh cũng lao đầu theo những mốt quần mốt áo mới mà quên mất nhiệm vụ học tập, giúp đỡ gia đình. Đó lại là một tác động không nhỏ rất có hại cho học sinh

+ Từ đơn giản những việc rất nhỏ như cái quần cái áo, cũng sẽ khiến một số học sinh “bận bịu” mải lo trang phục mà sa đà vào việc ăn chơi đua đòi ...

III. Kết bài:

- Vẻ đẹp bên ngoài của con người bắt đầu được cải thiện, đặc biệt là lớp trẻ nói chung và học sinh nói riêng. Việc những bộ trang phục của không phù hợp vẫn còn tồn tại trong học đường.

- Chúng ta - những mầm non tương lai phải gìn giữ và phát huy truyền thống của dân tộc, trang phục của học sinh cần phải phù hợp với điều kiện, lứa tuổi và xã hội.

- Xã hội nói chung và các bậc phụ huynh nói riêng cũng không nên gò bó học sinh quá mức trong vấn đề trang phục, ăn mặc, hãy rộng lòng tiếp nhận phong cách mới, suy nghĩ mới của lớp trẻ nói chung và học sinh nói riêng hiện nay.

28 tháng 7 2020

Dân gian xưa đã có câu "Cái răng cái tóc là góc con người". "Góc con người" ở đây chính là thể hiện phần nào đó gu thẩm mỹ, tính cách, sở thích của mỗi cá nhân. Và điều này thể hiện rõ nhất qua trang phục mà chúng ta mặc hàng ngày. Đặc biệt với học sinh, việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, lối sống càng đóng vai trò quan trọng.

Trang phục là từ gọi chung tất cả những thứ chúng ta mang trên người từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đi kèm như túi xách, kính mắt, đồng hồ, vòng tay, vòng cổ... Trang phục bản chất giống như một thứ sản phẩm có chức năng giữ ấm, che chở bảo vệ cho con nhưng nhưng ở dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại ví như tác phẩm nghệ thuật mà mỗi người tạo nên. Trang phục giúp chủ nhân của nó thể hiện họ là ai, nghề nghiệp gì, thị hiếu thẩm mỹ như thế nào. Người ta sẽ đánh giá nhân cách của bạn qua những thứ bạn mang lên người nhiều hơn những biểu cảm trên gương mặt của bạn. Một bộ trang phục đẹp và phù hợp cũng chính là thứ vũ khí lợi hại để giúp chúng ta trở nên tự tin, làm chủ được cuộc giao tiếp.

Việc xã hội ngày càng phát triển đem đến nhiều sự thay đổi trong cuộc sống con người, bao gồm cả vấn đề ăn mặc. Và bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trước kia, hình ảnh người học sinh được gắn với chiếc áo sơ mi trắng, quần đen thì giờ đây khi bước ra đường, chúng ta có lại thấy dăm ba thứ quần áo lòe loẹt, màu mè và có phần chơi trội của một số bộ phận. Họ tự biến mình thành những "cô chiêu, cậu ấm", những "công chúa hoàng tử" theo phong cách riêng khác người. Họ trút bỏ bộ đồng phục tinh khôi để khoác lên mình vài thứ đáng chê trách, không phù hợp với lứa tuổi. Số học sinh này giống như con thiêu thân lao vào lửa nhưng u mê nghĩ mình đang trở thành kẻ dẫn đầu tiên phong trong lĩnh vực thời trang. Và sự thật, điều này có hại hơn có lợi.

Bản thân bộ đồng phục của học sinh mang những ý nghĩa rất thiêng liêng. Nó góp phần tôn vinh nét đẹp trong sáng, thuần khiết của tuổi học trò. Khi một tập thể cùng nhau mặc đồng phục sẽ giúp xóa nhòa khoảng cách phân biệt, sự mặc cảm giàu nghèo giữa các thành viên. Bộ đồng phục còn nhắc nhở chúng ta ý thức trách nhiệm cũng như lòng tự hào đối với truyền thống ngôi trường đang theo học. Nó thể hiện sự chỉn chu, gọn gàng của các bạn học sinh nam và nét duyên dáng đáng yêu của các bạn học sinh nữ. Việc các bạn trẻ từ chối không mặc đồng phục cũng chính là từ chối tư cách học sinh của mình.

Đánh giá một học sinh ngoan, không chỉ qua năng lực học tập mà còn qua đạo đức phẩm chất họ thể hiện ra bên ngoài. Khi chưa thể kiếm ra đồng tiền cho chính mình thì chính sự đua đòi để trở thành kẻ sành điệu là một điều vô cùng tai hại. Nó khiến bản thân người học sinh tiêu tốn tiền của, lãng phí thời gian một cách vô ích, từ đó việc học tập bị ảnh hưởng nặng nề. Nghiêm trọng hơn, chỉ vì những bộ quần áo hợp mốt cho bằng bạn bằng bè mà nhiều người vòi vĩnh, thậm chí ăn cắp tiền bạc khiến bố mẹ phải chịu tiếng xấu.

Bản thân mỗi người học sinh hãy luôn ghi nhớ rằng, trang phục đẹp không phải thứ trang phục hào nhoáng đắt tiền mà nó phải phù hợp với lứa tuổi cũng như tính cách của mỗi người. Ngay cả những người giàu có nhất cũng không bao giờ khoe mẽ qua vài ba thứ vật chất tầm thường. Để trở thành một học sinh gương mẫu, được đánh giá cao về nhân cách và lối sống thì bản thân các bạn nên tránh việc ăn mặc hở hang, lố lăng, chưng diện không phù hợp. Thay vào đó, hãy quý trọng bộ đồng phục khi đến trường, chọn trang phục hài hòa, lịch sự, nhã nhặn, trẻ trung khi khi đi chơi. Đừng để người khác đánh giá xấu về con người bạn chỉ vì một bộ quần áo.