K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2022

Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ảnh hưởng của covid trong dịp Tết Nhuyên Đán vừa qua.

Để mở đầu cho bài viết của mình, mình không copy mạng nhé:

[Mình tâm sự đôi chút để bạn có ý tưởng viết văn thôi, chứ bạn ko nên viết vào bài nghen]

- Mình biết, từ khi dịch bệnh covid bùng phát, nhiều người lâm vào tình trạng hoản loạn. Vì họ nghĩ rằng nó sẽ làm họ không thể sống sót.... Các bác sĩ-những anh hùng áo trắng vẫn ngày đêm chăm sóc, cố gắng cứu chữa những bệnh nhân.... Thời gian trôi... và rồi, cũng đến với cái tết Nguyên Đán. Một cái tết khác lạ bao nhiêu...

Bài văn dựa vào 1 số tâm sự của mình nữa nhé

Dịp tết NGUYÊN ĐÁN vừa qua tạo cho chúng em một cảm giác mới lạ. Như: Không được tụ tập đông vui như năm ngoái, không được về quê, không được đi chơi.... Nhưng, nó vẫn làm cho em một cảm giác hạnh phúc, đầm ấm. Cả ngày, em không đi ra ngoài để không bị bệnh dịch, cả ngày, em không đi chơi đâu cả để phải lo học khỏi ăn bánh chưng nhiều quá mẹ lại dọa em: '' ăn bánh chưng nhiều quá là quên hết chữ.''còn cả ngày, em không về quê em ở lại để đảm bảo an toàn cho em và mọi người... Ôi! Cái Tết của em khác lạ bao nhiêu, nhưng đó vẫn là cái tết đáng nhớ nhất trong cuộc đời em.

Bạn nghĩ ra ý nào hay bạn có thể thêm vào bài văn của mình nhé

Tuy nhiên, bạn không làm mất ý chính là được

HT nhé bạn

Mỗi người sẽ có 1 suy nghĩ  khác nhau nha bạn

10 tháng 2 2022

Năm nay, hẳn nhiên mọi người sẽ có một mùa Xuân, một cái Tết rất khác. Bởi vì, thành phố thân yêu của chúng ta đã trải qua gần nửa năm gồng mình chống chọi với đại dịch Covid-19 với nhiều tổn thất, mất mát. Và hiện tại, mặc dù thành phố đang dần thích ứng với trạng thái bình thường mới với tâm thế “thích nghi chủ động”, để ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch, thành phố vẫn đang triển khai các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, cụ thể hóa các giải pháp thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 08/12/2021; Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Nhâm Dần năm 2022 và đã triển khai kế hoạch số 4314/KH-UBND ngày 20/12/2021 tổ chức các hoạt động đón chào năm mới tại TPHCM, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện phục vụ Nhân dân vui Xuân, đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần với nhiều phương án đối với từng cấp độ dịch.

Trong suốt 2 năm qua khi đại dịch diễn ra, Đảng bộ, chính quyền TP luôn dành mọi tình cảm, tâm trí để chăm lo người dân khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất - kinh doanh,... Và những điều này sẽ tiếp tục được thực hiện trong dịp Tết này; với rất nhiều nội dung chăm lo an sinh của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, để đảm bảo rằng không một người dân nào bị bỏ lại phía sau, đặc biệt là những cá nhân và gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh.

Để chúng ta có một cái Tết, một mùa Xuân trọn vẹn, với tinh thần “An toàn, Tiết kiệm, Ấm áp, Vui tươi”, các cấp ủy, chính quyền cần tập trung nỗ lực cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan lơ là, mất cảnh giác; đề cao trách nhiệm người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung, sẵn sàng mọi kịch bản ứng phó mọi tình huống, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 tại ngay các cơ sở xã, phường, thị trấn.

Sau những gì đã trải qua trong năm 2021, chắc chắn rằng Nhân dân sẽ tiếp tục đồng tâm, đồng lòng, chung sức cùng Đảng bộ và chính quyền TPHCM trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Hiện nay, biến thể mới Omicron của virrus SARS-CoV-2 đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác chống dịch, bởi vậy hơn lúc nào hết, mỗi người dân cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân, bình tĩnh trước dịch bệnh, chủ động đón một năm mới với tinh thần không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ngay trong từng gia đình, từng ngõ hẻm, từng khu nhà trọ, từng cơ quan,… Thực tế những ngày qua, tại một số nơi, vẫn còn nhiều người dân khá thờ ơ, chủ quan; điều này rất đáng lo ngại. Bởi thời gian gần Tết, tiệc tùng - liên hoan - họp mặt - tất niên nhiều, quán xá đông đúc, mọi người vui vẻ quá đà là một trong những nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, việc hiếu - hỷ là hai sự kiện quan trọng của đời người, nhưng trước diễn biến ngày càng phức tạp với biến chủng mới, thiết nghĩ, thực hiện việc cưới - tang trong giai đoạn này cần có sự tự giác điều chỉnh theo hướng an toàn - tiết kiệm, tránh tụ tập đông người, đảm bảo quy định 5K + vaccine. Để làm được điều đó, đòi hỏi sự tự giác của từng cá nhân, đó cũng là cách thức hữu hiệu để bảo vệ bản thân và gia đình chúng ta trước sự tấn công của dịch Covid-19.

Tiêm vaccine cho học sinh tại huyện Củ Chi. Ảnh: Đan Như

Dịp này, tại các cơ sở thờ tự, địa điểm tâm linh, các nghĩa trang cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh bởi sự tập trung đông người thực hành các nghi lễ cúng bái để thể hiện sự tôn kính của mình với ông bà tổ tiên, với thế giới tinh thần. Chính vì vậy, các hoạt động văn hóa cũng cần được kiểm soát quy mô tổ chức một cách khoa học; trong quá trình tổ chức phải dự liệu và xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nghiêm ngặt. Chúng ta nên ủng hộ sự tương tác gián tiếp hoặc trực tuyến thông qua internet và truyền hình. Tất cả các hoạt động trên phải có phương án phòng chống dịch và ngay tại đó phải bố trí nhân viên hướng dẫn người tham gia đeo khẩu trang, đo nhiệt độ cơ thể, đăng ký thông tin, nhắc nhở ra vào rửa tay, quét mã y tế.

Trong mùa xuân này, chúng ta cần cân nhắc việc chọn tour du lịch bằng hình thức tham khảo thông tin qua báo chí, mạng internet để tránh sự quá tải lượng người ở những khu tham quan, vui chơi, giải trí. Chúng ta vẫn chúc Tết, thăm hỏi bà con, họ hàng, bạn bè thân hữu… nhưng nên quan tâm hình thức trực tuyến qua mạng xã hội, điện thoại… Chúng ta phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là vào các trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ và các địa điểm công cộng, cũng như khi sử dụng xe buýt và các phương tiện giao thông công cộng khác, và lưu ý đeo khẩu trang trong suốt hành trình. Nếu cần ra ngoài khám chữa bệnh, cần chọn nơi khám chữa bệnh gần nhất; tìm hiểu trước quy trình khám chữa bệnh, làm quen với bố trí của bệnh viện, hạn chế tối đa thời gian lưu trú tại bệnh viện; và vẫn phải lưu ý đeo khẩu trang y tế trong suốt quá trình khám chữa bệnh.

Chúng ta cũng nên ủng hộ phong cách đón Tết mới, trên tinh thần tiết kiệm - văn minh. Trong đó, hãy dành một phần tiết kiệm để giúp đỡ, san sẻ yêu thương cho người lao động nghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người khó khăn,… do ảnh hưởng bởi dịch bệnh (không nên lãng phí vào những vấn đề tặng quà, trong tiệc tùng tất niên, tổng kết đình đám, thờ cúng hoang phí không văn minh,...). Vừa qua, những câu chuyện cảm động nghĩa đồng bào, ấm áp tình quân dân đã có tác động mạnh mẽ, lan tỏa cảm xúc tích cực đến toàn xã hội về những nghĩa cử nhân văn cao đẹp của con người Việt Nam chúng ta. Các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp đến các tổ chức, cá nhân thiện nguyện chung tay giúp đỡ người nghèo, người khó khăn do dịch bệnh là một điểm sáng, là chất keo gắn kết mọi người trong xã hội cùng đoàn kết vượt qua đại dịch. Tinh thần đó rất cần được phát huy, nhân rộng trong thời khắc này để ai ai cũng được đón Tết.

Chúng ta trông đợi vào cái Tết ấm áp nghĩa cử cao đẹp, lan tỏa tình người, an toàn vượt qua dịch bệnh; vì vậy mỗi người dân cần thực hiện tốt nguyên tắc “5K + vaccine + công nghệ thông tin + lan tỏa ý thức của từng người dân” phòng, chống dịch Covid-19. Làm được tất cả những điều đó thì cái Tết Nhâm Dần năm 2022 của chúng ta sẽ AN TOÀN, TIẾT KIỆM, ẤM ÁP, VUI TƯƠI, thể hiện đúng ý nghĩa Tết của người Sài Gòn – TPHCM, Tết vì mọi người, Tết vì chính mỗi người.