Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO
Năm 2020 là một năm đầy thử thách của cả thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng khi thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra. Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang căng mình tiếp tục chống đỡ dịch Covid-19 thì toàn thế giới lại biết đến một Việt Nam kiên cường, an toàn và thân thiện, được bạn bè quốc tế nể phục, ngợi khen. Và đó là kết quả của hai chữ tình người. Thật vậy, sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách là điều mà không ai có thể phủ nhận được. Vậy tình người là gì? Tình người là thuật ngữ dùng để chỉ sự đối đãi, cư xử giữa người với người dựa trên tình yêu thương chân thành không có sự phân biệt. Sức mạnh của tình người là sự đoàn kết, đùm bọc, là tình yêu thương giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đó là lý do mà Việt Nam ta thường gọi ra hai chữ "đồng bào", chúng ta tin rằng chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, là con cháu của vua Hùng. Khi một đất nước, một con người có tình yêu thương sâu sắc, từ yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống chan hòa với mọi người. Tại sao nước ta lại không ngăn cấm nhập cảnh đối với những kiều bào ở vùng có dịch về nước? Vì chúng ta không để ai ở lại phía sau. Chúng ta có hàng trăm cây ATM trên khắp cả nước, hàng ngàn chiếc xe nối đuôi nhau từ 2 miền Bắc Nam về với miền Trung đang hứng chịu những cơn bão lịch sử... Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em vô cùng tự hào về những gì mà dân tộc ta đã làm được, thật ngưỡng mộ với những con người phi thường ấy, em càng ý thức được hơn là bản thân mình cần phải rèn luyện đức tính quý báu đấy. Và mai sau đây, ta càng phải lan tỏa cái tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết cũng như sự thấu hiểu và sẻ chia. Đó chính là một trong những giá trị đã làm nên tình người - một tinh thần dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Tk
Dàn ý nghị luận về sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách
1. Nêu vấn đề: Giới thiệu vấn đề: Sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách.
Ví dụ: Dẫn dắt vào vấn đề:
Có ai ghé miền Trung mùa nước lũ?
Mắt chỉ nhìn cũng đủ khóc thương rồi
Vật, cây, lá, nhà khắp nơi trôi nổi
Người chết chìm vô tội lắm... Trời ơi!
(Thơ Nguyễn Tấn Thanh - Miền Trung mùa lũ)
2. Giải thích vấn đề:
Giải thích: Tình người là gì? Hoàn cảnh khó khăn thử thách gì?
- Tình người là thuật ngữ dùng để chỉ sự đối đãi, cư xử giữa người với người dựa trên tình yêu thương chân thành không có sự phân biệt.
- Hoàn cảnh khó khăn thử thách là những tình huống, việc làm không dễ dàng được đặt ra trong cuộc sống mỗi con người hoặc cả cộng đồng buộc con người phải đối diện và cùng nhau chung sức vượt qua.
-> Trong hoàn cảnh khó khăn nhất, tình người là phương thuốc hữu hiệu mang sức mạnh to lớn giúp con người vượt qua thử thách, giải quyết khó khăn.
3. Bàn luận vấn đề:
- Trong hoàn cảnh khó khăn thử thách, tình người là động lực giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách.
+ Tình người là sự yêu thương, chia sẻ, giúp xoa dịu, trấn tĩnh tâm hồn khi gặp phải phải khó khăn, thử thách.
+ Tình người tạo động lực khiến con người dám đối diện với thử thách, sẵn sàng giúp đỡ nhau để vượt qua khó khăn. (một dân tộc Việt Nam đoàn kết khi chiến thắng giặc ngoại xâm, chiến thắng đại dịch mà cả thế giới e ngại, không hề cấm biên, đón nhận kiều bào từ vùng dịch trở về …)
+ Tình người trở thành điểm tựa vững chắc nhất trong hành trình cố gắng giải quyết vấn đề của con người. (cây ATM gạo, giúp đỡ đồng bào miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ lụt…)
- Trong hoàn cảnh khó khăn, tình người tạo nên những sức mạnh phi thường hay có khi là khả năng khơi dậy những điểm mạnh, tiềm năng vốn có trong con người . (Người hùng Nguyễn Ngọc Mạnh cứu bé gái rơi từ tầng 12)
4.. Bàn luận mở rộng, nhận thức và hành động.
- Tình người rất quan trọng trong cuộc sống không chỉ là khi gặp khó khăn. -> liên hệ khái niệm đồng bào (người Việt Nam luôn tin rằng chúng ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ u Cơ, là con cháu của vua Hùng).
5.. Kết thúc vấn đề: Tổng kết, khái quát lại vấn đề.
Đọc xong bài thơ hai hình ảnh đậm nét đọng lại trong tâm trí em. Đó là hình ảnh một người bị kẻ thù đày đọa nhưng vẫn coi thường gian khổ, chết chóc, dáng vẻ vẫn hiên ngang hào hùng. Người chí sĩ xem thực tế khổ ải của lao tù thực dân như một hoàn cảnh để tôi rèn khí phách. Một hình ảnh khác vượt lên hoàn cảnh tù đày, không gian, thời gian, một kẻ “làm trai” nguyện đem tâm huyết và nghị lực để cải tạo thế giới, biến cải cuộc sống thực tại hướng tới một chân trời sáng tươi của đất nước, dân tộc. Hai hình ảnh đó liên kết, đan xen bổ sung cho nhau để dựng nên một tượng đài anh hùng rực rỡ trong dòng văn học yêu nước chông ngoại xâm.
Cuộc đời và thơ văn của Tây Hồ – Phan Châu Trinh sông mãi trong lòng nhân dân Việt Nam anh hùng.
Sai thj thui nha ^-^
Mưa nắng càng bền dạ sắt son
Ông bày tỏ quan điểm cá nhân:
Những kẻ vá trời khi lỡ bước
Gian nan chi kể việc con con
Mượn câu chuyện thần thoại Nữ Oa đội đá vá trời, Phan Chu Trinh nói lên cái chí lớn của đời mình: tìm con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Đối với ông, đập đã cũng chỉ là một “việc con con”, còn theo đuổi hoài bão mới thực sự là hành trình gian nan và thử thách. Ông coi thường những vất vả, nhọc nhằn trước mắt để giữ ý chí vững bền và hiên ngang trước kẻ thù.
“Đập đá ở Côn Lôn” – nhan đề bài thơ là về chuyện đập đá nhưng ý thơ không chỉ đơn giản là những cực nhọc trong cảnh tù đầy. Toàn bài thơ hiện lên hình ảnh người tù yêu nước cao lớn sừng sững, đứng hiên ngang giữa đất trờ, bất chấp mọi gian khổ để đi theo tiếng gọi của lý tưởng. Đó chính là tư thế hiên ngang của người anh hung Việt Nam trong những năm chiến đấu vì tự do, độc lập của nước nhà.
1
Mỗi đất nước trên thế giới đều có một món ăn riêng mang đậm bản sắc của dân tộc mình. Việt Nam- quê hương thân yêu của tôi cũng vậy! Cũng có một nền ẩm thực vô cùng độc đáo, mang đậm tinh hoa văn hóa truyền thống Lạc Hồng. Không thể thiếu trong đó chính là món bánh chưng được sử dụng vào những dịp lễ tết. Bánh chưng có từ rất lâu rồi, vào thời của vua Hùng thứ mười tám, đây là món lễ vật do Liêu Lang dâng lên cho vua cha để bày tỏ sự hiếu thảo, sự thành kính của mình. Và cũng nhờ món bánh chưng này, chàng hoàng tử út nghèo khổ đã được nhường ngôi, trở thành vị vua của dân tộc.
Từ rất lâu rồi, dân gian ta vẫn truyền rằng, bánh chưng chính là biểu tượng cho sự vuông đầy của đất mẹ, nên hình dáng của bánh chưng chính là hình vuông vức đều nhau. Nguyên liệu để làm nên một chiếc bánh chưng khá đơn giản, gần gũi với dân tộc ta, bao gồm: thịt heo thường là loại thịt ba chỉ, đậu xanh, nếp, và có thể thêm một số gia vị khác tùy khẩu vị của mỗi nhà. Thịt heo được thái lát vừa phải, không quá to, không quá nhỏ, được nêm thêm gia vị như hạt tiêu, hành tím, một chút muối và bột ngọt, được ướp trong thời gian 30 phút. Để gia vị được ngấm đều vào từng miếng thịt, tạo nên vị béo ngậy, đậm đà khi thưởng thức. Người dân ta thường rất cẩn thận trong việc chọn đậu xanh và nếp. Đậu xanh thường được chọn là những hạt đậu chắc nẩy, chúng ta sẽ bóc lớp vỏ bên ngoài, giữ lớp thịt ở vàng ở trong, được ngâm trong nước ấm từ một đến hai tiếng để hạt đậu mềm hơn, đến khi luộc bánh hạt đậu sẽ nhanh chín hơn. Đây chính là hai nguyên liệu làm lớp nhân bên trong của bánh. Còn lớp vỏ bánh bên ngoài chính là gạo nếp. Chúng ta cần ngâm gạo nếp vào nước lạnh từ bốn đến năm tiếng để hạt gạo mềm và chín kĩ hơn. Các nguyên liệu từ vỏ bánh cho đến phần nhân đã chuẩn bị xong xuôi thì các bạn cũng không được quên đến lớp lá gói bên ngoài. Đó chính là lá dong.Chúng ta cần chọn những lá không bị rách, xanh, sau đó rửa sạch và lau thật khô để tránh khi nấu bánh, bánh sẽ bị nhão.
Gói bánh chính là công đoạn cuối cùng, muốn có một cái bánh đẹp và vuông vức, chúng ta cần sử dụng đến khuôn để gói. Xếp vào khuôn bốn lớp lá dong chồng lên nhau, sau đó cho một bát gạo nếp trải đều lên lớp lá, xong cho một chén nhỏ hơn đỗ xanh rồi bỏ lên trên từ hai đến ba miếng thịt, xong chúng ta cho một ít đổ xanh lên phủ kín lại phần thịt và cuối cùng ta lại đổ một bát gạo lên trên cùng. Chúng ta gói lại theo khuôn và nén chặt thật chặt để bánh được chắc, chúng ta dùng dây lạt để buộc chặt bánh chưng. Rồi bỏ vào nồi luộc trong khoảng tám đến mười tiếng thì bánh chín. Vớt ra rổ, để ráo nước thế là các bạn đã có thể thưởng thức được những chiếc bánh ngon lành này rồi. Khi bóc vỏ bánh ra, ta sẽ thấy có một màu xanh lá cây tươi sáng bám vào vỏ bánh. Khi cắt bánh ra, ba màu sắc của bánh trở nên thật hài hòa với màu xanh của vỏ bánh, màu vàng của gạo nếp và màu hồng hồng loang mỡ của thịt ba chỉ. Chao ôi! Thật ngon biết bao. Nếm chiếc bánh, ta sẽ không thể nào quên được vị béo ngậy của thịt heo, vị thơm dẻo của gạo nếp và đậu xanh. Hòa quyện vào nhau tạo nên sự hoàn hảo không thể nào lẫn vào đâu được.
Và bánh chưng trở thành một bánh truyền thống mà dù miền bắc, miền trung hay miền Nam thì vào dịp lễ tết đến xuân về, nhà nhà người người đều phải chuẩn bị để bày trên bàn thờ tổ tiên, bày cạnh mâm ngũ quả. Có thể nói, đây chính là món ăn, là hương vị mà ai đi đâu cũng muốn được thưởng thức, nó như là sự báo một sự đoàn viên, sự đủ đầy. Và cứ vào ngày 28 hay 29 tết, các thành viên trong gia đình lại tụ tập quây quần bên nhau, bên bếp củi lửa để cùng nhau gói bánh chưng, cùng nhau thức canh nồi bánh, cùng nhau trò chuyện về một năm cũ đã qua và những dự định cho năm mới lại tới. Bánh chưng là sự khéo léo và cẩn thận, bánh chưng chính là gia đình người Việt.
Bánh chưng là một loại bánh rất thơm ngon, mang một hương vị đặc trưng đậm đà bản sắc dân tộc Việt. Vì vậy, chúng ta cần gìn giữ và lưu truyền món ăn truyền thống này, giống như gìn giữ nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
2Dù bạn là ai, dù bạn ở nơi đâu, hay dù bạn đã đi xa nhưng kỉ niệm về một thời học sinh duới mái trưòng thân yêu- ngôi nhà thứ hai sẽ không phai nhạt trong kí ức của mỗi đứa học trò.Thật may mắn cho tôi đã đựoc gắn bó với ngôi trường mang tên Trường trung học cơ sở thị trấn pliekần.Một thời cắp sách đến truờng-đó là thời đẹp nhất, ngây thơ, trong sáng nhất với những kỉ niệm về thầy cô và bạn bè. Đựoc thành lập từ năm 2000.Trải qua chín năm hoạt động dạy học và học tập cố gắng của hơn tám tram học sinh và gần một trăm thầy cô giáo trường tôi đã xuất sắc là ngôi trường đứng đầu huyện.Nằm trên con đường hai bà trưng.Từ xa xa trên con đuờng đi học, có thể nhìn thấy trường tôi với tường vàng, mái ngói đỏ son.Trưòng tôi nằm ở một khuôn viên rông, thoáng đãng.Từ ngoai bước vào là cánh cổng kéo dài chào đón chúc tôi mỗi ngày, mở ra cho chúng tôi một thế giới kì diệu.Ngày ngày bên cánh cổng thân yêu đó là hình dáng của bác bảo vệ hiền lành, cởi mở đã gắn bó với trường tôi từ khi thành lập đến nay.Hoạt động thường ngày ở cổng trường trong gìơ hành chính là của các bạn đội cờ đỏ.Theo vào,hiện ra trước mắt là ba dãy phòng, mỗi dãy hai lầu.Dãy A là nơi làm việc của ban giám hiệu nhà truờng, của các thầy cô ở từng tổ chuyên môn,phòng truyền thống đội.Trường tôi có hai mươi chín lớp.Dãy B khu học chính của hai mươi tư lớp.Thêm bên dãy C là ba phòng học của năm lớp còn lại ,được sắp xếp học chéo buổi sáng chiều.Kéo dài ở dãy B là phòng hội truờng ở lầu trên-nơi diễn ra các buổi họp cũng như chuyên đề của nhà trường.Lầu dưới là phòng thực hành với đầy đủ các thiết bị thực hành của các tổ chuyên môn:Hoá-sinh, lý-công nghệ mới đuợc đua vào hoạt động.Kéo dài ở dãy C là khu vực đang đựoc xây dựng chuẩn bị được đưa vào hoạt động để làm phòng học cho các lớp bồi dưỡng và phụ đạo.Mỗi phòng học của từng lớp đuợc xây dựng rỗng rãi với đầy đủ các thiết bị quạt và điện sáng.Thư viện,phòng đa chức năng và phòng thực hành tin học đựoc sắp xếp cùng ở dãy C.Nơi để xe của các thầy cô giáo được xếp ở góc trái của ngôi trường, khu để xe của học sinh đựoc sếp dài theo từng lớp ở sau dãy B phòng học. Nơi tiếng cười của mỗi đứa học trò chúng tôi vang lên là ở sân trường, nơi chúng tôi được thả mình vào niềm vui của học trò.Có thể là khu vực trung tâm của ngôi trường nên được xây dựng khá rộng láng xi măng.Cột cờ của truờng tôi được đặt ở chính giữa trứoc dãy A-nơi mà mỗi sáng thứ haui chào cờ thầy trò chúng tôi cùng đánh giá nhận xét kết quả hoạt động trong tuần cũng như triển khia kế hoạch tuần tới.Khuôn viên trường trở nên trong lành hơn trong những ngày nắng hè, tươi mát hơn trong những ngày trời thu là nhờ cây xanh.Cây tùng cứg cáp, dẻo dai qua ngày tháng.Cây phượng như là minh chứng cho chúng tôi vè những kỉ niệm trong sáng, thân thwong của bao bạn bè.Và nhiều loại cây khác nhau được trồng trong khu vực cảu sân truờng nữa.Sau dãy B là nơi mỗi buổi chiều học tập xong, các bạn thi nhau thể hiện mình ở các cuộc chơi thể thao như bóng đá, bòng chuyền và cả cầu lông.Tiếng reo hò cỗ vũ làm tan cái mệt mỏi của bao học trò sau một ngày học cang thẳng. Với quy mô nhà trường khang trang và rộng lớn, thầy cô giáo nhiệt tình với công việc, thân thiện với học sinh.Dùi dắt mỗi học sinh nên người với cả tâm huyết trường tôi đã đạt đựoc rất nhiều thành tích đựoc huyện và tỉnh công nhận.Trường trung học cơ sở thị trấn pleikần là trường xuất sắc dẫn đầu huyện đang cố gắng, nỗ lực chuẩn bị cho việc nhận bằng đạt trường chuẩn quốc gia sau nhiều năm phấn đấu.Ai nấy đều rất phấn khởi và tự hào về chính ngôi trường mà mình đang lớn lên. Trường tôi là thế đó: rất khiêm nhường, thân thiện, thầy cô và bạn bè hoà đồng với nhau và cùng nhau cố gắng phấn đấu không gừng.Tôi yêu quý ngôi trường này biết bao.Tất cả những kỉ niệm dưới ngôi nhà thứ hai này sẽ mãi theo tôi trên suốt cuộc đời.
Việt Nam nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt là những vùng núi cao có thời tiết lạnh. trong số đó không thể không nhắc đến đà lạt. Trong số các bạn có ai đã đi Đà Lạt chưa? Với vẻ đẹp lung linh bí ẩn cùng cái lạnh se se người khiến du khách đến đây khó có thể quen được. Đà lạt còn nổi tiếng là vùng hoa đẹp nhất nước, là nơi cung cấp hoa cho trong nước và cả ngoài nước. cùng với những vẻ đẹp xưa cổ điển kết hợp với vẻ đẹp hiện đại khiến Đà lạt càng đẹp. Về đêm. Bầu trời va khung cảnh càng thêm lung linh lãng mạng bỡi những ánh đèn khiến đà lạt lột xác hoàn toàn.. đà lạt đúng là một danh lam thắng cảnh đẹo của đất nước VIệt Nam.
(1)Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không? (2)Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. (3)Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được ^^) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. (4)Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. (5)Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. (6)Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. (7)Chiều rồi tối thì may ra mới có người. (8)Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. (9)Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! (10)Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé!
*câu nghi vấn: (1)
Dàn ý:
1. Mở bài
- Mỗi một vùng miền lại có riêng cho mình một vài món đặc sản riêng biệt, với Thanh Hóa ấy là món nem chua với hương vị đặc trưng.
2. Thân bài
* Nguồn gốc:
- Không rõ, nhưng đã trở thành một loại hàng hóa vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.
* Đặc điểm:
- Trông giống một chiếc bánh được gói trong lá chuối xanh.
- Hình dáng: To cỡ ngón tay người lớn, có màu hồng nhạt của thịt, màu đỏ của ớt, màu trắng của tỏi, màu xanh của lá đinh lăng.
- Vị chua thanh, cay tê, ngọt giòn cùng hòa quyện kết hợp với mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng hương ớt, hương tỏi, mùi thơm cùng vị chát ngọt của lá đinh lăng, cùng với mùi thịt lên men chua.
* Cách chế biến:
- Nguyên liệu: Thịt lợn tươi xay nhuyễn, bì lợn cạo sạch mỡ thái sợi, ớt, tỏi cắt lát, lá đinh hương rửa sạch, tiêu giã nhỏ, lá chuối bánh tẻ, bì ni lông, dây thun để gói cùng một số gia vị thông dụng.
- Trộn đều thịt với bì lợn cùng muối, bột ngọt, mật mía, tiêu, rồi gói chung với vài lát ớt, tỏi, lá đinh lăng, bọc lại bằng bì ni lông, rồi gói lại bằng lá chuối, dùng dây thun cố định.
- Để lên men 1-2 là có thể ăn được.
3. Kết Bài
- Với mức giá phải chăng tầm 3000- 4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành thức quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ với người dân Thanh Hóa mà là đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vô Nam.
Việt Nam đất nước ba miền Bắc, Trung, Nam cứ mỗi một nơi lại có những nét đặc sắc riêng biệt về văn hóa, nếp sống hòa cùng với truyền thống chung của cả dân tộc tạo nên nét đậm đà bản sắc vô cùng thú vị, được nhiều bạn bè trên toàn thế giới yêu thích. Nếu ghé thăm Hà Nội mà thiếu một lần thưởng thức bún đậu, phở Hà Nội hay chỉ đơn giản là cầm trong tay gói cốm làng Vòng vừa thơm, vừa ngọt thì quả thực là thiếu sót, hoặc nếu như đến Huế thăm Cố đô mà quên ăn cơm hến, nếm bún bò thì cũng thật là đáng tiếc. Thanh Hóa vốn là vùng đất cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt từng là vùng đất đầu tiên mà người Việt cổ sinh sống, là nơi chuyển giao giữa miền Bắc và miền Trung cũng có riêng cho mình một đặc sản ấy là món nem chua, mà nếu như nếm một lần sẽ chẳng bao giờ quên.
Nói về các món nem, nước ta cũng rất nhiều nơi có nem, ví như Hà Nội cũng có món nem chua nhưng không cay, rồi còn cả món nem thính cũng với gia vị là da lợn xắt nhỏ, trộn thêm bột ngô, lá ổi, thêm chút gia vị mắm, muối khá lạ miệng, Bình Định cũng có món nem chua mà miếng nem hình vuông, bọc trong một chiếc lá ổi, ăn thấy vị ngòn ngọt. Thế nhưng chỉ riêng món nem chua Thanh Hóa, người ta lại thấy nó cầu kỳ và đặc sắc hơn cả, món ăn này không chỉ đơn thuần là món ăn vặt cho vui miệng mà nó đã trở thành thức ăn chính trong các bữa ăn gia đình, trên các bàn tiệc, và được xem như một món quà quý được khách du lịch mua về để cho biếu người thân. Có lẽ chính người dân Thanh Hóa cũng không biết được món nem chua này ra đời từ khi nào, bởi nó dường như đã ăn sâu vào tiềm thức, vào nếp sống của con người, lịch sử của nem chua cũng chính là lịch của người Thanh Hóa. Một số tài liệu ghi chép lại thì nem chua bắt đầu trở thành một loại hàng hóa lưu thông trên thị trường là vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước, như vậy một món ăn vốn dân dã, giản dị bỗng trở thành kế sinh nhai, nuôi sống biết bao nhiêu con người nơi đây.
Nến như ai đó đã một lần được nhận vài cái nem chua làm quà, chắc cũng có phần bỡ ngỡ, tôi cũng là một trong số đó, bởi nếu chẳng được nghe giới thiệu đây là một thứ nem làm từ thịt thì ai ai cũng tưởng đó là một cái bánh thơm ngon, được bọc trong chiếc lá chuối xanh rờn bắt mắt. Mở lớp lá chuối ấy ra bên trong là một chiếc nem to bằng ngón tay người lớn, có màu hồng tươi của thịt, xen lẫn vài miếng ớt đỏ xắt lớn, một vài lá đinh lăng ẩn hiện, cùng hai ba lát tỏi trắng. Nem có mùi thơm đặc trưng, thoang thoảng hương ớt, hương tỏi, mùi thơm cùng vị chát ngọt của lá đinh lăng, cùng với mùi thịt lên men chua khiến người ta khó có thể cưỡng lại mà nếm thử một miếng. Vị đặc trưng của nem chua Thanh Hóa ấy là vị chua thanh, thêm một chút ngọt của thịt heo cùng với vị cay tê của ớt, tỏi kết hợp với cái giòn của bì heo vô cùng kích thích vị giác.
Dĩ nhiên một món ăn ngon kết hợp nhiều thứ hương vị như vậy thì công đoạn chế biến cũng không phải là dễ dàng, phải nói rằng đây không phải là một món ăn mà người chưa thạo nghề có thể làm ngon được, bởi đó là tổng hợp của cách chọn nguyên liệu cùng độ tỉ mẩn và kỹ lưỡng trong quá trình làm. Để làm được một mẻ nem ngon, người ta phải tuyển chọn cho kỳ được những miếng thịt heo còn "nóng", ở đây là thứ thịt từ con lợn mới mổ, áp tay vào còn có cảm giác âm ấm, như thế thịt mới thực sự tươi ngon và lúc lên men mới ra đúng vị. Sau khi đã chọn được thịt người ta bắt đầu xay nhuyễn thay vì giã tay như ngày trước. Bì heo cũng là một thành phần vô cùng quan trọng, bởi nếu thiếu đi món này thì nem sẽ không có độ giòn, kém hấp dẫn hẳn, thông thường người ta sẽ chọn miếng da heo có độ dày vừa phải, đã được làm thật sạch lông, sau đó người ta cố hết sức cạo thật sạch lớp mỡ bám bên trong cho tới khi chỉ còn miếng da bì mỏng trắng tinh, thậm chí là trong suốt, như vậy là đạt, cuối cùng là đem miếng bì đã chế biến đi thái thành sợi ngắn tầm 2-3cm, để chung với thịt heo đã xay nhuyễn. Chuẩn bị gia vị cho vào nem cũng cần cẩn thận, ớt trái phải chín đỏ tươi, lá đinh lăng là lá bánh tẻ, tỏi cũng là thứ tỏi còn mới, tiêu cần được xay nhỏ, cùng với một số gia vị thông thường khác như muối, mắm, bột ngọt, phụ gia,... để nem lên men được chuẩn vị. Lá chuối bọc ngoài cũng phải là loại lá bánh tẻ xanh thẫm và dày không bị rách, bì nilon và dây thun phải đảm bảo sạch sẽ để gói được miếng nem ngon, đảm bảo vệ sinh.
Sau khi đã chuẩn bị đủ nguyên liệu cần thiết người thợ sẽ bắt đầu trộn và gói nem. Thịt xay nhuyễn được trộn thật đều với bì heo thái mỏng, cùng với chút muối, chút tiêu, chút bột ngọt, mật mía, rồi đem gói thành những thỏi nem nhỏ cùng với vài lá định lăng, vài lát tỏi và ớt trong một miếng ni lông trong suốt cho kín, sau đó bọc tiếp bên ngoài hai lớp lá chuối, rồi dùng dây thun cố định lại. Nem mới gói xong chưa dùng được ngay mà phải đợi 1-2 ngày cho nem "chín", nghĩa là nem đã lên men chua, rồi mới lấy ra thưởng thức.
Với mức giá phải chăng tầm 3000-4000 đồng một chiếc, nem chua đã trở thành thức quà được nhiều người ưa chuộng, không chỉ với người dân Thanh Hóa mà là đối với người dân ở mọi miền Tổ quốc, từ Bắc vô Nam. Chiếc nem chua nho nhỏ, xanh rờn màu lá chuối đã mang đi khắp muôn nơi những tình cảm nồng đượm, cùng hương vị đặc trưng của đất Thanh Hóa, để rồi ai đã một lần ghé xứ Thanh cũng chẳng bao giờ quên mang về vài chục chiếc nem chua để làm quà cho người thân, bạn bè, một thứ quà giản dị, thơm ngon.
Bên cạnh bài Thuyết minh về món ăn nem chua Thanh Hoá, các em có thể tham khảo thêm: Thuyết minh về đôi dép lốp, Thuyết minh về một lễ hội truyền thống dân tộc,Thuyết minh về hoa sen, Thuyết minh về một loài hoa ngày Tết để rèn luyện thêm kĩ năng viết bài thuyết minh của mình.
Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.
Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.
Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.
Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều.
Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.
Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc.
Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.
Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau.
Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.
Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.
Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.
Lập dàn ý1. Mở bài
- Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến. Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở, có côm gói lá sen,…
- Hiện nay, phở được bán ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.
- Em sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, em xin được giới thiệu về món Phở ngon nổi tiếng trong và ngoài nước của đất Hà Thành.
2. Thân bài
a) Nguồn gốc
- Không ai biết chính xác phở có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên làm ra phở?
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ một món ăn của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
- Có giả thiết cho rằng, phở có nguồn gốc từ Nam Định.
- Có một sô’ ý kiến lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta khoảng những năm 1950. Năm 1954, phở theo dòng người di cư từ Bắc vào Nam. Đây là ý kiến được nhiều người đồng ý.
b) Cách chế biến phở
- Cách chế biến nước dùng
- Đây là công đoạn quan trọng nhất.
- Nước dùng của món phở truyền thông được ninh từ xương ống của bò cùng với một sô gia vị.
- Lúc đầu cho lửa thật to. Khi nước sôi bùng lên thì giảm nhỏ lửa, vớt hết bọt ra. Cứ làm như vậy cho đến khi nước trong. Cho vào nồi nước dùng một ít gừng và hành tím nướng để vừa khử hết mùi của xương bò vừa làm nước có mùi thơm dễ chịu.
- Bánh phở: Được làm từ bột gạo tẻ, cán mỏng và cắt thành sợi. ơ miền Bắc sợi bánh phở to hơn hơn ở miền Nam.
Thịt để làm phở
- Chủ yếu là thịt bò và thịt gà.
+ Nếu là phở bò thì thịt bò xắt lát thật mỏng. Khi ăn, người ta nhúng nước sôi cho chín hoặc cho tái (tùy theo ý thích của người ăn), xếp thịt vào tô phở xong, rắc một số rau thơm đã cắt nhỏ sẵn và rắc các gia vị cần thiết. Xong múc nước dùng đổ vào tô, ta được tô phở thơm ngon,…
+ Nêu làm phở gà, người ta luộc sẵn gà, treo trong tủ kính dùng để bán phở. Khi ăn, người ta xé thịt gà ra xếp lên bánh phở đã bỏ sẵn trong tô, bỏ các loại rau thơm và gia vị cần thiết, múc nước dùng đồ vào tô là xong.
Các loại rau thơm và gia vị
- Chủ yếu là rau mùi (ngò gai), rau mùi tàu, hành.
- Tiêu bắc, bột ngọt.
3. Kết bài
- Phở được xem là món ăn truyền thông của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.
- Phở là món ăn ngon, dỗ làm, giá thành rẻ, có thể ăn vào các thời điểm sáng, trưa, chiều, tối trong ngày.
- Ngày nay, theo bước chân của người Việt Nam, phở có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
- Ngày nay, phớ Việt Nam càng được bạn bè trên thế giới công nhận là món ăn ngon.
Quê hương của mình là nơi mà trái tim mình luôn hướng về. Nơi mà mình sinh ra, lớn lên và hòa mình vào những truyền thống, phong tục đậm đà. Mỗi khi nghĩ về quê hương, mình cảm nhận được tình cảm mãnh liệt và tự hào về đất nước, con người và vẻ đẹp thiên nhiên của nơi đó. Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận trong cuộc sống của mình.
Nhà văn Phạm Lữ Ân đã từng viết một câu rất hay như thế này: “ Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu”. Thật vậy, thời gian là hữu hạn, cuộc sống này quá ngắn ngủi, mỗi phút giây trên cuộc đời này đều thật quý giá. Vậy tại sao không lắp đầy cuộc sống ấy bằng tấm lòng của sự yêu thương, sự cảm thông, san sẻ như lời của người cha nói với con: “ Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”. Từ khi sinh ra, mỗi chúng ta đều được cuộc sống ban cho một đặc ân, đó là được quyền lựa chọn cách sống của mình. Chúng ta đau buồn hay hạnh phúc suy cho cùng cũng là ở cách mỗi người nhìn nhận cuộc sống. Vì vậy, hãy nhìn cuộc đời bằng một ánh mắt tưoi vui, bằng trái tim giàu lòng yêu thương, quên đi những buồn bực, hối tiếc để thấy cuộc sống này thêm ý nghĩa và đẹp tươi. Và hãy bắt đầu bằng việc yêu quý và cảm thông cho tất cả mọi người. Làm được điều đó là chúng ta cũng đã làm giàu đẹp thêm tâm hồn mình, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, một lối sống tích cực, lạc quan. Thế nên, hãy dẹp bỏ những ích kỉ, buồn bực nhỏ nhặt thường ngày kia đi, yêu thương nhiều hơn bởi thế giới này cần lắm những điều như thế.
Nhà văn Phạm Lữ Ân đã từng viết một câu rất hay như thế này: “ Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu”. Thật vậy, thời gian là hữu hạn, cuộc sống này quá ngắn ngủi, mỗi phút giây trên cuộc đời này đều thật quý giá. Vậy tại sao không lắp đầy cuộc sống ấy bằng tấm lòng của sự yêu thương, sự cảm thông, san sẻ như lời của người cha nói với con: “ Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó”. Từ khi sinh ra, mỗi chúng ta đều được cuộc sống ban cho một đặc ân, đó là được quyền lựa chọn cách sống của mình. Chúng ta đau buồn hay hạnh phúc suy cho cùng cũng là ở cách mỗi người nhìn nhận cuộc sống. Vì vậy, hãy nhìn cuộc đời bằng một ánh mắt tưoi vui, bằng trái tim giàu lòng yêu thương, quên đi những buồn bực, hối tiếc để thấy cuộc sống này thêm ý nghĩa và đẹp tươi. Và hãy bắt đầu bằng việc yêu quý và cảm thông cho tất cả mọi người. Làm được điều đó là chúng ta cũng đã làm giàu đẹp thêm tâm hồn mình, xây dựng một cuộc sống hạnh phúc, một lối sống tích cực, lạc quan. Thế nên, hãy dẹp bỏ những ích kỉ, buồn bực nhỏ nhặt thường ngày kia đi, yêu thương nhiều hơn bởi thế giới này cần lắm những điều như thế.
Là con người ai cũng phải có một quê hương để thương, để nhớ, để không bao giờ quên. Quê của tôi ở một vùng đất rất xinh đẹp, đó là Long An thân yêu. Vào mỗi dịp hè đến, tôi đều được về quê để vui chơi, giải trí và tạm quên đi những ngày học hành căng thẳng trên thành phố. Đối với tôi, quê hương là một nơi mà ở nơi đó bao muộn phiền đều tan biến, thế chỗ vào là những niềm vui, sự lạc quan và háo hức bởi nơi đây tôi được hòa mình vào những trò chơi dân dã như thả diều, bắt cá, bắt còng Ngắm nhìn những con diều giấy bay cao, bay xa vào khoảng không của bầu trời xanh thăm, tôi hòa ước mơ của mình vào từng cánh diều ấy với biết bao hi vọng. Rồi những món ngon của đồng quê mà ở thành phố ít khi được liếm. Ôi! Sao mà tuyệt vời và thân thương quá. Tôi nhớ hoài tô canh chua cá lóc sóng sánh ánh vàng, những niêu cá kho tộ đầy hấp dẫn... Bấy nhiêu đó thôi nhưng tất cả đã để lại trong lòng tôi bao cảm xúc yêu thương mà “Quê hương” là hai tiếng dường như đã khắc sâu trong tim mình tự bao giờ.
Mỗi lần nhớ về kí ức tuổi thơ là biết bao kỉ niệm buồn vui gắn bó với quê hương trong em lại hiện lên. Nơi đó có ngôi nhà nhỏ của em với cánh đồng lúa rộng, bằng phẳng luôn thơm ngát hương lúa – hương vị của đồng quê. Xa xa, là những rặng núi cao nhấp nhô được phủ lên màu xanh của núi rừng. Khi dịp nghỉ hè đến, em cùng các anh chị thường ra thả diều bên bờ sông. Dòng sông bên lở bên bồi, đã gắn bó ngàn đời với quê hương em, mang dòng nước ngọt lành làm tưới mát những ruộng lúa, nương dâu. Khác với thành phố là những tuyến đường tấp nập người qua lại, quê em là những con đường làng vắng vẻ, thấp thoáng mái nhà ngói đỏ xen với những khu vườn tươi xanh, ngập tràn bóng mát. Giờ đây, khi đã đi xa quê hương, em luôn háo hức được trở về nơi chôn rau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng em khôn lớn trưởng thành
Những ai đã từng mất đi một người bạn có lẽ sẽ hiểu rất rõ ý nghĩa của câu châm ngôn “Losing a friend is more painful than losing a romantic relationship” (“Mất đi một người bạn còn đau đớn hơn mất đi một tình yêu”) của tác giả Revan Al-asmari.
Người ta vẫn nói “Trăm năm tri kỷ khó tìm, tri âm khó gặp, bạn hiền khó quen” nên khoảng trống mà một người bạn mất đi để lại sẽ khó có thể lấp đầy trong phút chốc. Và chẳng may nếu người đó lại từng là “cạ cứng” của bạn thì nỗi đau, sự chơi vơi và hụt hẫng ấy còn nhân lên bội phần.
“Mất đi một người bạn còn đau đớn hơn mất đi một tình yêu”.
Mới đây, một tài khoản Facebook T.A.N đã đăng tải một bài viết chia sẻ về chính trải nghiệm “mất đi một người bạn” của bản thân. Trong đó, liệt kê 23 khoảnh khắc đã khiến cô nàng không khỏi ngẩn ngơ khi giật mình nhớ ra người bạn thân đã không còn bên cạnh mình như ngày xưa nữa.
“Mất đi một người bạn…
1. Tớ còn nhớ, tớ đã từng tự hào khoe cậu với bao nhiêu người.
2. Từ “Bạn thân tôi…” biến thành “Tôi có một người bạn…”3. Thấy nó post status, định trêu nó một chút, bỗng nhớ ra hiện tại mình làm vậy là không nên nữa, lại yên lặng xóa hết đoạn dài vừa viết.
4. Nó yêu khi nào, tôi không biết, nó chia tay khi nào, tôi không biết, nó có bạn mới còn tốt hơn tôi nữa từ khi nào, tôi cũng không biết. Mỗi lúc nó gặp chuyện gì sẽ không còn tìm tôi nữa, tôi cũng không vậy, vì cả hai đứa trưởng thành hơn, và cũng có những người bạn thích hợp để chia sẻ hơn. Từ nồng nhiệt, chuyện gì cũng nói với nhau, dần biến thành mối quan hệ xã giao hời hợt. Cậu ở nơi đâu, nhìn ngắm phong cảnh thế nào thì tớ giờ cũng chỉ là một người nói một câu, người ngủ muộn ơi, ngủ ngon.
5. Gặp nhau như người quen cũ, tạm biệt như hai người dưng.
6. Các bạn có hiểu cảm giác này không? Hai người ấy rõ ràng là thông qua bạn mới quen nhau, nhưng rồi dần dần họ chơi với nhau còn thân hơn chơi với bạn, đi đâu chơi, đi ăn gì cũng không gọi bạn, ảnh chụp chung cũng thường không có mặt bạn, cuối cùng hai người chụm đầu nói xấu sau lưng bạn. Là người thứ ba trong tình bạn, có đôi khi còn bén nhọn, dễ gây tổn thương hơn cả người thứ ba trong tình yêu.
7. Im lặng nhìn cậu ấy post ảnh selfie với bạn thân cậu ấy, im lặng nhấn like.8. Thấy mày post ảnh một bé con, mới biết mày đã lấy chồng rồi, lúc trước hứa làm phù dâu cho nhau, giờ ngay cả một câu chúc mừng tao cũng thấy dư thừa.
9. Cuối cùng sẽ không còn ai nghi ngờ hai đứa là đồng tính nữa.
10. Nghe nói cậu quen rất nhiều bạn mới, có người cùng cậu đi shopping, đi ăn uống, xem phim. Nhìn ảnh thấy cậu dạo này vui lắm, quần áo cậu mua nhìn cũng xinh nữa. Hai đứa mình cuối cùng cũng càng lúc càng xa nhau trên quỹ đạo nhân sinh không có nhau. Như vậy cũng tốt, tuy người khiến cậu cười không còn là tớ nữa, nhưng tớ vẫn thấy rất vui, vì cậu thích cười hơn cả xưa nữa. Chẳng qua khi người khác nhắc tới “Người bạn tốt nhất”, tớ vẫn nghĩ tới cậu đầu tiên.
11. Ngày trước nó post selfie, mình: Xấu như ma…
Hiện tại nó post selfie, mình: Đẹp vậy…
12. Không thể không thừa nhận: Cuộc đời là không ngừng mất đi.
13. Tình bạn chỉ còn qua những cái like.
14. Người ngày trước sẵn sàng làm phiền không cần kiêng nể thời gian, địa điểm, hiện giờ ngay cả bấm số thôi cũng cần dũng khí.
15. “Có đó không?” “Có đây!” “Đang làm gì đấy?” “Không làm gì cả!” “Ah” “Uh”… “Có chuyện gì không?” “Không” “Uh” “Uh”…. Cả cuộc nói chuyện chỉ có “Ah” với “Uh” xem chừng cũng là dư thừa, kỷ niệm qua đi, chỉ còn lại tiếc nuối.
16. Đại khái chính là lúc không thể nói thêm được nữa, đành phải dùng những câu như: “Gặp nhau nhé. Tí nữa nói chuyện tiếp. Hôm nào liên lạc sau. Lần sau đi chơi nha. Bữa tới mời mày một bữa. Tối nay tao gọi ha. Có rảnh thì đi uống gì đó. Có thời gian rảnh sẽ tới thăm mày~” làm kết. Có đôi lúc tao nghĩ, hai đứa mình biến thành thế này từ bao giờ vậy, lúc trước dù giận nhau cỡ nào, thì chúng mình cũng sẽ không tới một câu để nói chuyện thêm cũng không thể như hiện tại đúng không?
17. Giống như uống một cốc nước sôi để nguội, không ngờ lại bị bỏng.
18. Sẽ chẳng còn ai giống cậu, khiến tớ nước mắt lưng tròng, đau như thể người yêu chia tay.
19. Hẹn suốt cả kỳ nghỉ hè… Cũng không hẹn được… Bạn không rảnh, người ấy không rảnh…
20. Bạn nhớ rõ sinh nhật người ấy, thức canh để nhắn tin chúc mừng đầu tiên, vậy mà sinh nhật bạn, bạn chờ cả ngày, ngay cả những người mới quen cũng đã chúc mừng, chỉ duy độc người bạn trông chờ nhất là không thấy tung tích.
21. Mẹ mình hay hỏi mình: “ nó dạo này thế nào?”, mình lại không biết phải trả lời sao.
22. A: Alo?
B: Có chuyện gì vậy?
A: Hôm nay mình đang ở thành phố bạn nè.
B: Ah!
A: Đi ăn không?
B: Không được, mình bận mất rồi. Còn việc gì nữa không?
A: Không làm phiền bạn nữa, bye!
Ngày trước:
A: Ê! Đang ở đâu đấy?
B: Mình đang ở chỗ bạn nè, nhanh mời mình ăn cơm đi!!!
A: Mình nghèo lắm!
B: Nhưng mà mình đói!
A: Thì đi, nhớ là bạn nợ mình một bữa nha!
23. Bạn chợt phát hiện ra, những ca khúc tình yêu nay cũng có thể dùng để hát về tình bạn”.
Đánh trúng “tim đen” của số đông, bài viết của T.A.N đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng cư dân mạng. Chỉ sau một ngày đăng tải, những dòng tâm tình của tác giả đã nhận được gần 14.000 lượt like và 8.500 lượt share. Không ít nghệ sĩ nổi tiếng cũng chia sẻ lại bài viết này sau khi đọc và cảm nhận nỗi buồn trong nó.
Bên dưới bài viết, nhiều người đọc tìm thấy sự đồng cảm đã để lại bình luận, chia sẻ về câu chuyện “mất đi một người bạn” của chính bản thân mình.
Có những đôi bạn xa nhau vì học khác trường, có người vì mê bồ mà bỏ bạn và cũng có những cặp đôi cạ cứng đã đường ai nấy đi chỉ vì một phút giận dỗi nông nổi của tuổi trẻ… Để rồi khi đọc bài viết trên, họ mới giật mình nhớ về người bạn mà mình đã vô tâm đánh mất với một niềm hối hận và luyến tiếc vô vàn.
Còn những đôi bạn đang còn kề vai sát cánh bên nhau lại tìm thấy sự xúc động qua bài viết và âm thầm tag tên “cạ cứng” của mình vào kèm lời nhắn nhủ dễ thương “Tụi mình đừng bao giờ như vậy nhé!”
Những ai đang có một tình bạn đẹp, hãy cố gắng giữ gìn. Đừng để mất đi rồi thì có hối tiếc mấy cũng đã muộn màng.
Nhìn quyển sổ đây giấy còn nhiều
Tội gì không viết mấy lời yêu
Yêu ba yêu má yêu tất cả
Yêu chủ sổ đây thế mới liều .."
Những dòng lưu bút thân thương thời áo trắng cắp sách đến trường, đến giờ này vẫn in sâu trong tri óc của tôi. Tôi định không viết về những kỹ niệm này vì nó là những gì rất riêng tư được cất giấu trong cuốn lưu bút cách đây 14 năm về trước... nhưng mỗi lần mùa thi lại đến những ký ức đó làn tràn về... làm cho tôi không thể không nhớ đến....
Những giọt nước mắt của chia ly,những tình cảm thật ngây thơ trong trắng thời học sinh,mỗi đứa một con đường, một định hướng, một tương lai đang ở phía trước,.....
Quãng đời học sinh có lẽ là khoảng thời gian đẹp nhất, vui vẻ nhất, vô tư nhất. Khi chúng ta lớn hơn chúng ta thấy sẽ thấy những điều trẻ con mà hồi còn đi học ta cứ nghĩ rằng chắc chắn là ta lớn rồi. Nhưng chính vì vậy ta mới là ta và ta mới có những kỉ niệm để nhớ về thời áo trắng thân thương.
Những ngày học cuối cùng là khoảng thời gian thật đặc biệt chúng ta sắp chia tay nhau, sẽ không bao giờ được ngồi cùng nhau trong một lớp nữa đông đủ như thế nữa. Có thể trên đường đời mỗi người sẽ trải qua nhiều lớp học nữa nhưng để một lần ngồi lại cùng nhau trong lớp học cũ ấy, cùng nhau ngồi lặng im, cùng nhau hát, cùng nhau nghe thầy cô giảng bài, cùng nhau đùa nghịch điều ấy gần như là không thể. Hãy biết quý trọng những giây phút ấy vì nó chỉ qua 1 lần trong đời và chính những giây phút ây được lưu lại trong ký ức cả cuộc đời.
Tôi không biết tại sao và từ bao giờ tình yêu văn thơ lại tràn ngập trong tâm hồn của mình,mặc dù tôi học rất khá các môn Toán Lý Hóa......Tôi bắt đầu làm thơ viết nhật ký, vì vậy cuốn lưu bút của tôi tràn ngập những câu thơ mà bây giờ tôi đọc lại tôi tự nhủ với mình sao mà thời đó mình ngây ngô thế....
"Phượng nở ve kêu hè lại về
Gợi lên tưởng nhớ buổi chia ly
Ta buồn lắm bạn ơi có biết
Lặng im ư, đừng nhé bạn ơi!
Trang giấy trắng ghi vài dòng lưu niệm
Để xa rồi ta mãi gần nhau
Tặng hoa ư! hoa cũng sẽ tàn
Tặng dòng lưu niệm muôn vàn nhớ thương "
Mỗi khi nhìn thấy những cành phượng đỏ tôi cũng thấy lòng mình xao xuyến lạ. Nghĩ về những buổi học ngày xưa, nhớ tới từng chi tiết cái lớp tôi vẫn học, nhớ cái bàn có 4 người có 2 thằng ngồi cạnh 2 cô bé chanh chua mà giờ đây 2 cô bé ấy mỗi người đã có 2 đứa con kháu khỉnh, nhớ bạn bè, nhớ thầy cô. Nhớ những cơn gió hè lao xao hàng dương đặc trưng của miền biển cạnh lớp học của tôi. Nhớ cả những tiếng ve trên cành phượng trước lớp, nhớ cây phượng già nhưng nhiều hoa vô kể ở gần phòng thí nghiệm và còn vô vàn điều để nhớ. Tự nhiên tôi muốn khóc...
"Thế gian đẹp nhất mặt trời
Tuổi thơ đẹp nhất là thời học sinh
Đời học sinh như chim Hoàng Yến
Sống từng ngày lưu luyến bên nhau
Thời gian này có lẽ những buổi thi học kỳ cuối cùng đang đến gần và tiếp đó là những ngày đợi chờ kết quả thi, hồi hộp đợi ngày họp phụ huynh và hơn hở đón kỳ nghỉ hè với bao nhiêu dự định. Với các học sinh cuối cấp thời gian này là thời gian đầy lo lắng xen lẫn buồn mỗi khi nghĩ tới ngày chia tay bạn bè, chia tay thầy cô, lớp học, mái trường rồi tiếp đó là kỳ thi đầy khó khăn vào đại học
Ngày ấy tôi cũng như các bạn bây giờ tập trung vào việc học, lo lắng không biết mình có đủ sức vượt qua kỳ thi đại học không. Thời đó đối với chúng tôi đại học là con đường duy nhất để thành công nhưng với các bạn ngày nay được tư vấn đầy đủ các bạn hiểu rằng đại học không phải là con đường duy nhất.
"Nhất nghệ tinh nhất thân vinh" bạn có thể học nghề,học trung cấp, học cao đẳng và sẽ học lên ĐH sau.... đến lúc nào đó việc học giống như một xa lộ bạn có thể hòa nhập vào xa lộ bằng bất cứ ngã rẽ nào và bạn muốn ngưng việc học bằng cách rời xa lộ bằng bất cứ hình thức nào...
Hôm nay, trời đột ngột nắng gay gắt hơn và rất ra dáng một mùa hè nóng bức thực thụ. Trên đường đã xuất hiện những bông hoa phượng đầu tiên, rực rỡ và kiêu hãnh dưới nắng chói chang. Chẳng phải hôm nay mới nhìn thấy những bông hoa phượng đầu tiên của mùa hè này. Mẫy ngày trước, những bông hoa phượng đột ngột xuất hiện bất ngờ và ngỡ ngàng trong mắt ai nhưng sự vội vàng và bận bịu cuốn phăng đi những cảm xúc cũng vội vã chẳng kém. Ngày nắng, khiến mình bỗng nhớ ra mình đã có những mùa hè đầy kỉ niệm và cũng đột ngột nhớ ra là ngoài kia bao nhiêu sĩ tử, bao nhiêu học sinh chuẩn bị chia tay. Đã từ lâu lắm rồi cứ mỗi độ hè về tôi lại nhớ tới câu thơ: "Mùa hè, mùa thi, mùa chia ly". Chúc các sĩ tử bước vào mùa thi thành công rực rỡ.
Hôm nay cảm xúc lại dâng trào, tôi ngồi đây để nhớ lại những ký ức tuổi học trò thay vì đi câu cá cùng bạn bè. Tôi là vậy, thỉnh thoảng lại ngồi một mình suy ngẫm những gì đã qua. Một con người nhạy cảm với cuộc sống, tôi quan sát những thay đổi của thời tiết, sự cảm nhận tinh tế làm tôi đôi khi quá đa cảm.
Những ký tuổi thơ học trò vụt đi qua nhanh như một cái chớp mắt để rồi mỗi lần nghĩ về là lại như lục tìm trong tiềm thức những yêu thương thơ dại. Tuổi học của tôi gắn liền với miền biển Vũng Tàu thơ mộng,cái nắng cái gió của miền mát lạnh của miền biển với những bãi cát hàng dừa chạy dọc bờ biển,với những cây bàng cây phựợng đỏ rực vào mỗi dịp hè!
Và cuối cùng tôi muốn nói tôi yêu Vũng Tàu, tôi chỉ muốn mình được bay cùng gió biển, tôi yêu bầu trời xanh trên biển, tôi yêu gió, tôi yêu những đám mây và tôi yêu những khoảng không rộng lớn trên cao, tôi thả ước mơ của mình vào những cánh diều.
Tôi thích được ngắm mặt trời mọc lúc bình minh,được ngắm mặt trời lặn lúc hoàng hôn.Tôi muốn được dạo biển mổi ngày, được ngồi nhâm nhi ly cafe cạnh bờ biển... Nhất là khi tuổi thơ - thời học trò luôn in sâu vào trong trí óc tôi…