K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2019

Nhớ rừng là một bài thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Nó cũng là một bài in được dấu ấn đậm và bền trong nhiều thế hệ bạn đọc . Tác giả của nó - thi sĩ Thế Lữ, là một nhà thơ tài năng, người có công đầu trong phong trào Thơ mới. Có thể nói ông đã nhập thân hoàn toàn vào hình tượng con hổ trong bài, mượn con hổ để bộc lộ tâm sự của một thanh niên trí thức trước cuộc đời tù túng, nô lệ.

Một khía cạnh rõ nét của tâm sự ấy, là nỗi "tủi nhục" vì hiện trạng của thân phận:

Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,

Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,

Chịu chung bầy cùng bọn gấu dở hơi,

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Nỗi tủi nhục đến cao độ, chuyển thành phẫn uất, căm hờn. Bị mất tự do trong "cũi sắt", đành bất lực "nằm dài trông ngày tháng dần qua", lại còn bị "lũ người kia", tác giả muốn ám chỉ ai đây? Phải chăng bọn thực dân người nước ngoài xa lạ nhào cợt, khinh thường:

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm

Xưa kia ta từng là "chúa tể của muôn loài", "oai linh" ta ngự trị cả núi cao rừng sâu. Nay bị nhốt cũi, cùng thân phận "làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi" bị coi cá mè một lứa với bầy gấu dở hơi, cặp báo nông nổi! Nhục nhã, uất hận biết bao.

Cùng với "niềm uất hận ngàn thâu" ấy, là thái độ khinh ghét. Và khinh cũng đến cao độ như căm hờn, con hổ này không có gì lưng chừng, nửa vời cả. Nó ghét tất cả những cảnh tượng môi trường xung quanh, từ:

Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối.

Cho đến:

Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng

Len dưới nách những mô gò thấp kém.

Nó khinh ghét tất cả cái môi trường áp đặt giả tạo mà "lũ người kia" đã thiết kế bày đặt ra. Nó nhận ra tất cả chỉ là trò nhái lại, là lối "học đòi" cái môi trường sống đích thực của nó xưa kia, cái "cảnh sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi" mà nó không thể nào quên được, mà nó mãi mãi nhớ thương. Phải chăng tâm sự của con hổ ở đây, một lần nữa lại phản chiếu tâm sự của chàng thanh niên Nguyễn Thế Lữ - người từng có thời hoạt động trong một "hội kín" yêu nước? Cái tâm sự bất bình, phủ định thứ văn minh "Tây Tàu nhố nhăng" đang thay thế cho những "vẻ hoang vu" của "bóng cả cây già" "những đêm vàng bên bờ suối", "những bình minh cây xanh nắng gội"... một cách hình dung, gợi nhớ đến những giá trị văn hoá cổ truyền của Tổ quốc?

Nhưng có lẽ luồng tâm sự xuyên suốt, điều canh cánh thường xuyên hơn cả trong lòng con hổ là nỗi nhớ - một nỗi nhớ vừa da diết xót xa, vừa mênh mang hoành tráng. Đó là nỗi "nhớ rừng" cao cả, thiêng liêng, đúng như đầu đề bài thơ xác định. Ta dễ dàng nhận thấy hai đoạn thơ tả nỗi nhớ này lập trung, đậm đặc nhất - đoạn thứ hai và thứ ba trong bài - là hai đoạn có nhiều cảnh sắc huy hoàng hấp dẫn nhất, có nhạc điệu lôi cuốn say mê nhất. Nhớ làm sao bóng dáng xưa kia của ta "bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng" giữa "sơn lâm bóng cả, cây già - với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi", đẹp đẽ, uy nghi, hùng tráng biết bao! Nhớ làm sao.

... những đêm vùng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

... những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

... những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca, giấc ngủ ta tưng bừng?

Những kỉ niệm mới lộng lẫy, hùng vĩ, nên thơ nên nhạc biết bao!

Có thể nói Thế Lữ đã chứa chất vào lời con hổ trong vườn này tâm sự của các thế hệ cùng lứa với nhà thơ. Và cũng không riêng gì một thế hệ. Ai là người Việt Nam còn chút lòng yêu nước, còn biết nghĩ, mà chẳng cảm nhận xót xa nỗi hờn mất nước? Ai đã từng đọc qua lịch sử dân tộc, có ít nhiều ý thức về nền "văn hiến" đã lâu "của đất nước, mà chẳng ngán ngẩm với thứ văn minh hào nhoáng pha tạp thời thực dân? Người Việt Nam chưa mất gốc nào mà chẳng ủ ấp hi vọng được "thênh thang (...) vùng vẫy", được "ngự trị" trên "nước non hùng vĩ" của mình, tương tự chú hổ ở vườn thú kia vẫn không nguôi "giấc mộng vàng to lớn" của nó.

31 tháng 1 2023

Gợi ý cho em:

Phải chăng chú hổ là đại diện cho người dân VN thời đó hay sao?

1 tháng 1 2019

Chọn d

18 tháng 8 2017

* Tâm sự của con hổ qua cảnh tượng vườn bách thú tù đọng, chật hẹp:

- Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự".

- Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú.

* Tâm sự của con hổ qua cảnh núi rừng đại ngàn:

- Tâm trạng hoài niệm, nuối tiếc ngậm ngùi về một thời oanh liệt, hào hùng. Khi thì dằn vặt, khi lại thiết tha, khao khát trở lại những năm tháng tươi đẹp xưa.

- Tâm sự ấy của con hổ cũng chính là tâm trạng của nhà thơ cùng những người dân Việt Nam mất nước lúc bấy giờ. Họ bất lực và chán chường cuộc sống trong cảnh nô lệ đầy tù túng, ngột ngạt, không có tự do. Họ bất hòa sâu sắc với xã hội và họ khao khát tự do, nhớ tiếc một “thời oanh liệt” với những chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc.

30 tháng 1 2023

Tâm trạng của hổ khi ở trong vườn bách thú đã được nhà thơ Thế Lữ khắc hoạ thật sinh động(độc đáo) trong bài thơ "Nhớ Rừng". Trước hết, hình ảnh con hổ đc thi sĩ nói tới với bao thương xót, cảm thông. Hổ đang phải nằm trong cũi sắt nơi vườn bách thú, chúa sơn lâm ma phải trong cảnh tù hãm thì quả là cay đắng và uất hận biết bao! Bị nhốt trong cũi sắt, tất cả đau đớn cay đắng chất khối thành khối"Gặm mãi mà chẳng tan, chẳng hết", hổ chỉ con bt nằm dài bất lực. Hổ cảm thất đau khổ khi bị chế diễu, bị nhục nhằn tù hãm, bị trở thành 1 món đồ chơi cho lũ người ngạo mạn ngẩn ngơ và lũ gấu dở hơi. Nhưng chán chường buông xuôi chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài còn ẩn dấu trong tâm lòng mãnh hổ là nỗi uất hận vô cùng to lớn. Cách diễn đtạ "khối căm hờn" làm cho nỗi căm hờn ấy từ vô hình trở nên hữu hình như có thể nhìn thấy cụ thể. Nỗi căm hờn không chỉ dừng lại khoảnh khắc mà nó đã kết đọng lại từ lâu.
*2023 làm chắc không cần đâu=)))

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý : *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng...
Đọc tiếp

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý :

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.

+ Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập → thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét..., tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.

+ Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc.

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0
4 tháng 10 2017

Việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” là một lựa chọn rất khéo léo và phù hợp để giúp tác giả thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của mình.

- Qua hình ảnh con hổ - vị chúa sơn lâm bị giam cầm trong vườn bách thú, nhà thơ đã thể hiện một cách rất gợi cảm cảnh ngộ bị tước mất tự do, sự sa cơ và u uất của nhân dân ta khi bị mất nước, rơi vào cảnh nô lệ. Con hổ nuối tiếc một thời oanh liệt nơi rừng xanh cũng như chính nhân dân ta nhớ tiếc lịch sử chống giặc hào hùng của dân tộc và khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của nhân dân.

- Trong thời điểm khi tác giả sáng tác bài thơ, các tác phẩm văn nghệ gặp phải sự kiểm soát rất ngặt nghèo của thực dân. Vì vậy, việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” sẽ giúp tác giả có thể hiện một cách kín đáo, bóng bẩy những tâm sự của mình.