K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Lòng yêu nước là một tình cảm cao đẹp, là thứ tình cảm vô hình nhưng luôn tồn tại trong tim mỗi người, thôi thúc mỗi người cống hiến, đoàn kết cũng như tự hào dân tộc, sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống lại mọi kẻ thù xâm lược. Trong thời chiến, biểu hiện của lòng yêu nước chính là sự dũng cảm, hi sinh, xả thân vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì bờ cõi lãnh thổ. Thời đại hiện nay, chúng ta được sống trong hoà bình và ấm no thì yêu nước và trách nhiệm chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh, sánh vai cùng bè bạn năm châu bốn bể. Bên cạnh đó, lòng yêu nước còn là tinh thần đoàn kết, yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia với mọi người xung quanh và với người có hoàn cảnh khó khăn; tuân thủ pháp luật, những nguyên tắc, quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh, cố gắng trở thành một công dân tốt và cống hiến trọn vẹn cho nước nhà. Bên cạnh việc cố gắng hoàn thiện bản thân thì chúng ta cần sống với lòng yêu nước, tinh thân sẵn sàng cống hiến, phát triển đất nước phồn thịnh để con cháu mai sau của ta có thể tự hào về những việc làm ngày hôm nay của ta.

16 tháng 12

Cảm nghĩ về Dân tộc kinh

16 tháng 1 2020
Dàn ý thuyết minh về một làng nghề truyền thống

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống của quê hương (tên, ở đâu, có thể chọn cách trực tiếp hoặc gián tiếp)

2. Thân bài

- Nêu cụ thể hơn địa chỉ của làng nghề: nằm ở đâu, cách đi đến và nhận dạng như thế nào?

- Nêu nguồn gốc, lịch sử hình thành của làng nghề truyền thống ấy

+ Làng được hình thành, ra đời từ khi nào?

+ Lịch sử của làng gắn với sự kiện, nhân vật quan trọng nào?

+ Thời gian tồn tại và phát triển dài bao lâu?

- Chi tiết về làng nghề truyền thống ấy

+ Trong làng có bao nhiêu gia đình theo nghề?

+ Khung cảnh làng như thế nào?

+ Sản phẩm truyền thống của làng nghề là gì? Hiện nay, người dân trong làng vẫn duy trì phương pháp thủ công hay hiện đại? Nêu nét thay đổi, tiến bộ trong hoạt động làm nghề của con người nơi đây.

+ Quá trình những người nghệ nhân làm nghề có gì đặc biệt, gây ấn tượng với em?

+ Sản phẩm tạo ra có hình dáng, màu sắc như thế nào? Thể hiện nét đặc trưng chỉ thuộc về làng nghề này...

- Những sự vật, khung cảnh khác xung quanh làng nghề

- Nêu vị trí, giá trị của làng nghề truyền thống ấy trên đất nước, với người dân nơi đây.

3. Kết bài

- Khẳng định lại lịch sử lâu đời của làng nghề

- Tình cảm của bản thân với làng nghề đó.

Thuyết minh về một làng nghề truyền thống - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên

"Con sông dùng dằng con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu..."

(Thu Bồn)

Ai đã một lần đến Huế, hẳn sẽ không bao giờ quên xứ sở mộng mơ ấy. Trên dòng Hương Giang dùng dằng không chảy, những cánh hoa giấy lặng lẽ trôi theo dòng. Những cánh hoa ấy gợi nhắc cả làng nghề truyền thống của Huế - Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên.

Thuyết minh về một làng nghề truyền thống

Hoa giấy là một phần không thể thiếu vào ngày tết, đặc biệt là ở Cố đô Huế - Kinh đô của chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta. Làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra đời gần 400 năm trước dưới thời các Chúa Nguyễn. Nhưng mãi cho đến 1802 mới được mọi người biết đến.

Người làng kể lại năm đó, sau khi vua Gia Long thống nhất đất nước, nhân lễ Thượng tuần, nhà vua ban chiếu đề nghị mỗi một trấn đem về Kinh một loài hoa quý để dâng lên vua. Lúc này trong triều đình có một vị quan, người làng Thanh Tiên, làm ở Bộ Lễ chức Tả Hữu Đồng Nghị, dâng lên nhà vua một loài hoa ngũ sắc với đầy ý nghĩa độc đáo tượng trưng đầy đủ đạo lý Tam Cương - Ngũ Thường, ông tâu rằng: “Mỗi cành bao giờ cũng có 8 hoa chính. Ba cành hoa ở giữa tượng trưng cho Trung - Hiếu - Nghĩa. Trong đó luôn luôn có một chiếc hoa màu vàng hoặc màu đỏ được làm to nhất tượng trưng cho Mặt trời, đấng minh quân, còn 5 bông hoa hai bên tượng trưng cho Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín”. Nghe xong, nhà vua hiểu được ý nghĩa của loại hoa giấy Thanh Tiên, lấy làm thích thú, và sau đó ban chiếu khuyến khích người dân làng Thanh Tiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề làm hoa giấy cho mọi người biết. Từ đó, nghề làm hoa giấy của làng nổi tiếng khắp đất nước

Hoa giấy Thanh Tiên tuy đơn giản nhưng làm lại không dễ. Bởi lẽ ngoài sự khéo tay, người thợ còn phải có óc thẩm mỹ cao mới có thể cho ra đời những sản phẩm đẹp và tinh tế. Đặc biệt, người thợ phải có đức tính kiên trì, cần mẫn. Hoa giấy Tiên đặc biệt và đẹp nổi bật ở sự phong phú về màu sắc và có nhiều loại hoa khác nhau trên một cây bông, hình thức đẹp. Hoa để được lâu lại thể hiện sự trang nghiêm, một năm chỉ thay một lần vào dịp tết nên nó dễ được chấp nhận và tồn tại dài lâu. Những bông hoa giấy dưới đôi tay người nghệ nhân làng Thanh Tiên dù bằng giấy nhưng giống y như hoa thật, thậm chí còn sinh động hơn hoa thật.

Hoa giấy đã trở thành một phần của Huế, tạo nên nét đẹp mộng mơ của xứ sở này. Hoa giấy tô điểm thêm cho cảnh sắc thiên nhiên. Hằng năm, đầu tháng Chạp, người dân làng Thanh Tiên đã bận rộn với việc chăm chút từng nhành hoa để kịp đón xuân về, tết đến, tô điểm thêm nét đẹp của tín ngưỡng dân gian Huế, của vùng đất Thần Kinh. Trên bàn thờ của người Huế luôn có một cây hoa giấy với nhiều màu sắc. Người dân xứ Huế đều ngưỡng mộ trước sự tài hoa, khéo léo và nghệ thuật làm Hoa sen giấy của làng Hoa giấy Thanh Tiên. Hoa sen giấy Thanh Tiên còn là món quà mà nhiều du khách quốc tế yêu thích, mang về tận quốc gia của mình như: châu Âu, châu Mỹ, châu Úc.

Hoa sen giấy Thanh Tiên còn được cách tân làm biểu tượng trong các lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội áo dài, các chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật và được trưng bày ở Đại Nội – Huế, ở Nhà lưu niệm Nguyễn Chí Diểu (Thanh Tiên, Phú Mậu, Phú Vang, TT Huế).

Trải qua bao biến động của thời gian, dù nhiều loại hoa nhựa ra đời nhưng làng nghề hoa giấy Thanh Tiên vẫn luôn giữ được vị trí của mình. Không chỉ là một làng nghề truyền thống lâu đời, làng nghề hoa giấy Thanh Tiên còn là niềm tự hào của người Huế, lưu giữ nét đẹp văn hóa tinh thần mang đậm màu sắc Huế thương.

Tham khảo

Creby:Mạng

21 tháng 8 2021

Dân tộc Kinh có nhiều nét văn hóa! Là nhân dân có truyền thống đoàn kết, gắn bó, phát huy truyền thống lâu đời của cha ông, cần cù, sáng tạo các giá trị bản sắc dân tộc. Có nếp sống tín ngưỡng, tâm linh như thờ cúng ông bà, tổ tiên, những người có công với nước, đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn. Ngoài ra, người Kinh còn chịu ảnh hưởng của Nho giáo, một phần theo đạo Thiên chúa, đạo Tin lành, một phần đạo Phật. Mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng. Về ngôn ngữ, người Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Ngoài ra còn có những phong tục tập quán liên quan đến chu kỳ của đời người như: sinh đẻ, nuôi con, cưới xin, làm nhà, ma chay và lao động sản xuất, sống và đấu tranh giành độc lập. Kiến trúc nhà ở truyền thống, trang phục, họa tiết, đồ trang sức của mỗi dân tộc cũng rất đặc sắc và phong phú, thể hiện quan niệm về vũ trụ, thiên nhiên và con người, về phong tục, quan niệm sống của mỗi dân tộc. Các dân tộc đầu nguồn đi xây dựng vùng kinh tế mới, cư dân sống xen kẽ với các dân tộc thiểu số, nhà ở mang nét kiến ​​trúc nhà ở nông thôn Bắc Bộ. Cuối cùng, người Kinh có văn hóa ăn mặc như áo dài, áo bà ba.

21 tháng 8 2021

Tham khảo:

Dân tộc Kinh có số dân đông nhất nước ta, khoảng 86 triệu người, sống ở khắp mọi miền đất nước, từ Bắc chí Nam. Ngoài ra, các loại thức ăn của họ cũng đa dạng từ Bắc vào Nam. Người Kinh sống bằng nghề nông. Họ trồng lúa trên đồng hoặc chăn nuôi trong các trang trại. Trang phục truyền thống của họ là "áo dài". Nó đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa và nó cũng đã trở thành bức tượng cho phụ nữ Việt Nam. Người Kinh hàng năm tổ chức rất nhiều lễ hội như Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu.

16 tháng 9 2023

Kiểu bài

Khái niệm

Đặc điểm

Bố cục

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng, để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

• Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống, chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện),...

 

• Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận.

đọc nhận ra mạch lập luận.

 

• Bố cục bài viết cần đảm bảo:

Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,...), nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

 

Thân bài: lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm.

 

Kết bài: khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cả nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.

Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách

Văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách thuộc kiểu vă bản thông tin, được viết nhằm mục đích chia sẻ những cảm nhận, đánh giá của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách

• Giới thiệu thông tin chính về cuốn sách.

• Tóm tắt nội dung cuốn sách.

• Nêu nhận xét của người viết về cuốn sách, khuyến khích mọi người đọc sách.

• Có thể kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

• Trình bày thông tin mạch lạc.

Phần 1: nêu một số thông tin về tên sách, tên tác giả; nêu cảm nhận hoặc

ấn tượng nổi bật về cuốn sách để thu hút người đọc.

Phần 2: tóm tắt ngắn gọn nội dung và trình bày nhận xét của người viết về giá trị của cuốn sách. Trích dẫn một vài chi tiết từ cuốn sách để làm rõ ý kiến.

Phần 3: khẳng định giá trị của cuốn sách, khuyến khích/ đề nghị mọi người nên đọc cuốn sách đó (giản tiếp hoặc trực tiếp).

Bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội

Là văn bản kể lại một hoạt động có ích cho xã hội mà bản thân đã tham gia

 Tìm ý, lập dàn bài, viết bài

- Trình bày lần lượt các sự việc, sự việc này nối tiếp sự việc kia tạo tính logic và có kết thúc

- Cần đảm bảo tính trung thực của lời  kể.

- Kết hợp với yếu tố biểu cả để tăng cảm xúc cho bài viết

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

• Chọn một hoạt động xã hội mà em cảm thấy thú vị và có ý nghĩa tích cực đổi với cộng đồng để kể lại, ví dụ: – Các hoạt động bảo vệ thiên nhiên, môi trường

– Các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương

– Các hoạt động thể hiện tình yêu quê hương, đất nước

• Xác định mục đích viết và người đọc (Họ là ai? Họ mong muốn thu nhận được thông tin gì từ bài viết).

• Thu thập tư liệu cho bài viết bằng cách:

– Nhớ lại những hoạt động xã hội mà bản thân đã tham gia hoặc chứng kiến.

 – Xem lại những bức ảnh đã chụp trong lẫn tham gia hoạt động xã hội.

— Trò chuyện với những người cùng tham gia để nhớ lại những sự việc đã xảy ra.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Bước 3: Viết Tử đản y đã lập, em viết thành bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, em cần lưu ý:

• Sử dụng ngôi thứ nhất để kể lại.

• Sử dụng những từ ngữ liên kết như: đầu tiên, sau đó, thế rồi, cuối cùng, nhằm thể hiện trình tự của các sự việc.

• Kết hợp kể với miêu tả (quang cảnh diễn ra hoạt động; thái độ, hành động của những người tham gia,...) và biểu cảm (bộc lộ cảm xúc của bản thân về hoạt động với những người cùng tham gia) một cách hợp lí trong bài viết.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Em hãy đọc lại bài viết của mình từ vai trò người đọc và trả lời các câu hỏi sau:

1. Phần hấp dẫn nhất trong bài viết là phần nào?

2. Bài viết nên điều chỉnh những gì để hoàn thiện hơn?

5 tháng 3 2021

Địa danh Trảng Bom có từ năm 1957, khi đó là tên một xã thuộc quận Châu Thành, tỉnh Biên Hòa. Đến năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Châu Thành thành quận Đức Tu, xã Trảng Bom thuộc quận Đức Tu. Đến năm 1976, xã Trảng Bom được chia thành hai xã Trảng Bom 1 và Trảng Bom 2 thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai.

5 tháng 3 2021

Kiểm tra lại câu trả lời , có phải nói tiểu sử đâu

15 tháng 9 2023

Tham khảo
Từ một con Báo đang muốn đi rình mồi thì nghe thấy tiếng gọi của Phi Châu. Hai người bạn trò chuyện với nhau về những vấn đề khác nhau. Phi Châu khen ngợi về tài năng và năng khiếu của Báo. Họ chia sẻ cho nhau nghe những câu chuyện từ trước cho tới hiện tại. Vì sao lại có thể nghe rõ như vậy vì trước đây từng ở châu phi nên nơi đó rất yên tĩnh và từ đó trở lên thính tai hơn. Phi Châu đã đưa lời đề nghị để cùng nhau trở thành đôi bạn phần vì cậy không muốn cô đơn mà hai người đều muốn nương tựa với nhau trong cuộc sống này