Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo nhé:
Là học sinh, ta đã quá quen thuộc với những chiếc bút màu giúp những bức tranh chúng ta thêm sống động. Mà ta còn thấy được qua bài thơ Sắc màu em yêu được liệt kê với đủ loại màu sắc như những mảng màu không thể thiếu trong cuộc sống được tả dưới con mắt chân thật của một bạn nhỏ có thể thấy được trong những vần thơ vô tư của tác giả Phạm Đình Ân.
Một bảng màu sắc hiện ra mỗi màu đều mang ý nghĩa riêng đều tượng trưng cho hình ảnh riêng, bạn nhỏ nhanh chóng chọn được màu đỏ với suy nghĩ khá hồn nhiên mà thực tế là màu máu con tim, màu cờ tổ quốc,khăn quàng đỏ đeo trên cổ. Tiếp theo,màu xanh của đồng bằng bao la, của biển xanh, bầu trời quê hương thân thương. Và màu vàng được quan sát tỉ mỉ là nắng vàng rực rỡ, của màu hoa cúc, của đồng lúa chín dưới sự chăm sóc của người lao động. màu không thể thiếu màu trắng liên tưởng là trang giấy vật quen thuộc,là màu của những bông hồng bạch, và đặc biệt được chìm trong làn tóc trắng mượt mà của người bà minh chứng rõ ràng của thời gian.
Một tông màu trầm gần gũi từ hòn than đen, của đôi mắt của màn đêm cao vợi. Là màu tím của sự thủy chung của hoa cà, hoa sim, đến chiếc khăn, và màu mực. Và màu cuối cùng được cất lên là màu nâu của áo mẹ, của đất đai, màu của gỗ. Kết thúc bảng màu vô số màu sắc dưới sự thích thú của bạn nhỏ, ta thấy nó gắn với những thứ quá đỗi thường xuyên và khắc sâu trong tâm trí mỗi con người rồi. Dường như không thể thiếu một màu nào để làm nên bức tranh hoàn hảo ấy, cũng như những vần thơ đẹp đẽ ấy. Qua cách diễn tả ta có thể cảm thấy tình yêu tuy nhỏ bé nhưng rất tinh tế với từng thứ trong cuộc sống của người bạn nhỏ. Cũng là thông điệp ngợi ca lên tình yêu với đất nước từ thế hệ trẻ thấy rõ trong đoạn văn cuối “Trăm nghìn cảnh đẹp” và thấy được ý thức từ hành động nhỏ nhất có thể làm được của bạn nhỏ rất “Ngoan” và sự tự nhắc nhở nhẹ nhàng phải tích cực và nâng cao ý thức vừa chăm học vừa phải biết nghe lời và hoạt động tích cực tuổi nhỏ làm việc nhỏ để giúp đỡ người xung quanh.
Qua bài thơ, tác giả mượn lời bạn nhỏ đem đến cho người đọc một sự đồng cảm về suy nghĩ qua những sắc màu liên tưởng rộng ra là tình cảm về con người và sự vật xung quanh, thể hiện tình yêu rất cao quý của thế hệ trẻ dành cho đất nước và phấn đấu thực hiện thể hiện tình yêu ấy rõ nét hơn bằng những hành động thực tế.
tôi rất ngạc nhiên khi biết từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỷ, tính từ khoa thi 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ điều đó cũng đủ để cho biết chuyền thống hiếu học của người việt nam .
điều này khiến khách nước ngoài còn phải ngạc nhiên và thán phục trước những gì chúng ta đã làm .
đó là những gì mình nghĩ với bạn mới lên lớp 5 à bài này từ đầu năm rồi mà
Một tình huống bất ngờ xảy ra: tiếng la "cháy nhà" cất lên giữa đêm khuya khi mọi người đang ngủ say. Cảnh cháy nhà thật khủng khiếp: "lửa phừng phừng " bốc lên ngôi nhà đầu hẻm; tiếng kêu cứu “thảm thiết”, khung cửa "ập xuống”, khói bụi “mịt mù”, mấy người trong nhà cháy “vọt ra”. Trong cảnh khủng khiếp ấy sao lại có “một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm” ? Đúng là: "Thúy, hoạ, đạo, tặc'', sao không khỏi cuống cuồng, sao không khỏi hoảng hốt sợ hãi !
Bóng người cao gầy, khập khiễng ấy đã xông vào ngôi nhà cháy, và đã cứu được một em bé. Em bé ấy được bọc trong cái chăn, được người “cao, gầy" ôm khư trong lòng. Đứa bé được cứu “mặt mày đen nhem, thất thần, khóc không thành tiếng”.
Lại một tình huống nữa xảy ra. Nhà cháy, “một cây rầm sập xuống”, người đến cứu em bé đã “ngã quỵ” và khi mọi người chạy đến thì người anh đã "mềm nhũn". Con người ấy đã nêu cao tinh thần dũng cảm, dám xông vào lửa cháy để cứu người, không sợ hi sinh nguy hiểm.
Con người xa lạ cứu sống em he trong cơn hỏa hoạn nơi hẻm phố là một người có “cái chân gỗ”. Mọi người đều "bàng hoàng" khi thấy trong xấp giấy để trong túi nạn nhân là "một tấm thẻ thương binh".
Người bán bánh giò, người có tiếng rao khàn khàn, người “cao gầy, khập khiễng, người xông vào nhà cháy cứu sống một em bé, rồi anh ta bị nạn. Người đó là một thương binh”.
Hình ảnh chiếc xe đạp "nằm lăn lóc ở góc tường”, những chiếc bánh giò “tung tóe” gợi lên trong lòng ta sự xót thương và cảm phục anh thương binh.
Bài văn “Tiếng rao đêm” rất cảm động, hồi hộp. Mẩu chuyện thấm thía tính nhân đạo cao đẹp. Tinh thần dũng cảm không sợ nguy hiểm để cứu người trong hoạn nạn của anh thương binh là bài học sâu sắc, quý báu đối với chúng ta.
"Ai là thủy tổ loài người" là một bài văn hay và sâu sắc, đưa ra quan điểm về nguồn gốc của loài người và khơi gợi suy nghĩ về sự liên kết giữa con người và tự nhiên.
# Ninh OSS
Bài văn mẫu:
Em yêu bài thơ "Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh bởi nó đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về tuổi thơ và tình mẫu tử. Hình ảnh chú ngựa con rong ruổi khắp nơi, khám phá những miền đất mới lạ, mang đến cho em cảm giác thích thú và háo hức. Em như được cùng chú ngựa phi nhanh qua những cánh đồng hoa, ngửi thấy hương thơm ngọt ngào của hoa huệ, cảm nhận được gió mát rượi thổi vào mặt.
Điều làm em xúc động nhất chính là tình yêu thương mà chú ngựa dành cho mẹ. Dù đi đâu, làm gì, chú ngựa vẫn luôn nhớ về mẹ. Những bông hoa dại, những ngọn gió của trăm miền đều là những món quà mà chú ngựa mang về tặng mẹ. Tình cảm đó thật ấm áp và khiến em cảm thấy yêu thương gia đình mình hơn.
Qua bài thơ, em hiểu rằng tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Đó là lúc chúng ta được tự do khám phá, học hỏi và trải nghiệm những điều mới lạ. Và tình yêu thương của gia đình luôn là động lực lớn nhất để chúng ta vững bước trên con đường đời.
Em rất thích câu thơ: "Ngựa con vẫn nhớ đường". Câu thơ ấy như một lời nhắc nhở em luôn phải nhớ về gia đình, về những người thân yêu. Dù có đi đâu, làm gì, em cũng sẽ không bao giờ quên cội nguồn của mình.
Bài thơ "Tuổi Ngựa" không chỉ là một bài thơ hay mà còn là một bài học ý nghĩa về tình yêu thương, về tuổi thơ và về cuộc sống. Em sẽ luôn trân trọng và ghi nhớ những cảm xúc mà bài thơ này mang lại.
m yêu bài thơ "Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh bởi nó đã vẽ nên một bức tranh thật đẹp về tuổi thơ và tình mẫu tử. Hình ảnh chú ngựa con rong ruổi khắp nơi, khám phá những miền đất mới lạ, mang đến cho em cảm giác thích thú và háo hức. Em như được cùng chú ngựa phi nhanh qua những cánh đồng hoa, ngửi thấy hương thơm ngọt ngào của hoa huệ, cảm nhận được gió mát rượi thổi vào mặt.
Điều làm em xúc động nhất chính là tình yêu thương mà chú ngựa dành cho mẹ. Dù đi đâu, làm gì, chú ngựa vẫn luôn nhớ về mẹ. Những bông hoa dại, những ngọn gió của trăm miền đều là những món quà mà chú ngựa mang về tặng mẹ. Tình cảm đó thật ấm áp và khiến em cảm thấy yêu thương gia đình mình hơn.
Qua bài thơ, em hiểu rằng tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của cuộc đời. Đó là lúc chúng ta được tự do khám phá, học hỏi và trải nghiệm những điều mới lạ. Và tình yêu thương của gia đình luôn là động lực lớn nhất để chúng ta vững bước trên con đường đời.
Em rất thích câu thơ: "Ngựa con vẫn nhớ đường". Câu thơ ấy như một lời nhắc nhở em luôn phải nhớ về gia đình, về những người thân yêu. Dù có đi đâu, làm gì, em cũng sẽ không bao giờ quên cội nguồn của mình.
Bài thơ "Tuổi Ngựa" không chỉ là một bài thơ hay mà còn là một bài học ý nghĩa về tình yêu thương, về tuổi thơ và về cuộc sống. Em sẽ luôn trân trọng và ghi nhớ những cảm xúc mà bài thơ này mang lại.
Đúng(1)