Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Khổ thơ nêu bật ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe. Hai câu đầu tác giả sử dụng biện pháp liệt kê , điệp ngữ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của chiếc xe ''không kính'', ''không đèn'', ''không mui'', ''thùng xe xước'' qua đó cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường. Những chiếc xe trần trụi ấy vẫn băng ra chiến trường dù mọi thứ trong xe không còn nguyên vẹn chỉ cần vẹn nguyên 1 trái tim người lính - trái tim vì miền nam - thì xe vẫn chạy. Đó không chỉ là sự ngoan cường,dũng cảm, vượt lên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước.Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần,ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe, xe vẫn chạy không chỉ vì có động cơ máy móc mà con có cả động cơ tinh thần''vì miền nam phía trước''. Nghệ thuật đối lập những cái ''không có'' ở bên ngoài là mốt cái ''có” ở bên trong - đó là trái tim người lính. Trái tim thay thế cho mọi thiếu thốn, hợp nhất với người chiến sĩ trở thành một cơ thể sống không gì ngăn cản tàn phá được trái tim chạy bằng xương máu của người chiến sĩ. Trái tim ấy tạo ra niềm tin, niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng. Trái tim yêu thương, trái tim cam trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hình ảnh ẩn dụ gợi ra bao ý nghĩa. Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng tất cả vì miền nam thân yêu. Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta không quên được một thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống Mỹ oanh liệt của dân tộc.
Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài thơ khép lại bằng hình ảnh thể hiện ý chí kiên cường vì Tổ quốc, đó là sức mạnh sâu sắc, phi thường của người lính để vượt lên tất cả, bất chấp mọi nguy nan, mọi sự hủy diệt, tàn phá.
+ Biện pháp liệt kê, điệp ngữ được sử dụng nhằm nhấn mạnh sự ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng, và sự thiếu thốn, mất mát ngày càng lớn.
- Điều kì diệu và đặc biệt là không gì có thể cản trở, tàn phá được chuyển động của chiếc xe vì “xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước”.
- Mọi thứ trên xe không còn nguyên vẹn nhưng vẫn nguyên vẹn trái tim, ý chí của người lính. Đó chính là sự ngoan cường, dũng cảm, vượt lên trên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tinh thần yêu nước.
- Đối lập với những cái “không có” ở trên là một cái “có”, sức mạnh từ trái tim có thể chiến thắng bom đạn kẻ thù. Những chiếc xe chạy bằng sức mạnh của trái tim.
- Trái tim là hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, kết tinh cho vẻ đẹp về tâm hồn và phẩm chất của người lính lái xe. Trái tim nồng cháy một lẽ sống cao đẹp: vì miền Nam, vì sự thống nhất đất nước.
Hình ảnh những người lính chiến đấu với lý tưởng độc lập tự do gắn với chủ nghĩa xã hội, họ ý thức về trách nhiệm của thế hệ mình. Hình ảnh của họ đã thể hiện thế hệ anh hùng, mạnh mẽ, hiên ngang.
Khổ thơ nêu bật ý chí quyết tâm giải phóng miền nam của người chiến sĩ lái xe.Hai câu đầu tác giả sử dụng biện pháp liệt kê , điệp ngữ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến trần trụi của chiếc xe''ko kính '',''ko đèn'',''ko mui'',''thùng xe xước'' qua đó cho ta thấy mức độ ác liệt của chiến trường.Những chiếc xe trần trụi ấy vẫn băng ra chiến trường dù mọi thứ trong xe không còn nguyên vẹn chỉ cần vẹn nguyên 1 trái tim người lính -trái tim vì miền nam-thì xe vẫn chạy.Đó không chỉ là sự ngoan cường,dũng cảm,vượt lên mọi gian khổ ác liệt mà còn là sức mạnh của tình yêu nước.Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng ko đè bẹp đươc tinh thần,ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe,xe vẫn chạy ko chỉ vì có động cơ máy móc mà con có cả động cơ tinh thần''vì miền nam phía trước''.Nghệ thuật đối lập những cái ''ko có'' ở bên ngoài là mốt cái ''có ''ở bên trong -đó là trái tim người lính .Trái tim thay thế cho mọi thiếu thốn,hợp nhất vs người chiến sĩ trở thành 1 cơ thể sống ko gì ngăn cản tàn phá dc trái tim chạy bằng xương máu của người chiến sĩ .Trái tim ấy tạo ra niềm tin,niềm lạc quan và sức mạnh chiến thắng .Trái tim yêu thương,trái tim cam trường của người chiến sĩ lái xe vừa là hình ảnh hoán dụ vừa là hinh ảnh ẩn dụ gợi ra bao ý nghĩa .Trái tim là hình ảnh hội tụ vẻ đẹp thiêng liêng tất cả vì miền nam thân yêu.Trái tim người lính tỏa sáng rực rỡ đến muôn thế hệ mai sau khiến ta ko quên được 1 thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống mĩ oanh liệt của dân tộc.
Tham khảo tại https://lazi.vn/edu/exercise/548667/cam-nhan-kho-5-6-trong-bai-tho-ve-tieu-doi-xe-doi-xe-khong-kinh
bạn tham khảo
Thi phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" của tác giả. Bài thơ mà điển hình là khổ thơ năm và sáu đã khắc họa hiện thực khốc liệt của chiến tranh nhưng qua đó làm nổi bật lên hình tượng người lính với bao phẩm chất cao đẹp.
Sau những chặng đường dây mưa bom bão đạn đây gió bụi, mưa tuôn, người lính lái xe vẫn có giây phút bình yên:
"Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi."
Hình ảnh "Những chiếc xe từ trong bom rơi" gợi nên qua thử cái ý những chiếc xe gan góc, những chiếc xe đã qua thử thách. Vượt qua những đoạn đường "bom giật, bom rung", những chiếc xe lại được quây quần bên nhau thành "tiểu đội" - đơn vị nhỏ nhất trong quân ngũ (gồm 12 người). Tiểu đội xe không kính là mười hai chiếc xe và cứ như thế có biết bao nhiêu tiểu đội trên đường ra trận, kể sao cho hết? Suốt dọc đường vào Nam, tất cả những người lính lái xe gặp nhau dù chỉ trong giây phút nhưng đều là bè bạn "Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới". Mặt khác con đường đi tới là đường chính nghĩa, càng đi càng gặp nhiều bạn bè.
Bên cạnh đó, giây phút gặp nhau ấy thật thú vị qua cái "Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi" - một cử chỉ thật thân thiện, cảm động. Có biết bao nhiêu điều muốn nói trong cái bắt tay ấy. Đó là niềm vui trong họ vừa thoát khỏi chặng đường hiểm nguy gian khó. Họ động viên nhau dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn quyết tâm cầm chắc vô lăng để đưa xe về đến đích. Chỉ một cái bắt tay qua cửa kính vỡ rồi cũng đủ để họ san sẻ cho nhau, cảm hiểu lẫn nhau giữa những người đồng chí, đồng đội chung một chiến hào, chưng một nhiệm vụ thiêng liêng cao cả mà Tổ quốc và nhân dân giao phó. Cái bắt tay qua ô cửa kính là sự bù đắp tinh thần cho sự thiếu thốn về vật chất.
Người lính trên đường ra trận còn có chung những điểm tựa và tình cảm, tâm hồn, sinh hoạt. Chúng ta hãy nghe Phạm Tiến Duật kể về những cái chung ấy:
"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm."
Bếp Hoàng Cầm - hình ảnh quen thuộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ là tín hiệu của sự sum vầy, hội ngộ sau chặng đường hành quân vất vả. Ngọn lửa ấm áp như nối kết tấm lòng người chiến sĩ với nhau. Tất cả là một gia đình ấm cúng, chan chứa yêu thương. Phạm Tiến Duật đã đưa ra một khái niệm gia đình thật lạ, thật giản đơn: "chung bát đũa" là tiêu chuẩn. Câu thơ toát lên tình đời, tình người gắn bó keo sơn.
Khổ cuối bài thơ nói lên suy nghĩ của tác giả về tiểu đội xe không kính. Chiếc xe đầy thương tích, chiến tích. Không kính, không đèn, không mui xe, thùng xe bị xước. Chiếc xe vận tải quân sự mang tầm vóc những anh hùng lẫm liệt vô danh. ''Không” mà lại “có", có “một trái tim" của người lính. Trái tim rực lửa, sẵn sàng hy sinh, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chi cần trong xe có một trái tim. Các điệp ngữ “không có", các từ ngữ tương ứng: “vẫn ... chỉ cần có...” đã làm cho giọng thơ, ý thơ trở nên mạnh mẽ, hào hùng. Quyết tâm chiến đấu và chí khí anh hùng của người lính không có bom đạn nào của quân thù có thể làm lay chuyển được. “Trái tim” trong thơ Phạm Tiến Duật là một hình ảnh hoán dụ, tuy không mới mẻ nhưng đầy ý vị. Đoạn thơ trên đây thể hiện rất thực, rất hay cách sống, cách nghĩ, cách cảm của những người chiến sĩ lái xe trên con đường mòn Hồ Chí Minh thời đánh Mỹ. Tình đồng đội, tinh thần chiến đấu dũng cảm ngoan cường vì sự nghiệp giải phóng miền Nam của người lính tỏa sáng vần thơ. Ngôn từ, hình ảnh, vần thơ, giọng thơ... đều mang chất lính, thể hiện một hồn thơ trẻ trung phơi phới, tài hoa, anh hùng. Đoạn thơ trên đây là một tiếng ca của khúc tráng ca Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Tham khảo:
Từ nơi em gửi đến nơi anh
Những đòan quân trùng trùng ra trận
Như tình yêu nối lời vô tận
Đông Trường Sơn, nối tây Trường Sơn...
“Những đoàn quân trùng trùng ra trận" được nhà thơ Phạm Tiến Duật nói đến trong bài thơ Trường Sơn đông, Trường Sơn tây và hàng ngàn, hàng vạn thanh niên, thanh nữ Việt Nam ào ào ra trận với khí thế “ xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thời chống Mỹ, trong đó có những tiểu đội xe không kính trên con đường mòn Hồ Chí Minh.
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính" được Phạm Tiến Duật viết năm 1969, hơn 40 năm sau người đọc vẫn cảm thấy hừng hực không khí chiến trường và khí thế ra trận của những chiến sĩ trong binh đoàn vận tải quân sự. Đây là bốn khổ thơ đầu. Giọng thơ mạnh mẽ hùng hồn vang lên như một tráng ca anh hùng.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi".
Hai cầu đầu như một lời hỏi-đáp rất hồn nhiên của người lính. Chiếc xe vận tải vốn có kính nhưng trong bom đạn “kính vỡ đi rồi”. Các điệp ngữ: “không có.. không phải... không có”, “bom giật, bom rung" đã làm cho âm điệu thơ hùng tráng gợi tả không khí ác liệt chiến trường. Vần thơ đã làm hiện lên những chiếc xe vận tải quân sự mang đầy thương tích chiến tranh, và hình ảnh người chiến sĩ can trường, dày dạn kinh nghiêm trong khói lửa,
Một tư thế chiến đấu rất đẹp:
" Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất. nhìn trời, nhìn thẳng”
Cái ngồi “ung dung" đàng hoàng làm chủ tình thế. Một cái nhìn khoáng đạt bao la giữa chiến trường: “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Nhịp thơ 2/2/2 với điệp từ '‘nhìn’’ đã thể hiện tuyệt đẹp một tư thế chiến đấu rất đĩnh đạc hào hùng của người lính trẻ trong mưa bom bão đạn của giặc Mỹ.
Khổ thơ thứ hai mở ra một không gian rộng lớn, những cung đường chiến lược phía trưóc. “Nhìn thấy gió...", “nhìn thấy con đường...", rồi “nhìn thấy sao trời...” các điệp ngữ ấy có giá trị gợi tả tiểu đội xe không kính, nối đuôi nhau hành quân ra chiến trường. Xe không kính, xe phóng băng băng, nên “gió vào xoa mắt đắng”. Chữ "đắng” chuyển đổi cảm giác, một cách viết tài hoa. Sao trời và cánh chim mà người chiến sĩ “thấy" tưởng “như sa vào buồng lái" đã diễn tả thật hay tốc độ phi thường của tiểu đội xe không kính ra trận trong mọi thời gian đêm ngày, trên mọi địa hình gian khổ:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Sau gió “xoa mắt đắng” là bụi. Bốn chữ “ừ thì có bụi” như một tiếng “mặc kệ” cất lên, biểu thị một thái độ sẵn sàng chấp nhận. Bụi làm cho những mái tóc xanh trở thành “ tóc trắng như người già”. "Mặt lấm” cũng chẳng cần vội rửa. Cách hút thuốc “phì phèo", tiếng “cười ha ha” là những chi tiết nghệ thuật hóm hỉnh thể hiện tinh thần lạc quan, hồn nhiên, yêu đời của tiểu đội xe không kính:
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già,
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Tiểu đội xe không kính đã xông pha trong cảnh “bom giật bom rung”, đã nếm trải nhiều gió bụi, vô cùng gian khổ, các anh còn hành quân trong mưa. Hai câu thơ nối tiếp xuất hiện như tiếng nói của người lính coi thường mọi thử thách:
- Không có kính, ừ thì có bụi,
- Không có kính, ừ thì ướt áo.
Mưa rừng dữ dội, vả lại xe không kính, gian khổ không thể nào kể xiết: “Mưa tuôn, mưu xối như ngoài trời". Trong gian khổ các anh vẫn hiên ngang xông tới chi viện cho chiến trường miền Nam phía trước:
Không có kính, ừ thì ướt áo,
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. Con người và thời đại được nói đến trong đoạn thơ trên là những chiến sĩ lái xe can trường và dũng cảm, lạc quan và yêu đời, trẻ trung và hồn nhiên trong gian khổ và nguy hiểm trên con đường chiến lược Trường Sơn thời đánh Mỹ. Tiểu đội xe không kính tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam trong chống Mỹ cứu nước.
Đoạn thơ trên đây hội tụ bao vẻ đẹp nghệ thuật. Câu thơ mang màu sắc văn xuôi thể hiện “chất lính” thời máu lửa. Các điệp từ, điệp ngữ, các hình ảnh về chiếc xe không kính, về tư thế lái xe, về cái nhìn, mái tóc, nụ cười,... đã diễn tả thật đẹp chí khí anh hùng của tiểu đội xe không kính, đồng thời làm cho giọng thơ vang lên mạnh mẽ, hào hùng mang âm điệu anh hùng ca.
Bom, gió, bụi, mưa được nhà thơ nói đến đã diễn tả đầy ấn tượng về sư gian khổ, ác liệt của chiến trường. Trên cái nền ấy, hình tượng tiểu đội xe không kính sừng sững hiện lên trong tầm vóc những anh hùng cho ta nhiều ngưỡng mộ.
Bạn viết đúng rồi