Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây xanh có tác dụng làm giảm bức xạ của mặt trời chiếu xuống mặt đất làm giảm bức xạ phản xạ, giảm nhiệt độ của không khí, làm giảm tốc độ gió và phần nào làm tăng độ ẩm của không khí.
– Giảm bức xạ nhiệt: Tuỳ theo cây dày lá hay thưa lá, lá to hay lá nhỏ mà cây có thể che chắn được 10-90% lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất. Cây xanh thông thường có thể che chắn 40-60% lượng bức xạ. Cây xanh còn có tác dụng làm giảm lượng phản xạ bức xạ mặt trời. Hệ số Anbeđo của mặt tường màu vàng nhạt thường bằng 0,4-0,5 tức là 40-50% lượng bức xạ mặt trời chiếu tới bị phản xạ ra môi trường xung quanh. Anbeđo cửa mặt bê tông là 0,35-0,45, của mặt mái là 0,3-0,4. Trong khi đó hệ số Anbeđo cua các cây xanh chỉ là 0,2-0,3 và của thảm cỏ là 0,18-0,24 [15].
– Giảm nhiệt độ không khí, giảm nhiệt độ bề mặt, tăng độ ẩm và tăng lượng ôxi trong không khí: Trong thời gian ban ngày cây xanh hấp thụ bức xạ mặt trời hút nước từ dưới đất lên và hấp thụ khí CO, để thực hiện quá trình lục diệp hoá theo công thức cơ bản sau đây:
6C02 + 5HoO + 674 calo <=> C6Hl0O5 + 60-, hay 6CCX + 6H-.0 + 674 calo <=> C6Hp06 + 60,
Vì vậy so với vùng đất trống, không trồng cây thì nhiệt độ không khí ở vùng cây xanh ban ngày thấp hơn l-3°c, hàm lượng ôxi trong không khí tăng lên tới 20% và hàm lượng khí CO-, ít hơn. Kết quả khảo sát đo lường vi khí hậu ở các công viên Thủ Lệ, Bách Thảo (Hà nội) so sánh với các khu nhà ở Thanh Xuân Bắc, Bách Khoa đểu chứng tỏ như vậy. Vào những ngày nắng nóng, hiệu quả giảm nhiệt độ của cây xanh lớn hơn, ngày ít nắng, râm mát, hiệu quả nhỏ hơn [24].
Cây xanh, thảm cỏ có tác dụng giảm nhiệt độ bề mặt đất rất rõ rệt. Số liệu đo lường thực tế chứng tỏ nhiệt độ mặt đất ở dưới vườn cây xanh hay thảm cỏ thường thấp hơn mặt đất khô trống tới 3-5°C. Nhiệt độ các bề mặt bê tông, đường nhựa cao hơn mặt đất 2-3°C. Độ ẩm không khí ở vùng cây xanh ao hồ thường cao hơn ở khu phố, nhưng không đáng kể chỉ khoảng 2-6% [6],
– Tác dụng cản gió: Cây xanh có tác dụng làm giảm tốc độ gió, thông thường 10-60%. Khu cây xanh càng to càng dày thì tác dụng cản gió càng lớn. Đối với gió lạnh và gió bão thì hiệu quả này là “dương tính” còn đối với gió mát mùa hè thì nó có tác dụng “âm tính”.
Động vật có vai trò quan trọng là vì : nó cung cấp thức ăn cho con người, dược phẩm ,nguyên liệu xuất khẩu ,đồ da thú .
Giúp con người làm việc như : trâu ,bò cày bừa,voi vận chuyển gỗ , tằm lấy tơ,... nói chung là nó giúp nhiều việc cho con người nếu ko có động vật thì làm cho nó cân bằng sinh thái gây ảnh hưởng đến sự sống của con người và môi trường thiên nhiên
– Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ. ... Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ, phía trong một lớp thịt vỏ. + Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp mạch gỗ, bóc theo vỏ.
#CHUCBANTHITOT
STT | Tên sinh vật | Nơi sống | Kích thước | Di chuyển | Có lợi hay có hại |
1 | Cây mít | Ở cạn | Trung bình | Không | Có ích |
2 | Con voi | Ở cạn | To | Có | Có ích |
3 | Con giun đất | Đất ẩm | Nhỏ | Có | Có ích |
4 | Con cá chép | Nước ngọt | Trung bình | Có | Có ích |
5 | Cây bèo tây | Trên mặt nước | Nhỏ | Không | Có ích |
6 | Con ruồi | Nơi bẩn | Nhỏ | Có | Có hại |
7 | Cây nấm rơm | Rơm mục, nơi ẩm | Nhỏ | Không | Có ích |
Nhận xét : Hình thái, cấu tạo và đời sõng cũng như sự đa dạng của thực vật đế sử dụng hợp lí, phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người.
Chào bạn Nguyễn Dung nhé
Câu 1 :Có mấy nhóm quả chín nêu đặc điểm của mỗi nhóm ?
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia thành 2 nhóm là quả khô và quả thịt.
Quả khô
- Đặc điểm: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng.
- Phân loại: quả khô gồm 2 loại là quả khô tự nẻ và quả khô không tự nẻ.
* Quả khô nẻ: khi chín thì vỏ quả tự nứt ra giúp phát tán hạt.
+ Lưu ý: khi thu hoạch các loại quả khô tự nẻ này thì phải thu hoạch trước khi quả chín vì khi quả chín thì vỏ quả sẽ tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài ta không thu hoạch được.
+ Ví dụ: quả bông, quả đỗ, quả cải, …
* Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt ra.
+ Ví dụ: quả thìa là, quả chò, …
Quả thịt
- Đặc điểm: khi chín mềm, vò dày chứa đầy thịt quả bên trong.
- Phân loại: quả thịt gồm 2 loại là quả mọng và quả hạch.
* Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng.
+ Ví dụ: quả cà chua, quả cam, quả chanh, quả dưa hấu, quả đu đủ, …
* Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt.
+ Ví dụ: quả đào, quả quả táo ta, quả mơ, quả mận, …
Câu 2 : tại sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
Câu 3 : Tại sao xương rồng có thể sống ở Sa Mạc ?
Do cây xương rồng có những đặc điểm để thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt ở xa mạc như:-Chịu được nhiệt độ cao,khô nóng. -Là tiêu biến thành gai để chống thoát hơi nước. -Thân cây mọng nước dự trữ nước trong cơ thể dưới dạng nhựa ( thân có dạng xốp hoặc rỗng để chứa nước tại những chỗ rỗng xốp đó ). -Rễ cây thường đâm sâu vào lòng đất để tìm mạch nước ngầm và cũng toả ra trên phạm vi rộng gần sát mặt đất để khi mưa xuống có thể hút hết nước trên mặt đất.
Câu 4 : nêu đặc điểm của tảo ?
- Tảo là nhóm thực vật bậc thấp,sống chủ yếu ở nước
- Cơ thể chúng đơn bào, tập đoàn hay đa bào,chưa phân hóa thành thân lá rễ và cũng chưa có mô điển hình
Câu 5 : so sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ ?
Giống nhau : Đều có rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng
Khác nhau :
+ Rêu chỉ có rễ giả nhưng dương xỉ đã có rễ thật
+ Rêu chưa có mạch dẫn nhưng dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
Vậy cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ phức tạp hơn cơ quan sinh dưỡng của rêu
Câu 6 : nêu vai trò của rêu
- Hình thành chất mùn để làm than đá.- Tạo than bùn làm chất đốt và phân bón.Nhu cầu về các loại muối khoáng là khác nhau đối với cây trồng.
+ Những loại rau trồng ăn lá, thân (rau cải, cải bắp, su hào,...) cần nhiều muối đạm.
+ Những loại cây trồng lấy quả, hạt (lúa, ngô, đậu, cà chua,...) cần nhiều muối đạm, muối lân. Những loại cây trồng lấy củ (khoai lang, cà rốt,...) cần nhiều muối kali.
+ Ngoài những loại muối khoáng cần nhiều cho cây như: đạm, lân, kali cây còn cần nhiều loại phân vi lượng khác.
* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).
* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali.
Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Thế nên, bất kể ai khi đứng trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên (nước, cỏ cây hoa lá, núi non…) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được chốn yên bình sau khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống.
Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, Hệ sinh thái đô thị ngoài hai thành phần cơ bản là hữu sinh và vô sinh, nó còn có thành phần thứ ba đó là thành phần tạo cảnh quan và lấy bóng mát. Trên các đường phố, các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, các khu nghỉ dưỡng, khu sinh thái, các công trình công cộng cho đến các hộ gia đình đều cần đến cây xanh.
Dưới sự phát triển và tác động của con người, các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên đang dần bị mất đi. Khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường cộng với nhiều nguồn ô nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn…) gây ra cho con người những bất lợi về sức khỏe đặc biệt là về yếu tố tinh thần.
Để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống quanh ta, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì việc sử dụng cây xanh tạo cảnh quan có vai trò vô cùng quan trọng. Hệ thống cây xanh có những chức năng sau:
Trước hết, hệ thống cây xanh lâm nghiệp và cây công trình có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm soát gió và lưu thông gió.
Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mòn, điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành.
Cây xanh trong đô thị có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá…) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh trong đô thị còn có tác dụng kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trong vườn hoa công viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng cho người đi bộ. Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường.
Số lượng cành nhánh cắt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi còn tác dụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng.
Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh thái khác (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp…) cây xanh trong hệ sinh thái còn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ môi trường và trang trí cảnh quan.
Vấn đề phân bố cây trong mỗi khu vực cũng cần đảm bảo không những về số lượng cây trồng mà còn tạo thuận lợi cho các hoạt động xã hội của con người như ở khu du lịch, trường học, bệnh viện hay khu nhà ở, nhà máy… . Diện tích cây xanh từng khu vực cần tỉ lệ với mật độ người ở và đáp ứng được nhiệm vụ ở đó. Mỗi khu vực có quy hoạch cây xanh riêng nhưng không đi chệch mục đích, yêu cầu chung, phải đảm bảo các điều kiện, vệ sinh, mĩ quan, chỗ nghỉ ngơi tốt cho người dân.
Mỗi đô thị nên bố trí các vành đai xanh để bảo vệ, cải thiện tốt hơn môi trường cho đô thị, bảo vệ cho đô thị tránh nạn cát bay, hạn chế gió bão, kết hợp tạo nên các khu rừng cảnh quan, du lịch sinh thái cho người dân tới nghỉ ngơi, tham quan.
Trong đô thị, nghiên cứu sắp xếp nên có nhiều dãi cây xanh làm nhiệm vụ phân cách giữa các khu vực nhà máy, nhà ở, giữa các khu vực hoạt động ồn ào của bến xe, bến cảng chợ, với các khu vực làm việc của cơ quan, trường học cần sự yên tĩnh.
Chất lượng chung của quy hoạch cây xanh tùy thuộc vào sự bố trí và kĩ thuật chọn giống cây trồng. Hai vấn đề này liên quan chặt chẽ và phải trên cơ sở địa hình, địa vật và mục đích, ý nghĩa của việc trồng cây từng nơi mà quyết định.
Bố trí cây trồng là một nghệ thuật, cần nghiên cứu tạo cảnh trong từng khu vực để trong toàn đô thị có nhiều cảnh, vui mắt. Chẳng hạn hai bên đường phố nên có những hàng cây tạo nên những vòm lá che nắng cho người đi đường, có nơi lại trồng thưa để lọt từng vệt nắng xuống mặt đất, nơi trồng từng cây riêng rẽ, nơi lại trồng thành khóm vài cây …nơi chỉ trồng cây thấp, nơi lại trồng toàn cây cao hay xen kẽ cây cao và thấp, nơi cây trồng có hoa đẹp, nơi chỉ có cây xanh cao tạo bóng mát…
Ngoài ra, vấn đề chọn giống cây trồng cũng rất lưu ý, nó yêu cầu các nhà chuyên môn phải có kiến thức vững vàng về kiến trúc và mĩ thuật. Đô thị cần những giống cây khoẻ, gỗ tốt, không bị gãy bất thường, khó đổ, không có rễ ăn nông, vệ sinh… mà còn cần những giống cây có hoa đẹp, hoa thơm, cây không rụng lá về mùa đông, cây có bộ lá tiết chất kháng trùng trong không khí (phitonxit). Chọn được càng nhiều giống cây khác nhau, càng tạo được nhiều phong cảnh tươi đẹp cho đô thị. Mặt khác cây xanh kết hợp hài hòa, tôn tạo thêm vẻ đẹp, phát huy tác dụng của các công trình xung quanh như nhà ở cao tầng, biệt thự, bồn hoa, tượng đài…
Vấn đề thiết kế cây xanh cần được tiến hành sớm và có kế hoạch rõ ràng ngay từ đầu. Cần nghiên cứu, bố trí hợp lí, khoa học, tránh chắp vá, sửa đổi quá nhiều sau này cũng như tránh gây trở ngại cho các công trình khác. Những phần diện tích nếu có kế hoạch cụ thể trước sẽ rất thuận lợi, chủ động cho việc thiết kế hệ thống cây xanh ở mỗi khu vực.
Trồng cây Lâm Nghiệp cần chú ý đến vấn đề khí hậu từng vùng miền, loại đất, giống cây để mang lại giá trị kinh tế cao.
Cây xanh có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Từ xa xưa đến nay, cuộc sống của loài người luôn gắn bó và không thể tách rời khỏi thiên nhiên. Thế nên, bất kể ai khi đứng trước các yếu tố tạo nên thiên nhiên (nước, cỏ cây hoa lá, núi non…) đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng và thư thái, như tìm được chốn yên bình sau khoảng thời gian ồn ào vội vã của cuộc sống.
Đất nước ta đang trên đà đi lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa, các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất...mọc lên ngày càng nhiều và vấn đề ô nhiễm môi trường là điều không thể tránh khỏi. Dưới sự phát triển và tác động của con người, các yếu tố thuộc về tự nhiên, thiên nhiên đang dần bị mất đi. Khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường cộng với nhiều nguồn ô nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn…) gây ra cho con người những bất lợi về sức khỏe đặc biệt là về yếu tố tinh thần. Hơn lúc nào hết, cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng.
Cây xanh là để bảo vệ môi trường và cải thiện không gian sống quanh ta, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì việc trồng và bảo vệ cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước, giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí, kiểm soát gió và lưu thông gió; Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. Ở vùng ngoại thành, cây xanh có tác dụng chống xói mòn, điều hoà mực nước ngầm. Cây xanh còn có tác dụng hạn chế tiếng ồn nhất là ở khu vực nội thành. Bên cạnh đó, cây xanh còn có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan. Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá...) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
Ngoài ra, vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có tác dụng kiểm soát giao thông. Việc kiểm soát giao thông bao gồm cả xe cơ giới và người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây xanh trong vườn hoa công viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định hướng cho người đi bộ. Hàng cây bên đường có tác dụng định hướng, nhất là vào ban đêm sự phản chiếu của các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi đường. Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi không còn tác dụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng, cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng vì nó vừa bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và còn là để trang trí cảnh quan. Hơn nào hết chúng ta cần chung tay bảo vệ cây xanh, nếu cần thay thế trồng mới cây cổ thụ thì cần được xây dựng quy hoạch một cách hệ thống và được sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng