Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 Cơ quan sinh sản của cây Rêu là: Túi bào tử (ngọn cây rêu). Rêu sinh sản bằng bào tử
Cơ quan sinh sản của cây Dương xỉ là: Túi bào tử. Sinh sản bằng bào tử.
Cau 2
Đặc điểm cấu tạo của rêu rất đơn giản thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
có rễ nằm ngang dưới mặt đất, từ thân rễ mọc ra nhiều rễ phụ có nhiều lông hút. Lá mọc từ thân rễ, vươn lên khỏi mặt đất. ... Mặt dưới lá có những đốm nhỏ nằm dọc 2 bên gân con, khi non có màu lục, khi già có màu nâu thẫm.
Câu 3 Quả do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh
Câu 4
Vai trò của tảo:
- Là nguồn cung cấp khí oxi và thức ăn cho các sinh vật dưới nước nhờ hoạt động quang hợp.
- Nó còn được sử dụng để làm phân bón, làm thức ăn chăn nuôi. Góp phần cùng cấp ôxi và thức ăn cho các động vật ở dưới nước . ..
Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy | Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tại tế bào noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử |
Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
câu 1: cây dương sỉ,rêu sinh sản bằng gì?
- Bằng túi bào tử
câu 2: Nêu đặc điểm, cấu tạo của cây rêu?
-Cấu tạo cây rêu rất đơn giản : Rêu có nhiều loại, đều là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn, chưa có rễ chính thức, chưa có hoa.
câu 3: quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
- Qủa do bầu nhụy chứa noãn được thụ tinh tạo thành.
câu 4: nêu vai trò của tảo, rêu
- Vai trò của tảo :
+ Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho động vật ở nước.
+ Một số tảo được dùng làm thuốc, làm thức ăn cho người và gia súc.
+ Một số trường hợp tảo gây hại.
- Vai trò của rêu:
+ Rêu là những thực vật sống trên cạn đầu tiên. Rêu cùng những thực vật có rễ, thân, lá phát triển hợp thành nhóm thực vật bậc cao.
+ Tuy sống trên cạn nhưng rêu chỉ phát triển ở môi trường ẩm ướt.
+ Rêu tạo thành chất mùn.
câu 5: phân biệt thụ phấn và thụ tinh,chúng có quan hệ gì với nhau?
Sự thụ phấn : Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ
Sự thụ tinh : Hạt phấn nảy mầm để đưa tế bào sinh dục đực của hat phấn vào kết hợp với tế bài sinh dục cái của noãn tạo thành hợp tứ
Sự thụ tinh xảy ra khi có sự thụ phấn và nảy mầm của hạt phấn . Như vậy , thụ phấn là điều kiện của thụ tinh
câu 1 : So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu và tảo. ... - Tảo: cơ thể có dạng đơn bào hoặc đa bào; nhưng rêu chỉ có dạng đa bào. - Tảo: cơ thể chưa phân hóa thành rễ. thân, lá; Nhưng ở rêu cơ thể đã phân hóa thành thân, lá cấu tạo đơn giản và có rễ giả
câu 2 : Cấu tạo của cây dương xỉ:
- Lá đã có gân, lá non đầu cuộn tròn, lá già mặt dưới có túi bào tử. => Dương xỉ thuộc nhóm Quyết, đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn. ... - Sinh sản bằng bào tử. - Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quá trình thụ tinh.
câu 3 : Có 5 ngành Thực vật đã được học:
Tảo, Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.
- Ngành Dương xỉ: rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau, có bào tử.
- Ngành Hạt trần: rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; sinh sản bằng hạt dưới dạng nón.
- Ngành Tảo: Chưa có thân, lá rễ; sống ở nước là chủ yếu
- Ngành Rêu: Rễ già, lá nhỏ hẹp, có bào tử; sống ở nơi ẩm ướt
- Ngành Hạt kín: rễ thật, lá đa dạng; sống ở các nơi khác nhau; sinh sản bằng hạt nhưng có hoa, và hạt được bảo vệ trong quả.
câu 4 : - Trong không khí luôn có rất nhiều loại vi khuẩn. Khi chúng xâm nhập vào thức ăn, trong điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiến hành phân giải các chất trong thức ăn để lấy chất dinh dưỡng. Các chất do vi khuẩn thải ra làm cho thức ăn bị ôi thiu, có mùi rất khó ngửi.
- Để thức ăn không bị ôi thiu thì cần bảo quản thức ăn trong tủ lạnh hoặc ướp mặn thức ăn.
câu 5 : Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật . Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật. Cung cấp ôxi dùng cho quá trình hô hấp, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản của một số động vật.
-Cung cấp thức ăn và khí oxi cho con người và động vật.
câu 1 :
- Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.
Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:
- Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
- Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.
- Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
- Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.
câu 2 :
Rêu :
- Cơ quan sinh dưỡng :
+ Rễ giả
+ Thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn
+ Chưa có hoa
- Sự phát triển :
Cây rêu →→Túi bào tử ⇒⇒Cơ quan sinh sản đực ++Cơ quan sinh sản cái ⇒⇒Tế bào sinh dục đực ++Tế bào sinh dục cái ⇒⇒Hợp tử →→Bào tử →→Cây rêu →...→...
Dương xỉ :
- Cơ quan sinh dưỡng :
+ Rễ thật
+ Thân ngầm, hình trụ, có mạch dẫn
+ Lá già có cuống dài, lá non đầu cuộn tròn
- Sự phát triển :
Cây dương xỉ trưởng thành →→ Túi bào tử →→Bào tử →→Nguyên tản ⇒⇒Cơ quan sinh sản đực ++Cơ quan sinh sản cái ⇒⇒Tế bào sinh dục đực++ Tế bào sinh dục cái ⇒⇒Hợp tử→→Cây dương xỉ non →→Cây dương xỉ trưởng thành →...→...
So sánh :
Về cơ quan sinh sản : Giống nhau đều có cơ quan sinh sản là túi bào tử
Về cơ quan sinh dưỡng : Giống nhau đều có đủ rễ, thân, lá; Khác với rêu, dương xỉ đã có rễ thật và có các mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
Về sự phát triển : Giống nhau đều phát triển từ túi bào tử thành bào tử, đều có cơ quan sinh sản đực ++cơ quan sinh sản cái phát triển thành tế bào sinh dục đực ++tế bào sinh dục cái rồi thành hợp tử; Khác với rêu, sự phát triển của dương xỉ là sau khi phát triển thành bào tử sẽ phát triển thành nguyên tản rồi mới đến cơ quan sinh sản đực ++cơ quan sinh sản cái rồi thành tế bào sinh dục đực ++tế bào sinh dục cái rồi phát triển thành hợp tử và thành cây dương xỉ non sau đó mới thành một cây dương xỉ trưởng thành nhưng rêu có sự phát triển đơn giản hơn dương xỉ
Câu 2:
Tham khảo:
*Trong giới thực vật ,ngành hạt kín là ngành tiến hóa nhất .
*Vì thực vật hạt kín là loài có hạt noãn nằm trong bầu. Bầu nằm trong hạt. Hạt nằm trong thịt quả. Bên ngoài quả có một lớp vỏ ( có loài cứng, có loài mềm) bảo vệ quả. Nếu trong tự nhiên khi quả rơi xuống sẽ có chất dinh dưỡng có sẵn để nuôi cây ( thịt quả). khi nó mọc lên sẽ có rễ, thân lá đầy đủ. Ngoài ra nó sinh sản bằng hoa, quả sẽ duy trì nòi giống cho cây.
1
Rêu:
+Rễ giả
+Thân chưa có mạch dẫn, chưa có sự phân nhánh
+Lá chưa có mạch dẫn
+Cơ thể Chỉ có dạng đa bào
+Cơ thể đã phân hóa thành thân, là có cấu tạo đơn giản
-Dương xỉ:
+Rễ thật
+Thân có mạch dẫn
+Lá có mạch dẫn
-Tảo:
+Cơ thể có dạng đơn hoặc dạng đa bào
+Cơ thể chưa phân hóa thành rễ, thân, lá
2
Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân , lá có chức năng nuôI dưỡng cây. Cây xanh có hoa có 2 loại cơ quan: Cơ quan sinh dưỡng gồm thân, rễ, lá thực hiện chức năng sinh dưỡng của cây như: quang hợp, hô hấp, vận chuyển các chất,...
Refer
Câu 1:
Là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng
Làm chế phẩm dược phẩm
Có giá trị kinh tế, xuất khẩu
Tiêu diệt các động vật có hại: bọ gậy, sâu bọ
Là vật chủ trung gian truyền bệnh
Câu 2:
- Ăn chín uống sôi.
- Không ăn bốc bằng tay trần.
- Rửa tay trước khi ăn.
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Không ăn các đồ sống, nếu ăn rau sống cần sơ chế kĩ càng.
- Tẩy giun định kì.
Câu 3:
- Rêu: rêu.
- Quyết: dương xỉ, rau bợ.
- Hạt trần: kim giao, thông.
- Hạt kín: khoai tây, ớt.
Câu 4:
Tên động vật | Lợi ích/ Tác hại |
Bướm | - Thụ phấn cho cây - Gây hại cho cây khi ở giai đoạn sâu non |
Tôm sú | - Cung cấp thực phẩm - Có giá trị xuất khẩu cao |
Ong mật | - Thụ phấn cho cây - Cung cấp mật ong, sáp ong, sữa ong chúa… |
Bọ ngựa | - Tiêu diệt côn trùng gây hại |
Cua | - Cung cấp thực phẩm |
Cơ quan sinh dưỡng | |
Tảo | - Chưa có rễ, thân , lá -Là thực vật bậc cao |
Rêu | - Đã có thân, lá, rễ giả - Chưa có mạch dẫn - Thực vật bậc cao |
Dương xỉ | - Đã có rễ, thân, lá - Đã có mạch dẫn - Thực vật bậc cao |
Thực vật có hoa | - Cơ quan sinh sản là hoa,quả,hạt. |
-Cây dương xỉ: +Lá già:Có cuống dài +Lá non:Cuộn tròn ở đầu +Rễ thật có lông hút +Đã có mạch dẫn, thân ngầm, hình trụ.
-Cây có hoa: cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng có mạch dẫn phát triển sinh sản bằng hạt
Câu 1 :
- Giống nhau : Thân và lá có mạch dẫn
- Khác nhau :
*Cây có hoa :
- Có hoa
- Có rễ thật
- Sinh sản bằng hoa
*Cây rêu :
- Chưa có hoa
- Cỏ rễ giả
- Sinh sản bằng bào tử
Câu 2 :
Cây xương rồng sống ở sa mạc thiếu nước, dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, nó buộc phải thay đổi bằng cách lá biến thành gai. Mục đích chính của gai là để tránh sự thoát hơi nước của cây. Đồng thời thân phình to ra và mọng nước để dự trữ nước.
Câu 1 :
- Giống nhau : Thân và lá có mạch dẫn
- Khác nhau :
*Cây có hoa :
- Có hoa
- Có rễ thật
- Sinh sản bằng hoa
*Cây rêu :
- Chưa có hoa
- Cỏ rễ giả
- Sinh sản bằng bào tử
Câu 2 :
Cây xương rồng sống ở sa mạc thiếu nước, dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, nó buộc phải thay đổi bằng cách lá biến thành gai. Mục đích chính của gai là để tránh sự thoát hơi nước của cây. Đồng thời thân phình to ra và mọng nước để dự trữ nước.
Câu 2 :
-Một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho con người: Trùng kiết lị, trùng sốt rét, amip, trùng roi ( gây bệnh ngủ li bì ),.......
-biện pháp phòng tránh :
+Ngoài điều trị bằng thuốc, bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi thói quen ngủ nghỉ như sau:Hạn chế đồ uống có cồn.Tránh các chất kích thích như caffeine và nicotine trước giờ ngủ
+Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất. Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất
Câu 3 :
- Khóa lưỡng phân là gì
Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật
Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách.
Chào bạn Nguyễn Dung nhé
Câu 1 :Có mấy nhóm quả chín nêu đặc điểm của mỗi nhóm ?
- Dựa vào đặc điểm của vỏ quả người ta chia thành 2 nhóm là quả khô và quả thịt.
Quả khô
- Đặc điểm: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng.
- Phân loại: quả khô gồm 2 loại là quả khô tự nẻ và quả khô không tự nẻ.
* Quả khô nẻ: khi chín thì vỏ quả tự nứt ra giúp phát tán hạt.
+ Lưu ý: khi thu hoạch các loại quả khô tự nẻ này thì phải thu hoạch trước khi quả chín vì khi quả chín thì vỏ quả sẽ tự nứt ra làm hạt rơi ra ngoài ta không thu hoạch được.
+ Ví dụ: quả bông, quả đỗ, quả cải, …
* Quả khô không nẻ: khi chín vỏ quả không tự nứt ra.
+ Ví dụ: quả thìa là, quả chò, …
Quả thịt
- Đặc điểm: khi chín mềm, vò dày chứa đầy thịt quả bên trong.
- Phân loại: quả thịt gồm 2 loại là quả mọng và quả hạch.
* Quả mọng: quả gồm toàn thịt, khi dùng dao cắt ngang quả thì cắt dễ dàng.
+ Ví dụ: quả cà chua, quả cam, quả chanh, quả dưa hấu, quả đu đủ, …
* Quả hạch: bên trong quả có hạch cứng bọc lấy hạt, khi dùng dao cắt ngang quả thì khó cắt.
+ Ví dụ: quả đào, quả quả táo ta, quả mơ, quả mận, …
Câu 2 : tại sao nói cây có hoa là một thể thống nhất ?
Cây có hoa là một thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan.
→ Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và toàn bộ cây
Câu 3 : Tại sao xương rồng có thể sống ở Sa Mạc ?
Do cây xương rồng có những đặc điểm để thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt ở xa mạc như:-Chịu được nhiệt độ cao,khô nóng. -Là tiêu biến thành gai để chống thoát hơi nước. -Thân cây mọng nước dự trữ nước trong cơ thể dưới dạng nhựa ( thân có dạng xốp hoặc rỗng để chứa nước tại những chỗ rỗng xốp đó ). -Rễ cây thường đâm sâu vào lòng đất để tìm mạch nước ngầm và cũng toả ra trên phạm vi rộng gần sát mặt đất để khi mưa xuống có thể hút hết nước trên mặt đất.
Câu 4 : nêu đặc điểm của tảo ?
- Tảo là nhóm thực vật bậc thấp,sống chủ yếu ở nước
- Cơ thể chúng đơn bào, tập đoàn hay đa bào,chưa phân hóa thành thân lá rễ và cũng chưa có mô điển hình
Câu 5 : so sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ ?
Giống nhau : Đều có rễ, thân, lá là cơ quan sinh dưỡng
Khác nhau :
+ Rêu chỉ có rễ giả nhưng dương xỉ đã có rễ thật
+ Rêu chưa có mạch dẫn nhưng dương xỉ đã có mạch dẫn làm chức năng vận chuyển
Vậy cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ phức tạp hơn cơ quan sinh dưỡng của rêu
Câu 6 : nêu vai trò của rêu
- Hình thành chất mùn để làm than đá.- Tạo than bùn làm chất đốt và phân bón.Cái này lên mạng có nha e