Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thành tựu về văn tự:
+ Tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng, như chữ viết của người Chăm, người Khơ-me, người Thái, người Môn, người Mã Lai,…
+ Riêng người Việt tiếp thu một phần hệ thống chữ Hán của Trung Quốc và sáng tạo ra chữ Nôm.
| Ai Cập cổ đại | Trung Hoa cổ - trung đại | Ấn Độ cổ - trung đại |
Chữ viết | - Chữ tượng hình (viết trên giấy Pa-pi-rút) | - Giáp cốt văn - Kim văn - Tiểu triện, - Lệ thư - Khải thư…. | - Chữ Bra-mi - Chữ Phạn |
Tư tưởng, tôn giáo | - Thờ các vị thần tự nhiên - Tin vào sự bất tử của linh hồn | - Nho giáo - Đạo giáo - Tiếp thu Phật giáo của Ấn Độ và sáng tạo ra nhiều tông phái mới | - Phật giáo - Ấn Độ giáo |
Toán học | - Phép đếm lấy số 10 làm sơ sở - Số Pi = 3.16 | - Sách Cửu chương toán thuật… | - Hệ thống 10 chữ số (từ 0 đến 9) |
Kiến trúc, Điêu khắc | - Kim tự tháp - Tượng nhân sư | - Vạn lí trường thành - Lăng Li Sơn… | - Chùa hang A-gian-ta - Đại bảo tháp San-chi - Lăng Ta-giơ Ma-han |
Lĩnh vực khác | - Lịch - Lưỡi cày - Bánh xe… | - Kĩ thuật làm giấy - La bàn - Kĩ thuật in - Thuốc súng | - Kinh Vê-đa - 2 bộ sử thi Ra-ma-ya-na và Ma-ha-bha-ra-ta - Vở kịch Sơ-cun-tơ-la |
Yêu cầu số 1: Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại
- Các thành tựu tiêu biểu:
+ Chữ viết: người Ai Cập cổ đại sáng tạo ra chữ tượng hình, chữ được viết trên giấy làm từ vỏ cây Pa-pi-rút.
+ Toán học: phát minh ra phép đểm lấy số 10 làm sơ sở; giỏi về hinh học; tính được số Pi bằng 3,16.
+ Về kiến trúc và điêu khắc: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc, điêu khắc đồ sộ, như kim tự tháp, tượng Nhân sự,...
+ Ngoài ra, cư dân Ai Cập cổ đại còn có nhiều thành tựu văn minh trên các lĩnh vực khác, như: Lịch pháp, Thiên văn học, Văn học, Y học
- Giới thiệu về Tượng nhân sư canh giữ Kim tự tháp Kê-ốp:
+ Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho Kim tự tháp kê-ốp, trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nin của Ai Cập.
+ Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m.
+ Theo quan niệm của người Ai Cập, tượng nhân sư (có phần đầu là nam giới, phần thân là sư tử) tượng trưng cho trí tuệ và sức mạnh.
=> Tượng Nhân sư đã cho thấy sự tinh tế, bài tay tài hoa và sự miệt mài sáng tạo nghệ thuật của của người Ai Cập cổ đại.
Yêu cầu số 2: Ý nghĩa những thành tựu văn minh:
- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.
- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ai Cập cổ đại.
- Nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: phép đếm lấy số 10 làm cơ sở…
Những thành tựu của văn minh Ấn Độ cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Phạn.
- Về văn học: tiêu biểu là Kinh Vê-đam sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.
- Về tôn giáo: là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hin-đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập, phát triển Đạo hồi.
- Về kiến trúc và điêu khắc: phổ biến là những công trình được khoét trong núi đá. Gắn liền với những ngôi chùa là những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo.
- Về toán học: sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, đặc biệt là phát minh ra chữ số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3.
Ý nghĩa của những thành tựu văn minh đó: Phản ánh trình độ tư duy cao của người dân Ấn Độ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác, các công trình kiến trúc vừa thể hiện ảnh hưởng tôn giáo tới nghệ thuật, vừa thể hiện trình độ phát triển cao của con người. Nhiều thành tựu nghệ thuật Ấn Độ đã trở thành di sản văn hóa có giá trị lớn của nhân loại.
Những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa cổ - trung đại:
- Về chữ viết: cư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ đời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện,...
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Đạo giáo chính thức ra đời vào vào cuối thế kỉ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng.
- Về sử học: khởi đầu từ Tây hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng.
- Về văn học: đa dạng, nhiều thể loại.
- Về kiến trúc, điêu khắc: tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,....
- về toán học: Cửu chương toán thật được biên soạn dưới thời nhà Hán nêu ra các phương pháp tính diện tích, khối lượng,...
- Về kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.
Ý nghĩa của những thành tựu đó"
- Về chữ viết: có ảnh hưởng đến chữ viết của nhiều nước lân cận như Nhật Bản, Việt Nam,....
- Về tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho Nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.
- Về văn học: Thờ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Văn học thể hiện trình độ phát triển về tư duy và có ảnh hưởng lớn tới khu vực châu Á.
- Về kiến trúc điêu khắc: nhiều công trình có giá trị còn tồn tại đến ngày nay.
- Về kĩ thuật: la bàn có tác động lớn đến lĩnh vực hàng hải, mở ra khả năng tìm kiếm thị trường mới, mở đường cho sự xâm nhập và xâm lược của chủ nghĩa thực dân.
Thành tựu tiêu biểu về nghệ thuật của nền văn minh Đại Việt.
- Nghệ thuật kiến trúc phát triển mạnh mẽ. Hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi, với quy mô lớn và vững chãi. Công trình tiêu biểu:
+ Hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ, thành Lam Kinh, thành nhà Mạc, Đại nội Huế, thành Gia Định,...
+ Chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ….
+ Đình làng Thạch Lôi (Hưng Yên), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...
- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gốm, gỗ thể hiện phong cách đặc sắc, tinh xảo với nhiều loại hình phong phú, như hoa văn trang trí hình sóng nước, hoa cúc, tượng rồng,…
- Âm nhạc phát triển mạnh với nhiều thể loại (nhạc dân gian, nhạc cung đình,...) và nhạc cụ phong phú (trống, đàn bầu, sáo, tiêu, đàn tranh, tì bà, đàn nguyệt, đàn thập lục,...).
- Nghệ thuật sân khấu phát triển với nhiều loại hình, như hát chèo, hát tuồng, hát quan họ, hát ví, hát giặm, hát chèo thuyền, hát ả đào, hát xẩm,..
- Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và được tổ chức hằng năm với nhiều loại hình, như: hội mùa, tết Nguyên đán, lễ Tịch điền, Đoan Ngọ,... Cùng với lễ hội là những trò vui, như đầu vật, đua thuyền, múa rối nước,...
Giá trị của An Nam tứ khí
- “An Nam tứ đại khí" gồm bốn công trình nghệ thuật thời Lý, Trần: tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, đỉnh tháp Bảo Thiên, chuông Ngân Thiên (chuông Quy Điền) và vạc Phổ Minh.
- “An Nam tứ khí” là bốn kì quan, bốn quốc bảo của Đại Việt thời Lý, Trần cho thấy tài năng, sự sáng tạo và trình độ kĩ thuật điêu luyện của người nghệ nhân.
Câu 3:
Phân tích ý nghĩa của nền văn minh Đại Việt.
Hãy đề xuất 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt.
* Ý nghĩa:
- Thể hiện sức sáng tạo và truyền thống lao động bền bỉ của các thế hệ người Việt.
- Điều kiện văn hóa-kinh tế- chính trị là tiền đề và điều kiện quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
- Bảo tồn và phát huy giá trị thành tựu của Văn minh Việt cổ, có giá trị đối với dân tộc- quốc gia và một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đại Việt đã được UNESCO ghi danh.
* 4 biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các thành tựu văn minh Đại Việt:
- Bảo đảm tự tâm hướng thiện, tự giác duy trì đạo đức chung, đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ, vứt bỏ cái giả, cái ác, cái xấu, thúc đẩy ngày càng nhiều những điều tốt đẹp trong xã hội.
- Xây dựng hệ giá trị văn hóa; phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; nâng cao đạo đức công dân.
- Sáng tạo phong cách, tôn trọng sự khác biệt, cổ vũ sức sáng tạo văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người làm công tác văn hóa, đề cao chất lượng sản phẩm văn hóa, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật mang tính tư tưởng, nghệ thuật cao.
- Không ngừng nâng cao dân trí, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần khoa học.
- Sử học:
+ Nhà Trần lập Quốc sử viện, nhà Nguyễn lập Quốc sử quán
+ Nhiều bộ sử lớn được biên soạn như: Đại Việt sử kí (Lê Văn Hưu), Đại Việt sử kí toàn thư (Ngô Sĩ Liên)…
- Địa lí: có các tác phẩm nổi tiếng như: Dư địa chí (Nguyễn Trãi); Hồng Đức bản đồ (triều Lê sơ); Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức)…
- Quân sự: có các tác phẩm nổi tiếng như: Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thứ (của Trần Quốc Tuấ); Hổ Trướng khu cơ (của Đào Duy Từ)…
- Y học: có các tác phẩm nổi tiếng như: Nam dược thần hiệu (của Nguyễn Bá Tĩnh – Tuệ Tĩnh); Hải Thượng y tông tâm lĩnh (Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác)…
- Toán học: có các tác phẩm nổi tiếng như: Đại thành toán pháp (Lương Thế Vinh); Lập thành toán pháp (Vũ Hữu)..
- Khoa học: Đúc súng thần cơ, đóng chiến thuyền có lầu (cổ lâu); xây dựng thành lũy…
Văn học chữ Nôm ra đời vào thế kỷ X, trên cơ sở tiếp thu chữ Hán. Văn học chữ Nôm phát triển qua nhiều giai đoạn, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, góp phần quan trọng vào nền văn học Việt Nam. Văn học chữ Nôm có nhiều thể loại phong phú, đa dạng, thể hiện sâu sắc tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của người Việt Nam. Một số tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu như: "Bình Ngô đại cáo", "Truyện Kiều", "Chinh phụ ngâm khúc",... Sự phát triển của văn học chữ Nôm đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt của văn hóa dân tộc Việt Nam.