K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2017

* Thuận lợi

- Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở Đông Á, phía đông giáp Thái Bình Dương, phía tây giáp biển Nhật Bản. Với vị trí đó, Nhật Bản có điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển và giao lưu dễ dàng với các châu lục bằng đường biển.

- Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai khá tốt, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng.

- Nơi dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá hồi...).

- Nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng và nhiều loại cây trồng.

- Sông ngòi: nhỏ, ngắn, dốc, có giá trị thủy điện.

- Có nhiều suối khoáng nóng (do có nhiều núi lửa hoạt động) và phong cảnh thiên nhiên đẹp, tạo điều kiện để phát triển du lịch.

- Địa hình chủ yếu là đồi núi với hệ đất feralit, khí hậu gió mùa tạo điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâm nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

* Khó khăn

- Nghèo khoáng sản (ngoài than đá và đồng, các khoáng sản khác có trữ lượng không đáng kể).

- Thiên tại thường xảy ra: núi lửa, động đất, bão và sóng thần.

25 tháng 7 2018

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng ẩm, hệ đất trồng phong phú, mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho việc phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Đông Nam Á có lợi thế về biển. Các nước trong khu vực (trừ Lào) đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển cũng như thương mại, hàng hải.

+ Nằm trong vành đai sinh khoáng nên có nhiều loại khoáng sản; vùng thềm lục địa giàu dầu khí, là nguồn nguyên, nhiên liệu cho phát triển kinh tế.

+ Có diện tích rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm lớn.

- Khó khăn: chịu ảnh hưởng nặng nề của các thiên tai như: động đất, sóng thần, bão, lũ lụt..

17 tháng 12 2019

a) Miền Đông

* Thuận lợi:

- Địa hình thấp, có các đồng bằng châu thổ rộng lớn với đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển trồng trọt.

- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi để đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, cây có nguồn gốc cận nhiệt đới và ôn đới.

- Đường bờ biển dài, vùng biển rộng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, đóng tàu, khai thác khoáng sản biển,...

- Vùng đồi núi có rừng và đồng cỏ để phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi.

- Là vùng có nhiều khoáng sản, nhất là kim loại màu để phát triển công nghiệp khai khoáng và luyện kim màu.

* Khó khăn: Bão, lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.

b) Miền Tây

* Thuận lợi:

- Rừng, đồng cỏ, phát triển lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

- Nơi bắt nguồn của các sông lớn, giá trị thủy điện lớn.

- Nhiều khoáng sản (than, sắt, dầu mỏ) cho phát triển công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thông, sản xuất, cư trú.

- Khí hậu khắc nghiệt, hoang mạc và bán hoang mạc, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt.

7 tháng 3 2022

Tham khảo :

 Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Namvề mặt tự nhiên

Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á

 ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.  Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

* Thuận lợi

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật, các vành đai sinh khoáng lớn...

=> Nguồn lợi sinh vật giàu có, tài nguyên khoáng sản đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.

- Vị trí giáp biển Đông => thuận lợi để phát triển tổng hợp nền kinh tế biển.

- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực.

* Khó khăn:

- Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...) => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.

- Khu vực nhạy cảm về vấn đề biển Đông => phải luôn chú trọng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 29.

          Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?

: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...

- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác  nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...

 

1 tháng 4 2018

Khu vực Đông Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tính chất nóng ẩm mưa nhiều, hệ đất trồng phong phú (đất phù sa màu mỡ, đất badan và freralit đồi núi), mạng lưới sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

Đáp án cần chọn là: A

TL
28 tháng 1 2023

tk

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.

 

=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.

- Sông ngòi:

+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.

=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.

- Khí hậu:

+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.

=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.

- Biển:

+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).

=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.

=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.

* Khó khăn:

- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.

- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…

- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.

26 tháng 3 2022

B

27 tháng 3 2022

B

22 tháng 6 2017

Đáp án

Một số thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi   (1,5 điểm)

    + Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

    + Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

    + Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

- Khó khăn: Vị trí này cũng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.  (1 điểm)