Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận là hai tỉnh thành thuộc cực nam của khu vực Nam Trung Bộ, địa hình khu vực này chủ yếu là các vũng vịnh, cồn cát sa mạc hóa, thời tiết quanh năm khô hạn do:
+ Hai tỉnh này có một vùng núi đó là vùng núi Cà Nà, nó quyết định đến thời tiết hai tỉnh này, mùa hè, gió phơn khô nóng do quá trình giảm áp kèm gió mùa tây nam sẽ làm cho hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận trở nên nóng nực với nhiệt độ thường xuyên ở mức 24 đến 34 độ
+ Sau đó vào cuối hạ khu vực này thường xuyên chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới và cả bão nhiệt đới hút gió Tây Nam hoạt động mạnh khiến cho hai tỉnh thường xuyên có mưa, nhiệt độ giảm nhẹ và điều hòa ở mức 24 đến 33 độ
+ Vào mùa đông khu vực chỉ chịu ảnh hưởng của quá trình tăng áp từ phía Bắc 10% nên thời tiết không có nhiều biến động,nắng nhiều có chăng chỉ có mưa nhỏ trong vài ngày, thời tiết mát mẻ với nhiệt độ trung bình từ 21 đến 31 độ.
+ Bên cảnh đó hai tỉnh nằm gần với xích đạo, số giờ nắng trong ngày cao, trung bình giờ nắng của năm cũng cao khiến cho khu vực đa số là nắng
- Do nắng nhiều nên gần đây hiện tượng sa mạc hóa càng diễn ra mạnh mẽ ở khu vực này, hiện tượng hạn hán đem lại một thiệt hại không nhỏ cho bà con làm nông nghiệp nhưng lại là thời tiết tương đối thuận lợi cho ngư dân miền biển làm muối
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002
- Nhận xét: diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh , thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002) có sự chênh lệch khá lớn. Khánh Hòa là tỉnh có diện tích nuoi trồng thủy sản nhiều nhất (6 nghìn ha), tiếp theo là Quảng Ngãi 5,6 nghìn ha, Bình Định 4,1 nghìn ha, sau đó là Phú Yên 2,7 nghìn ha, Bình Thuận 1,9 nghìn ha, Ninh thuận 1,5 nghìn ha, Quảng Ngãi 1,3 nghìn ha, và thấp nhất là Đà Nẵng 0,8 nghìn ha.
Bảo vệ rừng và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vi:
+ Duyên hải Nam Trung Bộ có hình thẻ hẹp ngang, là vùng chịu tác động thường xuyên của bão và hội tụ nhiệt đới.
+ Các mạch núi chạy gần biển, đồng bằng hẹp và bị chia cắt, các sông ngắn và dốc, mưa thường ngập sâu. Mạng lưới đô thị, cơ sở hạ tầng và phần lớn dân cư tập trung ở vùng ven biển, nên thường bị thiệt hại nhiều mỗi khi có mưa bão lớn.
+ Khu vực nam của vùng (Ninh Thuận, Bình Thuận) lượng mưa rất ít, hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng.
Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biểrn thuộc các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương :
A.Thanh Hóa , Đà Nẵng ,Bình Định Cà Mau,
B.Quảng Bình ,Quảng Ngãi ,Bình Thuận ,Sóc Trăng ,
C.Thái Bình ,Phú Yên,Ninh Thuận,Bạc Liêu.
D.Quảng Ninh ,Hải Phòng ,Khánh Hòa ,Kiên Giang
Vì Duyên hải Nam Trung Bộ có hai tỉnh (Ninh Thuận và Bình Thuận) khô hạn nhất trong cả nước. Các chỉ số trung bình năm tại trạm Phan Rang cho thấy: nhiệt độ: 27°C, lượng mưa: 925mm, độ ẩm không khí: 77%, số giờ nắng: 2.500 - 3.000, số ngày nắng: 325; nguồn nước ngầm bằng 1/3 so với bình quân cả nước.