Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
vì họ sẽ xuất khẩu các mặt hàng đó ra nước ngoài ở nước ngoài chưa có công nghệ tiên tiến như họ nên họ có thể là nước sx mặt hàng đó tốt nhất làm tăng lượng đơn đặt hàng và cũng để phục vụ cho đời sống nhân dân nước họ
Em tham khảo nhé !!!
Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm được phân bố rộng rãi ở nhiều nước, kể cả các nước đang phát triển, vì:
- Đây là những ngành thuộc ngành công nghiệp nhẹ, chủ yếu cung cấp vật phẩm tiêu dùng hàng ngày cho con người như: vải sợi, quần áo, lương thực đã qua chế biến, các loại thực phâm chế biến (sữa, đồ hộp, rượu, bia, nước ngọt...).
- Hoạt động của những ngành này chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và đòi hỏi trình độ lao động không quá cao, thị trương tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước, nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhàm thỏa mãn nhu cầu về các loại hàng hóa thông thường về ăn, mặc, thay thế hàng nhập khẩu, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu.
- So với các ngành công nghiệp nặng, ngành công nghiệp thực phẩm và công . nẹhiệp dệt - may chi tiêu ít năng lượng, chi phí vận tải thấp; cần ít vốn nhưng thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận thu được dễ dàng; thời gian xây dựng tương đối ngắn, qui trình sản xuất không phức tạp; có nhiều khả năng xuất khẩu.
Vì thế nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển và các nước đang phát triển đều chú trọng đẩy mạnh công nghiệp thực phẩm và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tùy theo thế mạnh và truyền thống cùa mồi nước để dáp ứng nhu cầu cuộc sống, giải quyết việc làm, góp phần cho xuất khẩu và nâng cao thu nhập.
Tham khảo:
I. CÔNG NGHIỆP NĂNG LƯỢNG
1. Vai trò
- Là ngành quan trọng, cơ bản.
- Cung cấp năng lượng cho tất cả các ngành kinh tế và cho sinh hoạt.
- Cơ sở để phát triển công nghiệp hiện đại.
- Là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.
2. Cơ cấu
- Gồm có công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.
- Khai thác than:
+ Vai trò: Nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, luyện kim (than được cốc hóa); Nguyên liệu quý cho công nghiệp hóa chất.
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 13.000 tỉ tấn (3/4 than đá), sản lượng khai thác 5 tỉ tấn/năm, tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu (Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Đức, Úc…).
- Khai thác dầu mỏ:
+ Vai trò: Nhiên liệu quan trọng (vàng đen), nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất...
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Ước tính 400 – 500 tỉ tấn (chắc chắn 140 tỉ tấn), sản lượng khai thác 3,8 tỉ tấn/năm, khai thác nhiều ở các nước đang phát triển (Trung Đông, Bắc Phi, Liên bang Nga, Mỹ La Tinh, Trung Quốc...).
- Công nghiệp điện lực:
+ Vai trò: Cơ sở phát triển nền công nghiệp hiện đại, đẩy mạnh khoa học kĩ thuật và nâng cao đời sống văn hóa, văn minh của con người.
+ Trữ lượng, sản lượng, phân bố: Được sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử, năng lượng gió, thủy triều... Sản lượng khoảng 15.000 tỉ kWh.
II. CÔNG NGHIỆP LUYỆN KIM
- Gồm luyện kim đen (sản xuất ra gang, thép) và luyện kim màu (sản xuất ra kim loại không có sắt).
1. Luyện kim đen
- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế tạo máy và gia công kim loại; Hầu như tất cả các ngành kinh tế đều sử dụng sản phẩm của công nghiệp luyện kim đen.
- Sản lượng: Chiếm 90% khối lượng kim loại sản xuất trên thế giới
- Phân bố: Sản xuất nhiều ở các nước phát triển Nhật Bản, Liên bang Nga, Hoa Kì…
2. Luyện kim màu
- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho các ngành kĩ thuật cao như công nghiệp chế tạo ô tô, máy bay, kĩ thuật điện, điện tử, công nghiệp hóa chất, bưu chính viễn thông…
- Phân bố:
+ Các nước phát triển: sản xuất.
+ Các nước đang phát triển: cung cấp quặng.
III. CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ
- Vai trò:
+ Là “quả tim của công nghiệp nặng” và là “máy cái” của nền sản xuất xã hội.
+ Sản xuất công cụ, thiết bị, máy động lực cho tất cả các ngành kinh tế.
+ Cung cấp hàng tiêu dùng.
- Phân ngành: Cơ khí thiết bị toàn bộ; Cơ khí máy công cụ; Cơ khí hàng tiêu dùng; Cơ khí chính xác.
- Tình hình sản xuất:
+ Ở các nước phát triển: phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng.
+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu sửa chữa, lắp rắp theo mẫu có sẵn.
- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Nhật Bản, Anh…
IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC
- Vai trò: Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
- Gồm 4 phân ngành: Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm); Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch…); Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, đồ chơi điện tử, đầu đĩa…); Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại…).
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường; không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước; không chiếm diện tích rộng; có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Phân bố: Các nước đứng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, EU…
V. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT
- Vai trò: Là ngành công nghiệp mũi nhọn, có sự tác động đến tất cả các ngành kinh tế.
- Phân ngành: Hóa chất cơ bản; Hóa tổng hữu cơ; Hóa dầu.
- Tình hình sản xuất:
+ Ở các nước đang phát triển: chủ yếu là hóa chất cơ bản, chất dẻo.
+ Ở các nước phát triển: phát triển đầy đủ các phân ngành.
- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Liên bang Nga, Đức, Pháp, Anh…
VI. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG
- Vai trò: Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh
- Đặc điểm sản xuất:
+ Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.
+ Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.
+ Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
+ Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh...
- Phân bố: Ở các nước đang phát triển.
* Ngành công nghiệp dệt may:
- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản...
VII. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
- Vai trò:
+ Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.
+ Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
+ Làm tăng giá trị của sản phẩm.
+ Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.
- Đặc điểm sản xuất: Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.
- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...
- Phân bố ở mọi quốc gia trên thế giới:
+ Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.
+ Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.
- Nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng vì có nguồn lao động dồi dào, khéo tay, lương thấp và có thị trường tiêu thụ lớn. ...
- So với ngành dệt thì ngành may phát triển mạnh hơn, sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
Ngành công nghiệp sx hàng tiêu dùng lại phát triển mạnh ở các nước đang phát triển vì họ sẽ xuất khẩu các mặt hàng đó ra nước ngoài ở nước ngoài chưa có công nghệ tiên tiến như họ nên họ có thể là nước sx mặt hàng đó tốt nhất làm tăng lượng đơn đặt hàng và cũng để phục vụ cho đời sống nhân dân nước họ
- Ngành công nghiệp có đặc điểm và những vai trò riêng biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Cơ cấu ngành công nghiệp có nhiều cách phân loại khác nhau (công nghiệp nặng, nhẹ; công nghiệp chế biến, khai thác,…).
- Các nhân tố ảnh hưởng: vị trí địa lí, kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- Ngành chăn nuôi phát triển thúc đẩy sự phát triển của ngành trồng trọt, do ngành trồng trọt đảm bảo cơ sở thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời ngành chăn nuôi còn cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.
- Ngành chăn nuôi phát triển cũng thúc đẩy mở rộng quy mô, sản lượng của các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; do chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.