K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2021

THAM KHẢO:

Câu văn "Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi" sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Cụ thể ở đây là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Tác dụng:
- Làm rõ sự nguy hiểm của công việc phá bom: ác liệt,, nguy hiểm, dồn dập, căng thẳng
- Diễn tả nỗi sợ của nhân vật "tôi" - Phương Định

 

7 tháng 6 2021

1. Tác giả muốn PĐ tự bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ và thể hiện tình cảm, hành động một cách tự nhiên nhất

2. BPTT: Ẩn dụ (Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)

Tác dụng: Tác giả muốn cho người đọc cảm nhận cái khắc nghiệt và nguy hiểm của bom đạn chiến trường

7 tháng 6 2021

Tham khảo :

 C2 : Câu văn "Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi" sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Cụ thể ở đây là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Tác dụng:
- Làm rõ sự nguy hiểm của công việc phá bom: ác liệt,, nguy hiểm, dồn dập, căng thẳng
- Diễn tả nỗi sợ của nhân vật "tôi" - Phương Định

28 tháng 2 2023

Sử dụng phép tu từ nhân hóa.

Tác dụng:

- Làm cho hành động của sự vật "sương" trong cách diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

- Thể hiện sâu sắc sự cố ý chậm lại của sương, không đi nhanh chóng vội vã mà từ từ đến với đất trời cùng mùa thua.

Một câu thơ: Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng (Trong "Viếng lăng Bác" nói về đức tính cây tre).

 

14 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Bước vào trường là lòng tôi lại ùa về biết bao nhiêu những kỉ niệm tuổi thơ của một tuổi học trò, nó như những tấm lịch được ngày một ngày hai rồi lại bị xé đi. Đôi lúc những tờ lịch là cả một khoảng kỉ niệm của một người sở hữu nó. Nó bất ngờ, thú vị khiến ta không thể không mong đợi từng ngày. Khi cuốn lịch đó không còn sử dụng nữa thì những cuốn lịch mới bắt đầu được sản xuất. Cuốn lịch đó y như tôi, học trong mái trường với biết bao nhiêu người mà tôi đã từng yêu thương đã từng rất kính trọng, thậm trí có cả những người mà tôi cực kì căm thù. Nhưng nó như những giấc mơ đã trôi qua rồi thì không thể nào lấy lại được. Có khi tôi mê game đến bỏ học, game làm tôi như nghiện ngập hơn là việc học. Nhưng nhờ có những người bạn tốt ở bên, họ đã giúp tôi tránh xa nó và nhờ họ tôi mới có được hôm nay. Tôi yêu mái trường của tôi !

Bài 1.Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và...
Đọc tiếp

Bài 1.

Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?

Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và tác giả của văn bản đó.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch, nêu cảm nhận của em về ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp để liên kết câu (chỉ rõ). 

1
20 tháng 3 2022

C1:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

hoàn cảnh ra đời: được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

C2:

 -Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “trái tim”.

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe. Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C3: Văn bản : Đồng chí

tác giả : Chính Hữu

C4: em làm theo như sau nha:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ

-  Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực

=> Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.

16 tháng 11 2021

Điệp ngữ''Lại đi'':diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính

-Ẩn dụ''trời xanh'':câu thơ như bay phấp phới trong màu xanh mộng mơ,hy vong,trong niềm tin,lạc quan cua các anh.

16 tháng 11 2021

Tham khảo!

-Điệp ngữ''Lại đi'':diễn tả nhịp bước hành quân, những cung đường, những chặng đường tiến quân lên phía trước của tiểu đội xe không kính

-Ẩn dụ''trời xanh'':câu thơ như bay phấp phới trong màu xanh mộng mơ,hy vong,trong niềm tin,lạc quan cua các anh.

25 tháng 11 2021

99

25 tháng 11 2021

ff

7 tháng 5 2021

Biện pháp tu từ :Ẩn dụ
Mặt trời trong lăng chính là trái tim của Bác, một người đã dành trọn đời mình cho nước, cho dân. Cách so sánh ở đây thật sinh động, tự nhiên và nhuần nhuyễn. Bằng lối ẩn dụ, nhà thơ đã cho thấy Bác Hồ là vầng thái dương rạng rỡ không những soi tỏ đường chúng ta đi mà còn sưởi ấm trái tim của mỗi con người Việt Nam chúng ta.

 

          Câu 1. Đọc trích đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom....
Đọc tiếp

          Câu 1. Đọc trích đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

          Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình.

          Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui lên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom …

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

 

Trong trích đoạn trên, nhân vật Phương Định đã có những hành động và suy nghĩ gì? Những hành động và suy nghĩ đó thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

0
Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi : "Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bon . Đất rắn . Những hòn sỏi theo tay tôi bây ra hai bên . Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom . Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi . Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sau mình quá chậm . Nhanh lên một tí ! vỏ qua bom nóng . Một dấu hiệu chẳng lành .Hoặc là nóng từ bên trong quả...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi : "Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bon . Đất rắn . Những hòn sỏi theo tay tôi bây ra hai bên . Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào vỏ quả bom . Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi . Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sau mình quá chậm . Nhanh lên một tí ! vỏ qua bom nóng . Một dấu hiệu chẳng lành .Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng. (Trích" Những ngôi sao xa xôi - Lê minh khuê, sgk ngữ văn 9) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên ? (0,5đ) Câu 2 : Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong trích ? Và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ vừa xác định được? (1đ) Câu 3: Theo em tình huống truyện được tác giả xây dựng như thế nào? Có phù hợp hay không, giải thích ? (1,5đ)

1
24 tháng 6 2021

1. PTBD: miêu tả và biểu cảm

2. BPTT: Ẩn dụ( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)

''Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi''

Tác dụng: Cho thấy nỗi sợ của PĐ khi phải phá bom sự nguy hiểm của bom đạn chiến trường

3. Tình huống truyện được xây dựng 1 cách tự nhiên, nhân vật bộc lộ được hết suy nghĩ và cảm xúc của mình. Cách xây dựng này phù hợp vì người đọc có thể hình dung ra hoàn cảnh lúc đó và đồng cảm với PĐ