K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 7 2018

Câu 1:

a, Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Bài làm :

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.

b, Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.

Bài làm :

- Nhân hóa :
+ sột soạt gió trêu tà áo biếc
+ trên giàn thiên lí bóng xuân sang
- Đảo trật tự cú pháp :
+ đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Câu 2 :

Bài làm :

Quê hương! ôi tiếng gọi nghe sao mà tha thiết, quê hương ! nơi chôn nhau căt rốn của ta. Quê hương ! nỗi niềm day dứt nhớ thương của anh lính ra trận, quê hương ! tiếng gọi thôi thúc của những người con xa sứ lâu ngày. Quê hương ! nguồn cảm hứng vô tận của các nhà thơ. Dòng sông, bến nước, con đò giường như đã gắn liền với nhịp thở sáng tác của những nhà thơ. Trong bài thơ "Nhớ con sông quê hương " của nhà thơ Tế Hanh ta bắt gặp hình ảnh ;
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là buổi trưa hè
Tỏa bóng mát xuống dòng sông xanh thẳm.
Với cái nhìn tinh tế, với tấm lòng yêu quê đến tha thiết và băng hình ảnh nhân hóa liên tưởng, tác giả đã vẽ nên một bức tranh con sông quê thật thơ mộng găn bó gần gũi với bao lớp người đã được sinh ra và lớn lên dưới lũy tre xanh, với cây đa, bến nươc, sân đình.

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 7 2018

Bạn có thể tham khảo thêm cách làm khác của câu 2 nữa nhé :

Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.

- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:"Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loángChẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu..."
a) Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho đoạn thơ trên.
b) Xác định từ loại các từ in đậm.
c) Hãy tìm một phép so sánh có trong đoạn thơ và nêu tác dụng.
d) Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-9 câu để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

1
2 tháng 9 2021

a, Em có thể đặt thêm, đây là chị tự nghĩ ấy: Dòng sông quê hương, Quê tôi có một dòng sông...

b, Từ nào in đậm vậy em?

c, Em tham khảo:

So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

-  Hiệu quả:  Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

d, 

Em tham khảo:

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

16 tháng 9 2023

a. Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước” => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b. Đảo ngữ: cả hai câu thơ => nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

a: Đảo ngữ: “lòng nồng nàn yêu nước”.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

b: Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh, làm câu thơ thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi: "Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu..."

(Trích Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

a) Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì ?

b) Xác định thể thơ của đoạn thơ trên

c) Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng"

2
22 tháng 11 2018

PTBĐ: biểu cảm

Thể thơ: 8chữ

Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.

- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

-> Không phải ngẫu nhiên mà khổ thơ được đặt ở vị trí đầu bài thơ. Chưa phải là nỗi nhớ day dứt, nhưng khổ thơ vừa gợi đề tài, cảm hứng của toàn bài, lại kín đáo gợi mở lòng yêu nước bền chặt, sâu nặng. Rất khéo léo, Tế Hanh đã nhắc nhở biết bao nhiêu người về những vẻ đẹp bình dị mà đáng trân trọng của quê hương đất nước mình.

22 tháng 11 2018

a) PTBĐ : biểu cảm

b) Thể thơ 8 chữ

c) Bốn câu thơ thể hiện một tình yêu thiết tha đối với quê hương, chọn một đề tài quen thuộc.

- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

a. Cả 4 câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ

b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ:

- Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lom khom” lẽ ra đặt sau cụm từ “tiều vài chú” và từ “tiều” đặt sau “vài chú”, nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.

- Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lác đác” phải đặt sau cụm từ “chợ mấy nhà” và từ “chợ” đặt sau từ “mấy nhà”, nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.

- Câu 3&4: từ “nhớ nước”, “đau lòng”, “thương nhà”, “mỏi miệng” được đảo vị trí, có tác dụng thể hiện nỗi niềm hoài cổ – nhớ tiếc quá khứ vàng son đã trôi qua và tâm trạng hoài hương – nhớ gia đình, quê hương.

8 tháng 12 2017

HÒN ĐÁ...MỚI THÔI
TÁC DỤNG : NHẤN MẠNH , LÀM CHO DIỄN TẢ ĐƯỢC NỖI UẤT ỨC CỦA CHÚ BÉ HỒNG. THEẺ HIÊN TÌNH YÊU THƯƠNG BAO LA VÔ BỜ BÊN CỦA CHÚ BÉ HỒNG ĐỐI VỚI MẸ

16 tháng 9 2023

- Biện pháp tu từ đảo: Đâu gió, Đâu ruồng, Đâu từng, Đâu những

- Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, thể hiện nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với mảnh đất, kỉ niệm trong quá khứ.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Khổ 2:

- Đá - ngồi, trông nhau.

- Non Thần - trẻ lại.

-> Việc sử dụng biên pháp tu từ nhân hóa khiến cảnh vật trở nên có hồn hơn. Qua đó nhấn mạnh được vẻ đẹp của thiên nhiên vùng Chiêm Hóa.

Khổ 4:

- Sắc chàm - pha hương.

- Mùa xuân - lạc đường.

-> Phác họa lên bức tranh mùa xuân đầy hấp dẫn, giúp người đọc hình dung ra khung cảnh thiên nhiên trở nên sinh động, gần gũi hơn.

9 tháng 5 2019

Trong những năm tháng rực rỡ nhất của phong trào Thơ mới, Thế Lữ hiện lên như một vì sao mai sáng lòa, lấp lánh. Còn lại với thời gian hôm nay, Thế Lữ gắn bó với bạn đọc bởi bài thơ nổi tiếng nhất của ông: bài thơ Nhớ rừng. Bài thơ ấy dưới tiêu đề của nó, tác giả đã đề một dòng chữ nhỏ: “Lời con hổ trong vườn bách thú”. Xuyên suốt tác phẩm, người đọc hiểu rằng bài thơ là những tâm sự đầy uất hận của con hổ trước cảnh đời hiện tại bức bách, tù túng; nó mơ về những ngày xưa tung hoành, lẫm liệt. Bài thơ đã kín đáo bộc lộ tấm lòng yêu nước của người dân ta thuở đó. Nhưng không dừng lại ở đó, thành công của bài thơ còn nằm ở những đoạn thơ tả cảnh tuyệt mĩ - cảnh rừng sơn lâm trong hồi ức đau thương của con hổ “nhớ rừng”. Tiêu biểu phải kể đến bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
(Nhớ rừng - Thế Lữ)
Đoạn thơ nằm trong chuỗi hồi ức về những ngày tháng lẫm liệt chốn rừng xanh uy nghi của con hổ. Giữa cảnh núi rừng dữ dội, lộng lẫy nó là vị chúa tể độc tôn. Đoạn thơ dựng lên bốn cảnh rừng tuyệt mĩ: cảnh đêm trăng, cảnh mưa rừng, cảnh bình minh và cảnh hoàng hôn. Mỗi cảnh được thể hiện bằng hai câu thơ, câu thứ nhất tả cảnh rừng, câu thứ hai miêu tả hình ảnh con hổ trên nền thiên nhiên kì vĩ ấy.
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan“.
“Đêm vàng” là hình ảnh ẩn dụ chỉ đêm trăng sáng mọi vật như được nhuộm vàng, ánh trăng như vàng tan chảy trong không gian. Trong đêm trăng, đứng bên bờ suối càng khiến ta cảm nhận hết được sắc màu rực rỡ của thiên nhiên. Mặt nước trong trẻo đón nhận trọn vẹn sắc vàng của trăng càng trở nên lóng lánh kì lạ. Đứng trước khung cảnh ấy, con hổ “say mồi” không chỉ bởi bữa ăn no nê mà còn bởi "uống ánh trăng tan". Đó là một hình ảnh lãng mạn, nó tưởng như mình được chiếm lĩnh trọn vẹn cái đẹp của vũ trụ. ‘
Nếu như hình, ảnh đêm trăng thanh bình bao nhiêu thì cảnh mưa rừng dữ dội bấy nhiêu:
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”
Cơn mưa ngàn dữ đội, mịt mờ làm rung chuyển núi rừng, làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Nhưng với hổ thì khác, nó không những không sợ hãi trước uy lực của trời đất mà còn coi đó là một thú vui: “Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới”. Cái im lặng say mê trong từ “lặng ngắm” của hổ chứa đựng những sức mạnh chế ngự của một bản lĩnh vững vàng. Nó đang lấy cái tĩnh của một vị chúa tể để chế ngự cái dữ dội của rừng già đại ngàn. Hình ảnh của hổ hiện lên thật phi thường, dũng mãnh.
Câu thơ vừa căng lên đã nhanh chóng tan ra trong tiếng reo ca của cảnh bình minh:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng”.
Sau ngày mưa bầu trời bình minh tươi sáng hơn. Con hổ càng khẳng định được vị trí của mình. Ban đêm thì nó thức cùng vũ trụ. Ngày mưa nó “lặng ngắm” giang san. Lúc vạn vật thức dậy thì nó say sưa trong giấc ngủ. Hình ảnh của chúa sơn lâm tự do tự tại muốn gì được nấy, hổ có thể chi phối, chế ngự kẻ khác chứ không ai có thể chế ngự được mình.
Dữ dội nhất, say mê nhất là cảnh rừng thời khắc hoàng hôn:
“Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.
Bức tranh rừng rực rỡ trong gam màu đỏ, đó là màu của máu, màu của ánh sáng mặt trời. Khi chiều tà, ánh mặt trời chuyển sang màu đỏ rực, đó cũng là lúc mặt trời lặn xuống. Nhưng trong con mắt của hổ, thứ ánh sáng bỏng rẫy kia là máu của mặt trời và mặt trời thì đang lịm dần trong cái chết dữ dội. Hổ đang giành lấy quyền lực từ tay vũ trụ để ngự trị.
Đoạn thơ là bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh thiên nhiên, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ tráng lệ với hình ảnh con hổ uy nghi. Nhưng đau xót thay, đây chỉ là cảnh trong dĩ vãng huy hoàng, chỉ hiện ra trong nỗi nhớ. Trước mỗi cảnh thơ đều xuất hiện cụm từ “nào đâu”, “đâu những”, chúng thể hiện niềm nuối tiếc khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn trong lòng hổ. Giấc mơ huy hoàng khép lại trong tiếng than: "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu".

9 tháng 5 2019

ài thơ thể hiện tâm trạng nhớ rừng của con hổ bị sa cơ, qua đó nói lên nỗi tủi nhục uất hận bị tù hãm và khát vọng sống tự do. Nhớ rừng gồm có năm đoạn thơ, mỗi đoạn thơ là một nét tâm trạng của chúa sơn lâm. Đây là đoạn thơ thứ ba:

Nào đâu những đêm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gọi
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu nhưng chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nằm trong cũi sắt, chúa sơn lâm sống mãi trong tình thương nỗi nhớ…. Nhớ cảnh rừng thiêng bóng cả, cây già nơi hùm thiêng từng ngự trị. Rồi nhớ đến những kỉ niệm một thời oanh liệt. Nhớ những đêm vàng bên bờ suối. Nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn…. Nhớ những chiều lênh láng máu sau rừng… Mỗi nỗi nhớ gắn liền với một cảnh vật, một sinh hoạt, một khoảnh khắc thời gian. Cấu trúc đoạn thơ là cấu trúc tứ bình mang vẻ đẹp nghệ thuật cổ điển, có ít nhiều cách tân sáng tạo.

Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi, nhớ suối, nhớ trăng, nhớ những đêm vàng, nhớ lúc say mồi ung dung, thỏa thích bên bờ suối:

Nào đâu những đèm vàng bến bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Hai chữ nào đâu phiếm chỉ, hỏi một kỉ niệm đẹp đã lùi sâu vào dĩ vãng. Biết bao nhớ tiếc bâng khuâng. Thơ nên hoạ, cảnh sắc đầy màu sắc và ánh sáng. Ánh trăng chan hòa trên dòng suối, tan vào nước suối. Hổ say mồi và say trăng. Hình ảnh đêm vàng bên bờ suối là một ẩn dụ đầy mộng ảo nên thơ. Bức tranh thứ nhất trong bộ tứ bình được Thế Lữ vẽ bằng bút pháp tài hoa gợi lên hình ảnh chúa sơn lâm say mồi trong niềm vui hoan lạc giữa một đêm trăng trên bờ suối.

Bức tranh thứ hai nói lên nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác của hể về những ngày mưa rừng. Hổ ung dung "lặng ngắm" cảnh giang sơn, nơi mình ngự trị, xúc động khi thấy giang sơn ta đổi mới. Chữ đâu lần thứ hai xuất hiện, biểu lộ nỗi lòng tiếc nuôi, ngẩn ngơ. Điệp từ ta thể hiện niềm tự hào về những kỷ niệm đẹp thuở vùng vẫy ngày xưa:

Đâu những ngày mưa chuyền bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm cảnh giang sơn ta đổi mới?

Bức tranh thứ hai gợi tả một không gian nghệ thuật hoành tráng của giang sơn chúa sơn lâm mang tầm vổc bốn phương ngàn. Kỷ niệm xưa đang mờ dần theo năm tháng, sao không nhớ, sao không nuôi tiếc?

Kỷ niệm thứ ba nói về giấc ngủ của hể trong cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng: bình minh cây xanh nắng gội. Hổ nằm ngủ trong khúc nhạc rừng tưng bừng của tiếng chim ca:

Đâu những bình minh cây xanh nấng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?.

Bức tranh thứ ba đầy màu sắc và âm thanh. Có màu hồng bình minh, màu vàng nhạt của nắng sớm, màu xanh bát ngát của cây rừng. Có tiếng ca tưng bừng của đàn chim. Còn có nhạc của thơ. Các từ láy vần bình minh, tưng bừng hoà thanh với vần lưng ca ta như mở ra một không gian nghệ thuật, một cảnh sắc thơ mộng thần tiên. Điệp ngữ đâu với câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa… kỷ niệm đẹp ngày xưa, nay còn đâu nữa!

Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh… rồi hổ nhớ lại những chiều tà trong khoảnh khắc hoàng hôn chờ đợi. Trong cảm nhận của mãnh hổ, trời chiều không đỏ rực mà là lênh láng máu sau rừng. Mặt trời không lặn mà là chết. Phút đợi chờ của chúa sơn lâm sẽ chiếm lấy riêng phần bí mật của rừng đêm, để tung hoành. Ngôn ngữ thơ tráng lệ, nghệ thuật dùng từ sắc, mạnh, giàu giá trị gợi tả. Bức tranh thứ tư của bộ tứ bình là cảnh sắc một buổi chiều dữ dội, phút đợi chờ lên đường của chúa sơn lâm. Nhớ mà xót xa nuối tiếc:

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Quá khứ càng đẹp, càng oanh liệt bao nhiêu thì nỗi nhớ tiếc càng đau đáu bấy nhiêu. Xưa là tung hoành, là vùng vẫy. Nay là tù hãm, là nằm dài trong cũi sắt. Nuối tiếc thời oanh liệt với bao nỗi buồn đau, mãnh hổ sa cơ chỉ còn biết cất lời than:

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đoạn thơ trên đây là đoạn thơ hay nhất của bài Nhớ rừng. Chúa sơn lâm đã có một quá khứ huy hoàng, oanh liệt. Nỗi nhớ tiếc xót xa của nó thể hiện khát vọng sống tự do. Ý tưởng ấy rất đẹp và giàu ý nghĩa đối với con người Việt Nam gần bảy mươi năm về trước khi phải sống tủi nhục trong vòng nô lệ lầm than. Ý tưởng ấy mở ra nhiều liên tưởng và lay tỉnh.