K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2020

Hình tượng Lê Lợi

“Ta đây…. Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”

- Xưng hô “ta” – chưa phải “trẫm” -> xưng hô khiêm nhường

- “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”: trong câu văn nhắc đến địa danh Lam Sơn là nơi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, tập hợp nhân dân chống lại giặc Minh xâm lược.

- Nguồn gốc xuất thân: “chốn hoang dã nương mình” - Lê Lợi là người con nông dân, sinh ra và lớn lên ở chốn hoang dã

-> Những yếu tố trên chứng tỏ Lê Lợi là con người hết sức bình thường.

Nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm, trong người nông dân bình thường như bao người đó có những tình cảm đặc biệt:

- Lòng căm thù giặc sâu sắc: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “quên ăn vì giận”. Giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta với luận điệu “phù Hồ diệt Trần” gây nên bao đau thương, mất mát, đói khổ, lầm than cho nhân dân. Trước thảm cảnh của nhân dân đau khổ, Lê Lợi có lòng căm thù giặc sâu sắc. Con người ấy nhất quyết không đội trời chung, không sống cùng một lãnh thổ với kẻ cuồng bạo. Lòng căm thù ấy khiến ông “quên ăn vì giận”, trải qua bao đắng cay ngọt bùi “mười mấy năm trời”

- Quyết tâm thực hiện lí tưởng: Càng căm thù giặc bao nhiêu thì ý chí đánh đuổi giặc thù càng lớn bấy nhiêu. Quyết tâm của Lê Lợi được thể hiện qua các cụm từ “trằn trọc trong cơn mộng mị”, “băn khoăn một nỗi đồ hồi”. Ngay cả trong mơ cũng nghĩ đến việc nước, Lê Lợi thấu hiểu lẽ thịnh suy của một triều đại nên quyết tâm đánh đuổi quân thù để khôi phục lại đất nước, giải phóng cho nhân dân đói khổ lầm than.

-> Lòng căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc thù là những phẩm chất của người anh hùng.

=> Ở Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa. Lê Lợi là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân.

3 tháng 3 2023

a)

+ Những từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (2) của văn bản như: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “dối trời, lừa dân”, “gây binh, kết oán”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi đã liên tiếp chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng của kẻ thù đối với nhân dân ta bằng biện pháp liệt kê tăng tiến, dồn dập, gây ấn tượng mạnh và có tính biểu cảm cao.

b)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng. Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.

c)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “lương hết mấy tuần”, “quân không một đội.

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn Trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biêu cảm trong diễn đạt.

d)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3b) của của văn bản như: “nghe hơi mà mất vía”, “nín thở cầu thoát thân”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Cách viết liệt kê của Nguyễn Trãi trong đoạn trích này có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quân giặc.

e)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện nhiều trong trích phần (3b) của văn bản như: “trận Bồ Đằng”, “miền Trà Lân”, “đánh một trận”, “đánh hai trận”,...

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Qua ngòi bút Nguyễn Trãi, hình ảnh về chiến thắng vang đội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.

  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a.

- Liệt kê theo từng cặp: đời sống và hoạt động, tâm tư và chí hướng, thơ và văn, sự nghiệp và con người

- Tác dụng: làm nổi bật các khía cạnh, những nét đẹp đa phương diện của Nguyễn Trãi.

b.

- Liệt kê theo từng cặp: lòng yêu nước, thương dân; cái nhân, cái nghĩa; chống ngoại xâm, diệt tàn bạo.

- Tác dụng: làm nổi bật triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

c.

- Liệt kê theo từng cặp: đều hay và đẹp lạ thường

- Tác dụng: làm nổi bật tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở bên dưới:     Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Văn chính luận của ông có nội dung yêu nước sâu sắc và tình thần chiến đấu cao, Quân trung từ mệnh tập "có sức mạnh như mười vạn quân" (Phan Huy Chú), từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. Bình Ngô đại cáo cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc,...
Đọc tiếp

Đề bài: Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở bên dưới:

     Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Văn chính luận của ông có nội dung yêu nước sâu sắc và tình thần chiến đấu cao, Quân trung từ mệnh tập "có sức mạnh như mười vạn quân" (Phan Huy Chú), từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. Bình Ngô đại cáo cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc, bừng dậy hùng khí của những năm "đoạt sáo, cầm Hồ", trào dâng khí thế chiến đấu và chiến thắng của những năm tháng "Bình Ngô phục quốc". Trong Quân trung từ mệnh tập. Nguyễn Trãi đã dùng trí mưu đê phân tích thời - thế - lực nằm chứng minh ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Nguyễn Trãi đã vận dụng đạo lí lên án vua quan triều Minh về tội ác xâm lược, dối trá, tàn bạo,... tuyên dương nghĩa quân về việc làm chính nghĩa, quang minh chính đại, trung trực, khoan hồng,... Sức mạnh chiến đấu của văn chính luận Nguyễn Trãi là sức mạnh của chiến lược "lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo", của sự ưu thắng khi phân tích về thời - thế - lực. Từ nhu cầu "công tâm" và từ nhận thức về tính năng chiến đấu của văn chương, với tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, không khoan nhượng, trên những điểm căm bản và tuân theo một sách lược lonh hoạt, Nguyễn Trãi đã viết thư giáng cho địch những đòn tới tấp, đánh cho kẻ địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Chiến đấu là tính đặc thù của văn chính luận dân tộc. Nhưng chiến đấu ngoan cường, trực diện, tập trung, thường xuyên và có hiệu quả cao, xuất phát từ trí tuệ nhạy bén, tình cảm chân thành và nhất là từ ý thức dùng văn chương làm vũ khí "mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao" (Phạm Văn Đồng), thì chỉ có thể tìm thấy sớm nhất trong văn chính luận Nguyễn Trãi.

(BÙI DUY TÂN, in trong Nguyễn Trãi - Về tác gia tác phẩm, NXB Giáo dục, 1999)

Câu 1: (trang 120, SGK Ngữ Văn 10, tập hai)

Đề bài: Văn bản trên viết về vấn đề gì? Tóm tắt trong khoảng 3 – 4 dòng.

 

2
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu. Ta có thể kể đến Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc. Trong Quân trung từ mệnh tập Nguyễn Trãi đã phân tích thời, thế, lực, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, … đánh cho địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Nguyễn Trãi thực sự đã dùng văn chương làm vũ khí thành công.

29 tháng 8 2023

Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu. Ta có thể kể đến Quân trung từ mệnh tập như từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù, Bình Ngô đại cáo thì cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc. Trong Quân trung từ mệnh tập Nguyễn Trãi đã phân tích thời, thế, lực, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, … đánh cho địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Nguyễn Trãi thực sự đã dùng văn chương làm vũ khí thành công.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi) là bản tổng kết về cuộc kháng chiến vĩ đại, nêu cao lòng tự hào và niềm hân hoan vô hạn trước thắng lợi của chính nghĩa, ca ngợi tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng của dân tộc. Văn bản có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Bài thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

- Biện pháp liệt kê: lòng tự hào và niềm hân hoan; tài năng lãnh đạo và khí phách hào hùng; lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

- Biện pháp liệt kê trên nhằm làm nổi bật, nhấn mạnh giá trị nội dung của Đại cáo bình Ngô.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 12 2023

Bài học lịch sử: quy luật thịnh – suy của đất nước. Vì thế sự vững bền khi đã được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc, thì viễn cảnh của đất nước chắc chắn sẽ thật tươi sáng, huy hoàng phát họa sâu đậm niềm tin và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân ta khi vận hội duy tân đã mở.

30 tháng 6 2018

ĐÁP ÁN D