Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ:
- Thay đổi theo độ cao: Càng lên cao không khí càng loãng dần, cứ lên cao l00 m nhiệt độ không khí lại giảm 0,6°C, ở độ cao trên 3000m của đỉnh núi An-pơ có băng tuyết phủ vĩnh viễn.
=> Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao: rừng lá rộng -> rừng lá kim -> đồng cỏ -> tuyết.
- Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi.
+ Sườn núi đón gió ẩm và đón ánh nắng mặt trời có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn và phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng, khuất gió.
-Châu Âu có 4 kiểu môi trường:
+Môi trường đới hải dương
+Môi trường ôn đới lục địa
+Môi trường địa trung hải
+Môi trường núi cao
- Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.
- Gồm ba nhóm ngôn ngữ chính Giéc-man, La-tinh, Xla-vơ.
- Tôn giáo: chủ yếu theo Cơ đốc giáo, ngoài ra còn có một số vùng theo đạo Hồi.
=> Các quốc gia châu Âu có sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo.
1. Nguyen nhan hậu quả ô nhiễm nguồn nuớc ở đới ôn hòa:
- Do khí thải của các nhà máy xí nghiệp và của các phương tiện giáo thông.
2. sự thích nghi của thực,động vật ở môi truờng hoang mạc và ở môi truờng đới lạnh:
*Môi trường hoang mạc:
- Thực vật:
+ Lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.
+ Dự trữ nước trong thân
+ Một số loài có bộ rễ dài để hút nước dưới sâu.
+ Rút ngắn thời kì sinh trưởng.
- Động vật:
+ Vùi mình trong cát hay hốc đá để tránh nắng, kiếm ăn vào ban đêm.
+ Có khả năng chịu đói khát, đi xa tim thức ăn nước uống.
+ Dự trữ chất dinh dưỡng trong cơ thể.
* Môi trường đới lạnh:
- Thực vật:
+ Chủ yếu là rêu, địa y, cây bụi....
+ Còi cộc, thấp lùn.
+ Phát triển trong mùa hạ ngắn ngủi ở các thung lũng kín gió.
- Động vật:
+ Thích nghi với khí hậu nhờ lớp mỡ dày: hải cẩu, cá voi...
+ Thích nghi với khí hậu nhờ lớp lông dày: gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc ...
+ Thích nghi với khí hậu nhờ bộ lông ko thấm nước: chim cánh cụt...
+ Thích nghi với khí hậu nhờ sống thành bày đàn: hải mã, kỳ lân biển, bò xạ hương, ....
Trả lời:
- Sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây.
- Sườn đông mưa nhiều vì chịu sự ảnh hưởng của gió tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào.
- Sườn tây có mưa ít là do chịu sự tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở lên khô hạn.
Khí hậu còn thay đổi theo hướng của sườn núi. Những sườn núi đón gió ẩm thường có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn so với sườn khuất gió hoặc đón gió lạnh. Ở đới ôn hoà, trên những sườn núi đón ánh nắng, cây cối phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng
Khí hậu Bắc Mĩ:
- Có khí hậu đa dạng, do Bắc Mĩ nằm trên các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Khí hậu phân hoá theo chiều bắc-nam và tây-đông. Do ở phía tây có hệ thống Cooc-đi-e và các dòng biển lạnh chảy ven bờ, còn ven bờ biển phía đông là các dòng biển nóng; ở phía bắc là vùng khí áp cao, có chí tuyến nam đi ngang qua, có các dòng biển lạnh chảy ven bờ biển, còn phía nam là các dòng biển nóng.
- Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự phân hoá khí hậu rõ rệt vì:
+ Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thống Cooc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc - nam ngăn chặn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn.
+ Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.
bạn tham khảo ở đây nha : Bài 21 : Môi trường đới lạnh | Học trực tuyến
Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.
Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.
- Nhận xét về sự phân tầng thực vật ở hai sườn núi của dãy núi An-pơ:
+ Trong vùng núi An-pơ, từ chân lên đến đỉnh có 4 vành đai thực vật: rừng lá rộng lên cao đến 900m, rừng lá kim từ 900 - 2.200m, đồng cỏ từ 2.200 - 3.000m, tuyết ở trên 3.000m.
+ Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng.
- Nguyên nhân:
+ Từ chân lên đỉnh có các vành đai, do càng lên cao càng lạnh.
+ Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng, do ở sườn đón nắng có khí hậu ấm áp hơn.