Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Vị trí địa hình Châu Á :
* Vị trị địa lý :
- tiếp giáp vs Châu Âu , Châu PHi , và tiếp giáp vs biển : Ấn độ dương , Bắc Băng dương , Thái Bình Dương
- Tổng diện tích là 41,5 triệu km2 , nếu tính các đảo phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km2
- Là Châu lục rộng nhất thế giới
- Vị trí thuận lời để gia lưu phát triển kinh tế các nước ..
* Địa hình :
- Có các dạng địa hình chủ yếu : Đồng bằng , sơn nguyên , núi cao , thung lũng đan xen nha
- Trong đó địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích
- Cao nhất là dãy núi Hi - ma lay -a và đỉnh núi e - vơ - rét cao 8848 m
=> Địa hình Châu Á bị chia cắt phức tạp vs 2 hương chính Đông tây hoặc gần đông tay , bắc nam hoặc gần bắc nam
a) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước
Theo thống kê, nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn. Các sông lớn như sông Hồng, Mê Công chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta tạo nên các đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.
b) Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
c) Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt
Vào mùa lũ, nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.
Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông
d) Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn
- Hằng năm, sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước cùng với hàng trăm triệu tấn phù sa.
- Bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất hoà tan khác. Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.
Vị trí địa lý
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lý:
+ Vĩ độ: 23023'B - 8034' B (kể cả đảo: 23023' B - 6050' B)
+ Kinh độ: 102009’Đ - l09024'Đ (kể cả đảo 1010Đ – l07020’Đ).
2. Phạm vi lãnh thổ
a. Vùng đất
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 1400km.
+ Phía Tây giáp Lào 2100km, Campuchia hơn 1100km.
+ Phía Đông và Nam giáp biển dài 3260km.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).
b. Vùng biển
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 gồm vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng
thềm lục địa.
c. Vùng trời
- Là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
Câu 2
-Theo số liệu năm 2002 dân số Châu Á chiếm gần 61% dân số thế giới
-Dân số Châu Á ngày càng tăng
-Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( 1,3% )
-Kế hoạch hóa gia đình còn thấp,kinh tế chủ yếu là nông nghiệp
Câu 1
Đặc điểm địa hình
-Dãy núi chính:Hy-ma-lay-a,Côn Luân,....
-Sơn nguyên:Trung Xi-bia,Tây Tạng,........
-Đồng bằng:Tu-ran,Lưỡng Hằng,......
-Châu Á có nhiều hệ thống núi,sơn nguyên cao,đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.
-Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính:Bắc Nam,gần Bắc Nam,Đông Tây,gần Đông Tây.
=> Địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
-Các núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung tâm.Trên các núi và sơn nguyên cao có băng hà bao phủ quanh năm.
Khoáng sản:
-Có nguồn khoáng sản phong phú,có trữ lượng lớn.
-Các khoáng sản quan trọng:dầu mỏ,khí đốt,......
CÂU 2
Vị trí và giới hạn lãnh thổ - Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: điểm cực Bắc là 23°23B, 105°20Đ; điểm cực Nam là 8°34B, 104°40Đ; điểm cực Tây là 22°22B, 102°10 Đ, điểm cực Đông là 12°40 B, 109°24Đ.
- Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2.
- Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Về mặt tự nhiên: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với đường bờ biển kéo dài hình chữ s đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta đa dạng và phong phú. Lãnh thố kéo dài nhiều vĩ độ đã làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi từ Bắc vào Nam. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta khác hẳn với các nước cùng vĩ độ, giảm tính nóng của vùng nhiệt đới, tăng tính ẩm nên nước ta không hình thành hoang mạc như các nước cùng vĩ độ.