K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2018

- Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh:

Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.

- Cách viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe) ...

- Cách viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội dung khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:

    + Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hơn là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.

    + Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.

    + Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (mgười đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.

- Cách viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).

4 tháng 2 2017

Để lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần lưu ý những điểm sau đây:

- Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường khác.

- Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của chuyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn biểu cảm.

- Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trang khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật ...

17 tháng 7 2019

Gợi ý: xem lại các bài tập về lập dàn ý, viết các kiểu đoạn văn trong văn tự sự, thuyết minh đã học trong chương trình lớp 10.

28 tháng 2 2018

- Cấu tạo của một lập luận:

    + Lập luận gồm luận điểm, luận cứ, luận chứng.

    + Luận điểm là vấn đề được đưa ra để bàn bạc. Luận cứ là những cơ sở làm chỗ dựa về mặt lí luận và thực tiễn. Luận chứng là những ví dụ thực tế nhằm chứng minh cho luận điểm, luận cứ.

- Các thao tác nghị luận:

    + Thao tác nghị luận là những động tác được thực hiện theo trình tự và yêu cầu kĩ thuật được quy định trong hoạt động nghị luận.

    + Các thao tác nghị luận gồm: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp và so sánh.

- Muốn lập được dàn ý cho bài nghị luận, cần:

    + Nhận thức đúng đề bài nghị luận (kiểu bài nghị luận, vấn đề nghị luận, phạm vi tài liệu).

    + Tìm ý cho bài văn. Tìm ý chính là tìm ra các luận điểm, luận cứ, từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.

    + Lập dàn ý là việc lựa chọn, sắp xếp, triển khai các luận điểm, luận cứ lồng vào bố cục ba phần sao cho hợp lí.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Hoàn cảnh nhân vật

- Tính cách nhân vật

+ Với quê hương

+ Với bà

+ Với Nga

- Vai trò của nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm

- Đánh giá, nhận xét về nhân vật

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Chuẩn bị đề cương bài nói.

- Luyện tập cách trình bày bài nói sao cho mạch lạc.

Lời giải chi tiết:

Gợi ý: Đề cương bài nói:

Lựa chọn đề tài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.

Tìm ý và sắp xếp ý:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà; có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến của câu chuyện: Khi gặp bà có tâm trạng vui mừng, nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì lại có tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ lúc nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng là tâm trạng khi phải xa nhà.

- Từ những ý phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị của tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình.

* Luyện tập nói: Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả

8 tháng 3 2023

Lựa chọn đề tài: Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh để làm nổi bật chủ đề truyện Dưới bóng hoàng lan.

Tìm ý và sắp xếp ý:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Thanh: là một chàng trai mồ côi, sống cùng với một người bà; có một tuổi thơ tuy sống vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà.

- Phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh trong từng diễn biến của câu chuyện: Khi gặp bà có tâm trạng vui mừng, nhớ nhung; lúc nhìn thấy cây hoa hoàng lan thì lại có tâm trạng nhẹ nhõm, thoải mái khi về lại chốn xưa; tiếp đến là tâm trạng bồi hồi, thương nhớ lúc nhìn thấy Nga và cảm xúc về thứ tình yêu trong sáng của đôi lứa; cuối cùng là tâm trạng khi phải xa nhà.

- Từ những ý phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh chỉ ra chủ đề của tác phẩm: chủ đề về tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi và thấm đượm hương vị của tình người qua khung cảnh bức tranh thiên nhiên làng quê yên bình.

* Luyện tập nói: Cần tập luyện thường xuyên để cải thiện kĩ năng nói trước đám đông sao cho tự tin, mạch lạc và hiệu quả

23 tháng 12 2018

Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:

Bước 1: Trước khi lập dàn ý, chúng ta cần chọn đề tài và lên ý tưởng cho câu chuyện, hình thành cốt truyện cơ bản.

Bước 2: Người viết cần có được các nhân vật chính, nhân vật phụ. Từ đề tài và ý tưởng đã lên, người viết cần tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết để gắn kết, tại sự logic cho các sự việc chính.

Bước 3: Lựa chọn trình tự diễn biến của câu chuyện (có thể sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc không gian). Tìm kiếm các chi tiết nhỏ: các không gian của câu chuyện, quan hệ và sự liên kết, tâm trạng của nhân vật…

Bước 4: Sắp xếp các chi tiết đã có vào một dàn ý chi tiết.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Đề bài: Quan niệm về hạnh phúc

1. Giải thích

- “Hạnh phúc”: là thỏa mãn với những gì mình đang có, là đạt được điều mình mong muốn, là sống vui vẻ và thành công

=> Hạnh phúc thực sự có ý nghĩa quan trọng với con người trong cuộc sống

2. Chứng minh

- Biểu hiện 

+ Có người tìm kiếm hạnh phúc giản dị là được sống đầm ấm bên gia đình. 

+ Có người cảm thấy hạnh phúc khi đạt được điểm số cao trong học tập, được bạn bè, thầy cô ngưỡng mộ. 

+ Có người lại hạnh phúc khi được làm công việc mình yêu thích, được sống là mình. 

+ Cũng có người cảm thấy hạnh phúc khi kiếm được nhiều tiền, có quyền lực và được mọi người tôn sùng. 

+ Và cũng có những người … hạnh phúc là được cống hiến, được làm những điều có ích cho xã hội và đem lại niềm vui cho người khác.

+ Hạnh phúc không phải điểm đến, hạnh phúc là con đường

=> Hạnh phúc là gia đình, là bạn bè, là căn nhà ấm áp yêu thương

+ Có những lúc chúng ta gặp thất bại, cảm thất cuộc đời thật bất hạnh. Nhưng hãy nghĩ rằng, hạnh phúc luôn ở bên cạnh ta. Nó chỉ xuất hiện khi ta biết cách chấp nhận thất bại và nhìn cuộc đời bằng một thái độ tích cực.

Dẫn chứng: Đội tuyển bóng đá Việt Nam, Những bệnh nhân mắc bệnh nan y,...

- Vai trò

+ Hạnh phúc giúp tâm hồn con người được thanh thản, luôn sống tích cực

+ Giúp gắn kết xã hội, đất nước phát triển giàu mạnh

3. Bình luận

- Chúng ta cần:

 + Trân trọng cuộc sống hiện tại, luôn sống hết mình

 + Sống có lý tưởng và luôn nỗ lực theo đuổi

 + Yêu thương những người xung quanh, cống hiến trở thành người có ích cho xã hội

- Phê phán: những người sống tiêu cực, bi quan

- Tuy nhiên, chúng ta không nên vì lợi ích của cá nhân mà cướp đi hạnh phúc của người khác. Hạnh phúc chỉ thực sự có ý nghĩa khi chúng ta sống thanh thản với lòng mình, đem lại những giá trị có ích cho bản thân và những người xung quanh.

4. Bài học cá nhân