Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sử dụng yếu tố miêu tả:
+ Tả về cảnh vật trong chuyến đi
+ Tả về người bạn đồng hành
- Sử dụng yếu tố biểu cảm để thể hiện tình cảm:
+ Tình cảm chung về chuyến đi
+ Tình cảm trước cảnh vật, sự việc trong chuyến đi
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được đan cài vào bài viết tự sự, không quá sa đà vào miêu tả hay biểu cảm.
Tham khảo:
Năm ngoái, sau kì thi tuyển vào lớp mười, bố mẹ đã quyết định tặng cho em một chuyến đi du lịch biển Nha Trang - Ninh Thuận. Thật là một chuyến đi tuyệt vời! Nó đã mang lại cho em bao cảm xúc, bao kỉ niệm và thật nhiều niềm vui.
Chuyến đi của em bắt đầu từ sáng sớm. Bố mẹ và em đã bắt xe ra sân bay từ sáu giờ sáng. Bầu trời mùa hè trong xanh, mát mẻ, ánh mặt trời tinh mơ xuyên qua những tầng mây chiếu rọi xuống mặt đất rực rỡ vàng óng ánh. Đến sân bay, em mới bắt đầu cảm thấy hồi hộp. Ôi, lần đầu tiên được ngồi lên máy bay thật thích thú, nhưng vẫn cảm thấy lo lắng và hồi hộp cực kì. Đến khi bước lên máy bay, được nó chở bay lên những tầng không, lên cao vút thì cảm giác thật phấn khích. Em cảm tưởng như mình đang được giang cánh bay lượn khắp bầu trời với những đám mây bồng bềnh kia. Ngóng nhìn qua khung cửa sổ máy bay, thật thú vị khi những ngôi nhà cao tầng trên mặt đất cứ dần dần thu bé lại.
Qua hai giờ bay trên không trung, máy bay đã đưa gia đình em hạ cánh an toàn xuống sân bay Cam Ranh của Khánh Hòa. Chà, sân bay thật rộng và sạch sẽ, chẳng kém gì sân bay Nội Bài ở Hà Nội. Bước ra ngoài là đã thấy cả mặt biển xanh ngắt trước mắt, thấy gió biển lùa vào mát mẻ, thơm nồng vị muối, thật sảng khoái biết chừng nào! Bắt đầu những bước chân đầu tiên trên mảnh đất này, em đã thấy hương vị của biển tràn ngập cả không khí. Từng cơn gió lộng cứ mê mải thổi miết, cả những ngọn núi nhỏ nhỏ xanh rì bao quanh nữa. Bước đến đây, dường như bầu trời cũng khác ở nơi thành phố. Bầu trời dường như cao hơn, trong xanh hơn, những gợn mây lăn tăn cứ đuổi nhau bay tít ra xa. Ông mặt trời tỏa những tia nắng vàng ươm đượm mùi biển xuống mặt đất.
Xuống máy bay, bố mẹ em và em bắt xe để về khách sạn. Ngay sau đó, bố đã dẫn mẹ con em đi tắm biển ngay. Ôi nước biển ở đây mới thật là trong xanh làm sao! Nước biển cứ xanh biếc một màu đầy đẹp mắt. Còn những con sóng cứ kéo nhau xô vào bờ cát dài trắng tinh trải dài mênh mông. Khác với những vùng biển khác, cát biển ở Nha Trang lại mang màu trắng tinh khiết khiến cho em cảm thấy thích thú vô cùng. Em chạy nhảy và đắm mình trong làn nước xanh mát ấy. Những con sóng biển đã cuốn trôi hết mọi muộn phiền và mệt mỏi của cả năm học vừa qua của em. Thật hạnh phúc khi được thả mình vào làn nước trong mát này!
Tắm biển xong, bố lại dẫn mẹ con em đi thưởng thức hải sản của Nha Trang. Nào là ốc, tôm hùm, cua, ghẹ, ... tất cả đều rất tươi ngon và được bày biện bắt mắt vô cùng. Em còn được bố dẫn đi xem những chú tôm đang bơi ở trong những bể nước của nhà hàng nữa.
Sang ngày thứ hai, bố mẹ và em đã cùng nhau thức dậy thật sớm để ra bờ biển ngắm bình minh. Phải nói bình minh trên biển đẹp tuyệt vời! Thật đáng tiếc nếu như ai chưa có dịp được tận mắt chứng kiến hình ảnh vừa rực rỡ vừa huy hoàng ấy. Vầng mặt trời đỏ ối từ từ nhô lên trên mặt biển từ đường chân trời xa tắp. Khi vừa xuất hiện, nó thật to và có màu đỏ cam. Làn nước biển trong xanh cũng bị nhuộm thành một màu đỏ ối. Tất cả bị bao trùm, choáng ngợp bởi ánh mặt trời lúc bình minh. Từng gợn sóng lăn tăn gợn nhẹ nhàng, nối tiếp nhau xô nhẹ vào bờ biển. Ngọn gió biển mặn nồng mơn man khuôn mặt của em. Ngọn gió ấy mang mùi hương của biển, của sớm tinh mơ, của ánh dương vàng nữa. Gió cũng thổi tung từng lọn tóc của bố mẹ, của em. Chưa bao giờ em lại được ngắm cảnh bình minh đẹp đẽ mà huy hoàng nhường ấy.
Ngày cuối cùng rong chơi trên dải đất Nha Trang, bố dẫn mẹ con em xuống tham quan vườn nho tại Ninh Thuận. Chao ôi! Cả một vùng rộng lớn tràn ngập màu xanh biếc của những tán là nho xanh. Bước vào vườn, những chùm nho trĩu trái đang dần chín đỏ đang trĩu nặng trên cành. Vào vườn nho, em được thưởng thức những trái nho tươi ngon còn đang lủng lẳng ngay trên cành cây. Những quả nho căng mọng, xanh đỏ đẹp mắt khiến cho em không thể rời mắt được. Những quả nho ngọt mắt mang hương vị nồng nàn của nơi đây và cả của biển cả nữa. Có lẽ sau này, khi có dịp, em sẽ còn trở lại nơi đây thêm nhiều lần nữa để thưởng thức lại hương vị đậm đà này.
Kết thúc chuyến du lịch, gia đình em trở lại Hà Nội, bắt đầu công việc thường nhật của mình. Bố mẹ lại đi làm trở lại còn em lại chuẩn bị để bắt đầu một năm học mới thật tốt. Thế nhưng dư âm của chuyến đi Nha Trang cứ còn vương vấn mãi trong em. Những kỉ niệm tươi đẹp ở vùng đất ấy sẽ mãi là những kỉ niệm đẹp nhất trong kí ức của em. Năm học mới, em tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu thật nhiều để có thể được đặt chân đến nhiều miền đất tươi đẹp khác trên đất nước Việt nam ta
- Cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh:
Muốn lập dàn ý cho bài văn thuyết minh, cần nắm vững các kiến thức cần thiết về dàn ý và có kĩ năng xây dựng dàn ý nói chung; có đầy đủ tri thức cần thiết cho bài thuyết minh của mình; và cuối cùng, cần sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí.
- Cách viết đoạn mở đầu của bài văn thuyết minh: cần nêu đề tài bài viết (như giới thiệu đối tượng nào?); cho người đọc biết mục đích thuyết minh của bài viết; nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của đối tượng thuyết minh để thu hút người đọc (người nghe) ...
- Cách viết phần thân bài: Tuỳ theo từng bài văn cụ thể để lựa chọn cách viết phù hợp. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn với những mục đích, nội dung khác nhau. Thông thường, có thể xác định những đoạn văn sau:
+ Đoạn văn cung cấp tri thức (thông báo). Trong đoạn văn này, cần cung cấp những thông tin chính xác, cập nhật và quan trọng hơn là những thông tin đó phải được lựa chọn, phục vụ cho mục đích thuyết minh.
+ Đoạn văn lập luận: Dùng lí lẽ để phân tích thông tin, chỉ rõ ý nghĩa của các thông tin ấy có liên quan đến mục tiêu thuyết minh như thế nào.
+ Đoạn văn thuyết phục: Đây là đoạn trực tiếp tác động đến cảm xúc, suy nghĩ của người nghe (người đọc). Tuỳ theo đối tượng người nghe (mgười đọc) để có những lời lẽ thuyết phục phù hợp.
- Cách viết phần kết bài: Trở lại với đề tài của văn bản thuyết minh, lưu lại những ấn tượng ở người nghe (người đọc).
- Văn bản thông tin cung cấp cho bạn đọc thông tin để ta thấy được quan điểm, suy nghĩ của người viết. Văn bản trên đã cung cấp đến cho bạn đọc thông tin về sự sống và cái chết trên Trái Đất.
- Các yếu tố miêu tả được tìm thấy nhiều nhất ở các đoạn 2,3,4 với cách sử dụng nhiều danh từ riêng, động từ, tính từ. Yếu tố tự sự xuất hiện nhiều ở các đoạn 1,3,4 với các sự kiện, tình tiết, giọng người kể chuyện. Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong các đoạn 1,2 với các từ bộc lộ thái độ như “đáng kinh ngạc”, “thích thú”, “sợ cứng người”,...Các yếu tố nghị luận xuất hiện trong các đoạn 1,3,4 với những lí lẽ, bằng chứng nhằm thể hiện quan điểm người viết và thuyết phục bạn đọc. Các phương thức biểu đạt được sử dụng xen kẽ, phối hợp với nhau đem lại hiệu quả cho văn bản.
- Bản tin: đây là một kiểu văn bản thuần đưa tin, tường thuật lại đúng những sự kiện xảy ra, độ tin cậy cao. Khi đọc, chúng ta nên đọc theo trình tự các mục để nắm bắt thông tin và hiểu rõ vấn đề.
- Văn bản thông tin tổng hợp: khi đọc dạng văn bản này, chúng ta còn được thấy cảm xúc, cảm nhận của riêng người viết đối với nội dung truyền tải, cách đọc bao quát nhất những thông tin chính của sự kiện.
Loại hình | Sự khác biệt trong cách đọc |
Bản tin | - Đây là một kiểu văn bản thuần đưa tin, tường thuật lại đúng những sự kiện xảy ra, độ tin cậy cao . - Khi đọc, người đọc sẽ nắm bắt thông tin và hiểu rõ vấn đề |
Văn bản tổng hợp | - Đọc dạng văn bản này, chúng ta cần thấy được thấy cảm xúc, cảm nhận của riêng người viết đối với nội dung truyền tải |
Để lập dàn ý cho một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần lưu ý những điểm sau đây:
- Dàn ý đó cũng tương tự như dàn ý của bài văn tự sự bình thường khác.
- Tuy nhiên, trong thân bài (phần chính của chuyện), cần bố trí các đoạn để có thể miêu tả và biểu cảm đối với nhân vật, hoàn cảnh nhân vật. Trong phần kết cũng thường có những đoạn biểu cảm.
- Chú ý: Không nên miêu tả và biểu cảm lan man, chỉ nên tập trang khắc hoạ hình tượng nhân vật, như miêu tả ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả và biểu cảm về hoàn cảnh nhân vật ...