Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào thời điểm đó, khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.
Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã vẽ được nhiểu bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá ra những miền đất mới.
Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
Tháng 7—1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
Ph. Ma-gien-lan (1480 — 1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.
*Những cuộc phát kiến địa lý:
- Cuộc phát kiến địa lý của Đi-a-xơ:
+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam châu Phi.
+ Điểm đó được ông đặt tên là mũi Bão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
- Cuộc phát kiến của Cô-lôm-bô:
+ Năm 1492, C. Cô-lôm-bô, dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây, đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê.
+ C. Cô-lôm-bô nghĩ rằng vùng đất ông vừa phát hiện ra là miền “Đông Ấn Độ”, thực tế đố là 1 châu lục mới - châu Mĩ.
- Cuộc phất kiến địa lý của Va-xcô Đơ Ga-ma:
+ Năm 1497, Va-xcô Đơ Ga-ma, rời cảng Li-xbon đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ.
- Cuộc phát kiến của Ma-gien-lăng:
+ Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương.
+ Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân.
+ Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ về đến bờ biển Tây Ban Nha.
⇒ Ph. Ma-gien-lan là người đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển.
- Năm 1487, Đi-a-xơ đi đến cực Nam châu Phi.
- Năm 1498, Va-xco-đơ Ga-ma đến Ca-li-cút, Ấn Độ.
- Năm 1492, Cô-lôm-bô khám phá ra châu mĩ Châu Mĩ.
- Năm 1519-1522, Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh thế giới.
Tham khảo
Tích cực
- Các cuộc đại phát kiến địa lí đã góp phần mở rộng phạm vi buôn bán trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp và công nghiệp => Tầng lớp thương nhân và chủ xưởng sản xuất,... ở Tây Âu trở nên giàu có.
- Các cuộc phát kiến địa lí đem lại cho loài người hiểu biết về những con đường mới, vùng đất mới,... => Sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc được tăng cường và mở rộng.
Tiêu cực
- Trong sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, người lao động, nhất là nông dân, ngày càng bị bần cùng hoá.
- Các cuộc phát kiến địa lí cũng đã dẫn đến nạn buôn bán nô lệ và làm nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa.
Ví dụ cụ thể về hệ quả tích cực ở Việt Nam có thể là việc tăng cường hiểu biết về biển Đông và các hòn đảo, đóng góp vào tình thần yêu nước và khả năng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Một ví dụ tiêu cực có thể là việc không kiểm soát được quá trình khai thác đất đai và rừng, gây thiệt hại cho môi trường và tài nguyên tự nhiên.
Nguyên nhân :
+ sự cần thiết phải tìm con đường giao lưu buôn bán giữa Châu Âu và phương Đông
+ Giữa thế kĩ XV sản xuất phát triển , cần nguyên liệu thị trường
Điều kiện : khoa học - kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể , đặc biệt là ngành hàng hải đã tạo điều kiện cho các thương nhân Châu Âu đi tìm nguyên liệu thị trường ( có tàu lớn , la bàn ...)
cn pần tiến bộ khoa hc kĩ thuật mih k bít bn thông cảm
Tác dụng: +La bàn : xác định hướng
+Tàu caraven: dùng cho các nhà thám hiểm , hàng hải đi ra khơi
+Hải đồ: bản đồ đại dương
+Bản đồ : Đất liền , đại dương (không cụ thể bằng hải đồ)
Hệ quả địa lý lịch sử của việc phát kiến ra Châu Mỹ là:
- Chuyến đi của C. Cô-lôm-bô là chuyến đi đầu tiên của người châu Âu vượt Đại Tây Dương, đặt chân đến châu Mỹ và mở ra con đường biển đến với các châu lục khác. Vì trước kia con người vẫn chưa khám phá thế giới bằng đường biển, nhờ có sự khám phá của C. Cô-lôm-bô đã giúp cho con người tìm tòi và phát triển con đường vận tải biển như hiện nay.
Ô nhiễm không khí do các nhà máy thải khí thải độc hại ra ngoài môi trường. Vd: đốt các rác thải nhựa,chế ra các sản phẩm nhựa độc hại,...
Giải pháp khắc phục:không xã rác bừa bãi,tuyên truyền "chống ô nhiễm không khí lấy lại bầu trời xanh",...
Tham khảo!* Ô nhiễm không khí:
- Hiện trạng : bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
- Nguyên nhân: do khói bụi của các nhà máy và các phương tiện giao thông thải vào khí quyển,..
- Hậu quả: Tạo ra trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái đất nóng lên khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở hai cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao, diện tích đất liền bị thu hẹp ….Khí thải còn làm thủng tầng ô zôn.
- Biện pháp: Cắt giảm lượng khí thải, trồng nhiều cây xanh,...
* Ô nhiễm nước:
- Hiện trạng : các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm..
- Nguyên nhân: Ô nhiễm nước biển là do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển ,..Ô nhiễm nước sông, hồ ,nước ngầm là do chất thải ra từ các nhà máy, lượng phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng với các chất thải trong sinh hoạt...
- Hậu quả: Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và cho sản xuất,..
- Biện pháp: Xử lí nguồn nước thải, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường,..